Sở dĩ nói “kín tiếng” vì Công ty CP HPT Việt Nam là nhà thầu đã thực hiện nhiều gói thầu cung cấp thiết bị y tế có quy mô từ hàng chục đến hơn trăm tỷ đồng cho nhiều bệnh viện lớn. Nhưng vì một lý do nào đó danh tính của Công ty lại không được công khai theo quy định của Luật Đấu thầu.
Công ty CP HTP Việt Nam được được thành lập vào tháng 5/2008, có trụ sở tại G24 Làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội. Kể từ khi thành lập, Công ty luôn do ông Nguyễn Văn Hậu (sinh năm 1982) - Chủ tịch HĐQT - làm đại diện theo pháp luật. Ông Hậu cũng là cổ đông sáng lập lớn nhất nắm giữ số vốn điều lệ 4,9 tỷ đồng của HTP Việt Nam, với tỷ lệ 80%. Hai cổ đông sáng lập ban đầu của Công ty là Trịnh Minh Thắng và Nguyễn Trọng Hiếu hiện đã thoái toàn bộ vốn.
Theo dữ liệu của Báo Đấu thầu, dù chưa được công khai trúng bất kỳ gói thầu cung cấp thiết bị y tế nào, nhưng HTP Việt Nam đã và đang cầm cố hàng chục quyền đòi nợ phát sinh từ việc thực hiện các gói thầu cho các bệnh viện lớn ở miền Bắc tại Ngân hàng TMCP Quân đội (MBBank) - Chi nhánh Điện Biên Phủ.
Cụ thể, HTP Việt Nam từng thế chấp tài sản đảm bảo là quyền đòi toàn bộ khoản nợ hình thành từ Hợp đồng cung cấp sinh phẩm, hóa chất và vật tư y tế số 24/2465/HĐ-BVK-KD và Phụ lục kèm theo ngày 6/11/2018 về việc thực hiện Gói 3: 368 danh mục vật tư tiêu hao và hóa chất thông thường giữa Bệnh viện K và HTP Việt Nam. Được biết, đây là gói thầu có quy mô hơn 163 tỷ đồng.
Hay vào tháng 12/2018, HTP Việt Nam đã ký hợp đồng tín dụng với MBBank và dùng quyền đòi toàn bộ khoản nợ hình thành từ hợp đồng thực hiện Gói 9 Dụng cụ, vật tư tiêu hao dùng trong thăm khám và điều trị thuộc Dự án Mua dụng cụ, vật tư y tế tiêu hao bằng nguồn thu dịch vụ kỹ thuật y tế năm 2017 - 2018 với Bệnh viện Bạch Mai làm tài sản thế chấp. Theo tìm hiểu của Báo Đấu thầu, đây là gói thầu có giá trị 143,6 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, HTP Việt Nam cũng từng dùng quyền đòi nợ hình thành từ Hợp đồng mua bán số 13/HTP-BVHNVĐ/2017 ngày 27/9/2017 về việc thực hiện Gói thầu 13 Cung cấp vật tư y tế kỹ thuật cao dùng trong can thiệp mạch với Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (trị giá gói thầu là 73,8 tỷ đồng) để thế chấp cho các khoản vay tại MBBank.
Ngoài ra, HTP Việt Nam cũng từng thế chấp rất nhiều quyền đòi nợ phát sinh từ thực hiện các gói thầu cho Bệnh viện 74 Trung ương, Bệnh viện Bưu điện, Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Bệnh viện Quân y 103… Những gói thầu này có giá trị dao động từ vài tỷ đến hơn trăm tỷ đồng.
Công ty CP HTP Việt Nam có địa chỉ đăng ký kinh doanh tại G24 Làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Việc dùng các tài sản trên để cầm cố cho các khoản vay cho thấy, HTP Việt Nam là nhà thầu cung cấp thiết bị y tế có tiếng cho các bệnh viện tại miền Bắc. Tuy vậy, HTP Việt Nam chưa từng được công khai trúng bất kỳ gói thầu nào theo quy định của Luật Đấu thầu.
