Hà Nội 26 °C
TP Hồ Chí Minh 33 °C
Hải Phòng 28 °C
Đà Nẵng 28 °C
Yên Bái 23 °C
  • Hà Nội Hà Nội 26°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 33°C
  • Hải Phòng Hà Nội 28°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 28°C
  • Yên Bái Hà Nội 23°C

Địa ốc 7AM: 4 "siêu" đô thị mới ở Hà Nội được phê duyệt năm 2018, địa ốc TP. HCM: Có khởi sắc?

Thương trường
08/02/2019 07:00
Tú Anh (TH)
aa
4 "siêu" đô thị mới ở Hà Nội được phê duyệt năm 2018, địa ốc TP. HCM: Có khởi sắc?, giao 9 địa điểm đất cho các trường học ở quận Hoàng Mai tiếp tục sử dụng... là những tin chính trong Địa ốc 7AM hôm nay.


Đại gia Xuân Trường và những siêu dự án tâm linh

Là người góp phần quan trọng làm vùng đầm lầy Tràng An (Ninh Bình) thành Di sản thiên nhiên thế giới, biến trại giam Ba Sao (Hà Nam) thành ngôi chùa Tam Chúc có quy mô lớn nhất thế giới, rồi đề án tam giác tâm linh Hà Nội - Hà Nam - Ninh Bình… ông Nguyễn Văn Trường, Giám đốc doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường khiến người ta không khỏi tò mò tiền ở đâu mà nhiều thế? Về phần mình, ông Trường nói, đại gia cũng chỉ ngày ăn 3 bữa, chết không thể mang tiền theo nên cần để lại cho đời những dấu ấn đặc biệt.

Ông Nguyễn Văn Trường cùng các tăng ni phật tử đón cây Bồ Đề Vĩ Đại Cát Tường từ Quốc đảo Sri Lanka về chùa Tam Chúc Ảnh: Minh Đức. 
Ông Nguyễn Văn Trường cùng các tăng ni phật tử đón cây Bồ Đề Vĩ Đại Cát Tường từ Quốc đảo Sri Lanka về chùa Tam Chúc Ảnh: Minh Đức.

Biến đầm lầy thành di sản thế giới

Thời gian qua, dư luận được phen xôn xao về chuyện Doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường đề xuất xây Khu du lịch tâm linh Hương Sơn, Mỹ Đức (Hà Nội) với quy mô khoảng 1.000ha, tổng mức đầu tư lên tới 15.000 tỷ đồng. Theo đó, khu du lịch tâm linh này sẽ có các hạng mục như nạo vét dòng chảy từ khu vực suối Yến để tạo tuyến đường thủy dài khoảng 20km nối với khu du lịch tâm linh Tam Chúc (Hà Nam); khôi phục, tôn tạo đền chùa miếu mạo trong khu vực, xây dựng một tháp cao 100m để thờ Xá Lợi Phật mang tầm cỡ quốc gia, quốc tế, kèm theo hệ thống dịch vụ, khách sạn, nhà hàng…

Dự kiến khi hoàn thiện, tuyến du lịch tâm linh Hương Sơn và Tam Chúc sẽ trở thành Di sản thiên nhiên thế giới vào năm 2028.

Khi dự án đi vào hoạt động, sẽ đón từ 6-8 triệu lượt khách/năm, tạo việc làm cho 30.000 lao động và nộp ngân sách khoảng 1.000 tỷ đồng/năm. Đại gia Ninh Bình cho rằng, đó chỉ là “gợi ý” của doanh nghiệp đối với UBND TP Hà Nội để có một cảnh quan xứng tầm đối với khu danh thắng - tâm linh chùa Hương. “Tôi đề xuất như thế, để bất kỳ doanh nghiệp, cá nhân nào có tâm, có tầm đầu tư chứ không phải nhận cho mình. Ý tưởng này là một phần trong dự án xây dựng tuyến đường tâm linh kết nối di sản có chiều dài khoảng hơn 100km, nối 10 di sản nổi tiếng của Việt Nam”, ông Trường nói.

Xem thêm...

Bất cập trong triển khai các dự án PPP ở Việt Nam và giải pháp khắc phục

Trong điều kiện vốn ngân sách nhà nước ngày càng hạn hẹp, để phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng và dịch vụ công, hình thức đầu tư đối tác công - tư (PPP) là một xu thế tất yếu ở nước ta.

Qua nhiều năm thu hút đầu tư tư nhân vào kết cấu hạ tầng, Chính phủ đã, đang nỗ lực hoàn thiện khung khổ pháp lý cho hình thức đầu tư này. Nhờ đó, Việt Nam đã có những bước chuyển biến tích cực trong triển khai thực hiện các dự án PPP. Tuy nhiên, thực tiễn vẫn còn nhiều rào cản trong quá trình tăng cường áp dụng PPP, cần một nền tảng pháp lý đủ mạnh và quyết tâm đi đúng hướng, tuân thủ luật lệ.

Những bất cập trong triển khai dự án PPP ở Việt Nam

Trong điều kiện vốn ngân sách nhà nước (NSNN) còn hạn hẹp, việc huy động các nguồn vốn xã hội hóa theo hình thức PPP để phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng và dịch vụ công là chủ trương đúng đắn của Việt Nam. Chính phủ ban hành Nghị định số 77/CP ngày 18/6/1997 về Quy chế đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng- kinh doanh- chuyển giao (BOT) áp dụng cho đầu tư trong nước.

