Các tin chính: Nghệ An xôn xao mua cau non bán cho thương lái xuất ngoại; Việt Nam mong muốn làm bùng nổ và phổ cập thanh toán di động...
1. Cửa hàng Khaisilk Hàng Gai doanh thu hơn 14 tỷ trong 9 tháng
Theo báo cáo của Cục Thuế thành phố Hà Nội, cửa hàng Khaisilk, 113 Hàng Gai, Hà Nội trong 9 tháng đầu năm đạt doanh thu 14 tỷ đồng và nộp 211 triệu đồng tiền thuế.
|
Doanh thu Khaisilk tăng đều trong các năm gần đây. Ảnh: Dân trí |
Con số này được nhận định là có tăng trưởng, bởi cả năm 2015, 2016 cửa hàng đạt doanh thu lần lượt là 15,6 và 16,11 tỷ đồng. Số thuế cửa hàng đã nộp trong 2 năm vừa qua là 234 và 241,7 triệu đồng tiền thuế. Cơ quan thuế nhận định cơ sở này là không nợ thuế và nộp thuế đúng hạn.
Hộ kinh doanh tại 113 Hàng Gai, Hà Nội do bà Nguyễn Thu Nga làm chủ hộ, bắt đầu kinh doanh từ tháng 1/2004, với ngành nghề đăng ký kinh doanh là bán vải lụa, quần áo, túi xách với thương hiệu Khaisilk - từng được quảng bá là hàng Việt Nam. Gần đây, sự việc hệ thống Khaisilk bán hàng Trung Quốc nhưng gắn mác Việt Nam đã gây chú ý lớn.
>>> Xem thêm
2. Nghệ An: Xôn xao mua cau non bán cho thương lái xuất ngoại
Do giá cau tăng đột biến, một chủ lò sấy đã thuê nhân công đi mua cau non về sấy khô, đem bán lại cho thương lái Trung Quốc để kiếm lời.
|
Sau khi đi mua cau non về, người dân bán lại cho ông chủ trên địa bàn để kiếm lời. |
Những ngày qua trên địa bàn xã Tăng Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An) đã có một số người dân được một ông chủ thuê đi lùng sục, mua cau để lấy tiền công, sau đó chủ lò sấy lựa chọn rồi sấy khô bán cho thương lái Trung Quốc để kiếm lời.
Để mua được nhiều cau, hàng ngày những nhóm người này đi khắp các địa bàn trong tỉnh như: Tân Kỳ, Đô Lương, Diễn Châu… để trực tiếp mua của những người dân.
>>> Xem thêm
3. Việt Nam mong muốn làm bùng nổ và phổ cập thanh toán di động
Ngày 6/11 tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã tham dự và có bài phát biểu quan trọng tại Diễn đàn Thanh toán điện tử Việt Nam năm 2017.
Chủ đề của Diễn đàn là “Thanh toán di động- Nhân tố thúc đẩy nền kinh tế không tiền mặt”.
|
Phó thủ tướng Vương Đình Huệ phát biểu chỉ đạo tại VEPF 2017. |
Hiện nay, Việt Nam có 140 thuê bao di động/100 dân, gần 60 triệu thuê bao 3G, 4G với 99% số quận huyện trên toàn quốc đã được phủ sóng 4G. Số thuê bao di động băng rộng SmartPhone dự kiến sẽ tiếp tục tăng lên 80 triệu vào năm 2020.
Phó Thủ tướng cho rằng đây là điều kiện lý tưởng để thúc đẩy thanh toán di động cũng như các dịch vụ tài chính và thương mại điện tử khác đến tất cả các vùng miền, đem lại lợi ích cho doanh nghiệp và tất cả các nhóm dân cư ở Việt nam, thay đổi triệt để thói quen dùng tiền mặt như hiện tại.
>>> Xem thêm
4. Siết quản lý doanh nghiệp sau thành lập
Mới đây, Bộ Tài chính có văn bản gửi Bộ KH&ĐT về việc cung cấp thông tin, phối hợp quản lý DN. Tại văn bản này, Bộ Tài chính cho biết, thời gian qua, nhiều thủ tục về thành lập, kinh doanh, tạm ngừng, ngừng hoạt động, giải thể, phá sản DN… đã được đơn giản và giảm thiểu. “Điều này đã tạo thuận lợi đáng kể cho DN nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động sản xuất, kinh doanh”, văn bản nêu rõ.
|
Nhiều doanh nghiệp lợi dụng việc tạm ngừng, ngừng hoạt động, giải thể, phá sản doanh nghiệp để gian lận trốn thuế |
Tuy nhiên, theo Bộ Tài chính, thời gian qua xuất hiện tình trạng các đối tượng lợi dụng sự thông thoáng này để thành lập nhiều DN hoạt động hoặc lợi dụng việc tạm ngừng, ngừng hoạt động, giải thể, phá sản DN để gian lận trốn thuế, chiếm đoạt tiền của Nhà nước.
>>> Xem thêm