Trao đổi với phóng viên Báo Đấu thầu, các cán bộ phụ trách việc đăng tải thông tin đấu thầu các gói thầu của Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức và Bệnh viện 74 Trung ương thừa nhận, HTP Việt Nam từng trúng thầu tại các bệnh viện này. Và đều lý giải việc chưa cung cấp thông tin tới Báo Đấu thầu, Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia là vì... “quên”, và hứa sẽ thực hiện đăng tải thông tin trong thời gian tới.
G24 Làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy còn là địa chỉ đăng ký kinh doanh của nhiều doanh nghiệp như Công ty CP Le Delta, Công ty CP Nông nghiệp Xanh 3 Lợi, Công ty TNHH MP Việt Nam. Các doanh nghiệp này đều có liên quan đến cá nhân Ngô Văn Hùng (Thanh Hóa). Trong đó, đáng chú ý là Le Delta. Cũng giống như HTP Việt Nam, Le Delta là nhà cung cấp thiết bị y tế, nhà thầu xây dựng kín tiếng.
Trong thời gian qua, việc tổ chức hình thức đấu thầu rộng rãi qua mạng là đã thu hút nhiều nhà thầu tham gia, minh bạch, tỉ lệ giảm giá cao tiết kiệm số tiền lớn cho Ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì mà tại Hà Nam, các gói thầu có giá hàng trăm tỷ đồng nhưng nhà thầu tham gia ít, tỷ lệ giảm giá thấp.
Báo Pháp luật Việt Nam nhận nhiều thông tin phản ánh của bạn đọc về những khuất tất trong việc đấu thầu dự án Trung tâm khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo tỉnh Thừa Thiên Huế. Đơn vị trúng thầu bị nghi vấn sử dụng hồ sơ chứng minh năng lực kinh nghiệm chưa hợp lệ?
Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Quảng Bình vừa khởi tố 11 bị can liên quan đến vụ án "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" và "Mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu, nộp ngân sách Nhà nước" gây xôn xao dư luận.
Nhà thầu tham gia dự thầu gói thầu Gói thầu số 10 Xây dựng công trình và cung cấp lắp đặt thiết bị thuộc Dự án Xây dựng trường THCS Láng Thượng do Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Đống Đa làm chủ đầu tư đang khiếu nại kết quả chấm thầu vì cho rằng có nhiều bất thường.
Bạn đọc hỏi các hành vi vi phạm như không chấp hành tín hiệu đèn, đi ngược chiều khi tham gia giao thông đối với phương tiện ô tô, xe máy sẽ bị phạt như thế nào?
Chiều 28/12, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2024, triển khai nhiệm vụ kế hoạch năm 2025 của Petrovietnam.
Chiều 28/12, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2024, triển khai nhiệm vụ kế hoạch năm 2025 của Petrovietnam.
Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ, các hành vi bị cấm trong hoạt động đấu thầu gồm: Đưa, nhận, môi giới hối lộ; lợi dụng chức vụ quyền hạn để can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động đấu thầu…
Năm 2021, các quận, huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội đồng loạt tổ chức các gói thầu mua sắm thiết bị giáo dục cho các trường mầm non, cấp 1, cấp 2. Trong số đó, có nhiều gói thầu bị phản ánh về việc giá thiết bị trúng thầu cao hơn giá thị trường (có trường hợp gấp đôi giá thị trường), cùng việc nhà thầu 'ruột' liên tục trúng thầu.
Công ty TNHH MTV Sách thiết bị trường học Hà Nội và Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Công nghệ Sao Mai là hai nhà thầu "quen" trúng gói thầu mua sắm trang thiết bị dạy học tối thiểu lớp 1 cho các trường học trên địa bàn tỉnh Kon Tum
Mỗi m2 đất nông nghiệp người dân được hỗ trợ đền bù khoảng 170.000 đồng, tuy nhiên khi đem ra đấu giá với mức khởi điểm 22 triệu đồng/m2, cao gấp gần 130 lần, khiến người dân bất ngờ.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.