Báo cáo kết quả giám sát “Việc thực hiện chấp hành pháp luật về giám định tư pháp (GĐTP) trong tố tụng hình sự” được Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cho ý kiến tại phiên họp toàn thể ngày 5/9 cho thấy, công tác phối hợp giữa cơ quan trưng cầu giám định với cá nhân, tổ chức GĐTP trong một số trường hợp chưa chặt chẽ thường xuyên, còn có tình trạng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Pha trình bày tóm tắt kết quả giám sát
GĐTP chưa thực sự được quan tâm
Trình bày tóm tắt kết quả giám sát tại phiên họp, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Văn Pha - Phó Trưởng Đoàn giám sát - cho biết, thời gian qua, trên cơ sở Luật GĐTP và các văn bản pháp luật có liên quan, công tác GĐTP trong tố tụng hình sự cơ bản đáp ứng yêu cầu của công tác điều tra, truy tố, xét xử, góp phần tích cực vào công cuộc đấu tranh, phòng, chống tội phạm.
Các tổ chức GĐTP công lập đã được củng cố, hoàn thiện ở 3 lĩnh vực giám định chuyên trách (pháp y, pháp y tâm thần và kỹ thuật hình sự) cơ bản đáp ứng yêu cầu của Luật. Các tổ chức GĐTP theo vụ việc đã được thành lập trong các lĩnh vực tài chính, thuế, ngân hàng, xây dựng, công thương, tài nguyên và môi trường.
Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, một số loại tội phạm gia tăng và diễn biến phức tạp, số lượng các vụ GĐTP được thực hiện theo yêu cầu của các cơ quan tiến hành tố tụng ngày càng nhiều.
Lĩnh vực kỹ thuật hình sự trong Công an nhân dân trung bình mỗi năm tiến hành giám định gần 75.000 vụ, giám định pháp y trong Công an nhân dân trung bình mỗi năm thực hiện khoảng 12.811 vụ việc, Viện Pháp y quốc gia của Bộ Y tế tiến hành giám định 14.821 vụ việc.
Cùng với đó GĐTP theo vụ việc tăng nhanh trong những năm gần đây, nhất là trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, xây dựng, đất đai cơ bản đáp ứng công tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ án kinh tế, tham nhũng.
Tuy nhiên, qua giám sát cho thấy còn một số tồn tại, hạn chế mà nguyên nhân chủ yếu là do quá trình tổ chức triển khai thực hiện chứ không phải do các quy định của luật. Nguyên nhân của việc này, theo ông Pha, là do một số bộ, ngành, địa phương chưa thực sự quan tâm đến công tác GĐTP. Chất lượng trưng cầu giám định chưa thực sự bảo đảm; trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trong trưng cầu giám định chưa cao. Năng lực trình độ của một số giám định viên còn hạn chế…
Vướng mắc nhất là về kinh phí?
Cho ý kiến tại phiên họp, đại biểu Nguyễn Bá Sơn (Đà Nẵng) - Ủy viên Ủy ban Tư pháp - cho rằng, thời gian gần đây nổi lên hiện tượng dường như cơ quan điều tra ở một số địa phương dựa vào kết luận giám định để đưa ra kết luận điều tra thay cho hoạt động điều tra chuyên môn. Cho rằng vướng mắc nhiều nhất là về kinh phí phục vụ công tác giám định và đào tạo giám định viên, ông Sơn đề nghị Quốc hội cần quan tâm hỗ trợ cho các địa phương về vấn đề này.
Đề cập đến tình trạng thiếu giám định viên trong một số lĩnh vực chuyên môn, một số lĩnh vực không có đủ giám định viên, một số cơ quan không cử người, không có danh sách giám định viên, đại biểu Nguyễn Quang Dũng (Đoàn Quảng Nam) cho rằng nguyên nhân là do sự thiếu quan tâm của lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương.
Bên cạnh đó, có tình trạng đùn đẩy trách nhiệm và sự phối hợp giữa cơ quan trưng cầu với người thực hiện, cơ quan thực hiện giám định dẫn đến thời gian giám định kéo dài, ảnh hưởng đến tiến độ giải quyết các vụ án.
Theo Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương, lĩnh vực giám định theo vụ việc xây dựng, tài chính, ngân hàng, văn hoá thông tin, tài nguyên môi trường đang rất khó khăn, có những vụ việc đến nay vẫn phải chờ. “Như vừa rồi, điều tra các vụ đầu tư liên quan đến PVC của Tập đoàn Dầu khí, dự án điện Ethanol, dự án gang thép Thái Nguyên có việc thiết bị mua ở nước ngoài nên điều tra xác minh rất khó, phải phối hợp tương trợ tư pháp hình sự.
Quá trình xây dựng chủ yếu là tiền do tạm ứng, cổ đông đóng góp, vay ngân hàng, nhưng nhiều năm không có quyết toán. Khi đề nghị giám định của Bộ Tài chính lại bị Bộ này yêu cầu phải có quyết toán, thanh toán mới kết luận được nên rất khó khăn”, ông Vương nói.
Cho rằng, quá trình điều tra vụ việc về kinh tế cũng rất khó khăn. Một vụ án phải trưng cầu rất nhiều bộ, ngành, Thứ trưởng Bộ Công an đề nghị các bộ, ngành cần xây dựng tổ chức giám định trong cơ quan, bồi dưỡng giám định viên và xây dựng quy chuẩn thực hiện.
Trình bày Tờ trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GĐTP tại phiên họp chiều cùng ngày, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, mục đích của việc sửa đổi, bổ sung Luật GĐTP năm 2012 là nhằm tiếp tục hoàn thiện thể chế về GĐTP, phù hợp với tinh thần Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, đồng thời thực hiện chỉ đạo của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác GĐTP, bảo đảm đáp ứng tốt hơn nữa yêu cầu giám định của hoạt động tố tụng nói chung và trong giải quyết án tham nhũng, kinh tế nói riêng.
Dự thảo Luật bổ sung quy định về căn cứ, cách thức trưng cầu giám định; sửa đổi, bổ sung quy định về trưng cầu và tiếp nhận thực hiện giám định lần đầu; bổ sung quy định liên quan đến quyền và trách nhiệm của cơ quan trưng cầu và cá nhân, tổ chức được trưng cầu; xác định rõ trách nhiệm của các bộ, ngành đối với công tác GĐTP.
Theo đề nghị của Cục An toàn thực phẩm, Sở Y tế Quảng Ninh vừa ban hành văn bản về việc thu hồi sản phẩm thực phẩm, dinh dưỡng (dạng sữa bột) là hàng giả.
Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Đắk Lắk vừa phối hợp với Phòng Kỹ thuật hình sự tổ chức khai quật bào thai 3 tháng tuổi để điều tra vụ cháu bé 13 tuổi bị hiếp dâm.
Chuyên gia đóng góp các giải pháp để giải quyết vấn đề ô nhiễm tại Cụm Công nghiệp và làng nghề Minh Khai. Nhưng nhiều cơ quan chức năng thì lại im lặng...
Tính đến 15 giờ ngày 28/4, toàn hệ thống Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã cơ bản hoàn thành chi trả đối với 3,41 triệu người hưởng lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, bảo đảm nhanh gọn, thuận lợi, an toàn, đúng quy định.
Theo Bộ Tài chính, ước giải ngân vốn đầu tư công từ đầu năm đến ngày 30/4/2025 là 128.512,9 tỷ đồng, đạt 14,32% kế hoạch, đạt 15,56% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.
Sáng 28/4/2025, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh An Giang thi hành các quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam đối với 02 bị can: Trần Phú Hào - nguyên Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Châu
Sáng ngày 29/4, TAND TP Hà Nội tuyên án các bị cáo trong vụ án “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" và "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Bộ Công Thương và các tỉnh, thành phố.
Liên quan đến vụ việc nhân viên y tế Trung tâm y tế huyện Thanh Ba bị hành hung, Giám đốc Công an tỉnh Phú Thọ đã chỉ đạo Cơ quan CSĐT triệu tập đối tượng liên quan để xử lý theo quy định.
Gần 1 tháng nay trên tuyến tỉnh lộ 337 và Quốc lộ 279 đoạn từ xã Thống Nhất đến cảng Làng Khánh (TP Hạ Long), thường xuyên xuất hiện hàng chục xe tải lớn chở đất chạy rầm rập suốt ngày đêm, cuốn theo bụi mù mịt.
Chiều 17/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.