Từ thời điểm đó, khung khổ pháp lý điều chỉnh hoạt động đầu tư theo hình thức PPP dần được kiện toàn. Đến nay, đã có 4 nghị định điều chỉnh chi tiết hoạt động đầu tư theo hình thức PPP trên cơ sở các quy định tương ứng của các luật khác và mới nhất là Nghị định số 63/2018/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức PPP ban hành ngày 4/5/2018. Nghị định số 63/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 19/6/2018 thay thế Nghị định số 15/2015/NĐ-CP.

Bên cạnh đó, đầu tư theo hình thức PPP còn được quy định tại các văn bản luật sau: Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014, Luật Đầu tư số 49/2014/QH13 ngày 18/06/2014; Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 và Nghị định số Nghị định 30/2015/NĐ-CP ngày 17/03/2015 và một số văn bản khác. Nhìn chung, những quy định hiện hành về hình thức đầu tư PPP là tương đối đồng bộ, có nhiều điểm mới phù hợp thông lệ quốc tế, tạo thuận lợi cho việc triển khai và quản lý các dự án PPP tại Việt Nam.

Trên nền tảng pháp lý, nhiều dự án đầu tư theo phương thức kết hợp sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước với vốn đầu tư tư nhân để xây dựng các công trình công ích đã được triển khai thực hiện trong nhiều năm qua. Theo Ngân hàng Thế giới, trong giai đoạn 1994 - 2009, Việt Nam có 32 dự án đầu tư theo hình thức PPP với tổng số vốn cam kết khoảng 6,7 tỷ USD. Số liệu trên tiếp tục được cập nhật và cho thấy trong giai đoạn từ 1990 - 2014, Việt Nam đã có 95 dự án PPP hoàn thành thu xếp tài chính. Hầu hết các dự án PPP tập trung ngành điện (75 dự án), khu vực cảng biển (7 dự án), lĩnh vực viễn thông (4 dự án) và lĩnh vực nước (4 dự án).

Thời gian gần đây, lĩnh vực thu hút đầu tư dưới hình thức PPP đã có sự thay đổi, ngoài đầu tư vào ngành điện, các dự án PPP được đề xuất và thực hiện khá nhiều trong lĩnh vực giao thông. Một số lĩnh vực thu hút dự án PPP khác là cấp thoát nước, bảo vệ môi trường. TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và các thành phố lớn là những địa phương thu hút chủ yếu nguồn vốn đầu tư dưới hình thức PPP.

Tính đến tháng 9/2018, Bộ Giao thông Vận tải đã huy động 209.732 tỷ đồng đầu tư vào 68 dự án PPP, trong đó, có 61 dự án (với tổng vốn đầu tư 178.660 tỷ đồng) đã được đưa vào khai thác, sử dụng. Ngoài ra, còn có 104 dự án (tổng vốn 144.792 tỷ đồng) đầu tư các công trình xây dựng dưới hình thức PPP từ 41 tỉnh, thành phố trong cả nước, trong đó, 51 dự án (với vốn đầu tư 34.985 tỷ đồng) đã hoàn thành và được đưa vào khai thác.

Địa ốc 7AM: 4

Xem thêm...

Giao 9 địa điểm đất cho các trường học ở quận Hoàng Mai tiếp tục sử dụng

UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 500/QĐ-UBND, giao 9 điểm đất trên địa bàn quận Hoàng Mai cho các trường học để tiếp tục sử dụng cùng với công trình đã xây dựng làm đất cơ sở giáo dục và đào tạo.

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet).
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet).

Theo quyết định, giao 9 điểm đất trên địa bàn quận Hoàng Mai cho các trường học để tiếp tục sử dụng cùng với công trình đã xây dựng làm cơ sở giáo dục và đào tạo gồm: Trường tiểu học Giáp Bát tại số 120 đường Giáp Bát, phường Giáp Bát là 2.288m2; Trường Mầm non Hoàng Văn Thụ tại số 121 đường Hoàng Văn Thụ, phường Hoàng Văn Thụ là 1.144m2; Trường Mầm non Lĩnh Nam (cơ sở 1) tại số 112 tổ 4 phố Nam Dư, phường Lĩnh Nam là 612m2; Trường Mầm non Lĩnh Nam (cơ sở 2) tại số nhà 103 tổ 26 phố Thúy Lĩnh, phường Lĩnh Nam là 1.471m2; Trường THCS Linh Nam tại ngõ 649, đường Lĩnh Nam, phường Lĩnh Nam là 11.466m2; Trường THPT Hoàng Văn Thụ tại số 234 đường Lĩnh Nam, phường Hoàng Văn Thụ là 14.564m2; Trường tiểu học Tân Mai tại số 145 đường Tân Mai, phường Tân Mai là 5.533m2; Trường Mầm non Vĩnh Hưng tại số 4, ngõ 126, phường Vĩnh Hưng là 1.990m2; Trường Tiểu học Vĩnh Hưng tại số 27, ngõ 351, đường Lĩnh Nam, phường Vĩnh Hưng là 1.990m2. Thời hạn sử dụng đất của các trường học là lâu dài; hình thức, nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất.

Các trường học có trách nhiệm liên hệ với Sở Tài nguyên và Môi trường để làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định (đối với khu đất thuộc trường hợp được cấp giấy chứng nhận); quản lý và sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Khi đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo công trình xây dựng trên đất phải liên hệ với các cơ quan chức năng chuyên ngành để có ý kiến về quy hoạch, kiến trúc, xây dựng theo quy định.

Xem thêm...

4 "siêu" đô thị mới ở Hà Nội được phê duyệt năm 2018

Năm 2018, Hà Nội phê duyệt nhiều khu đô thị lớn nằm rải rác tại các quận. Trong đó, rộng nhất là khu đô thị Gia Lâm với 420 ha, quy mô dân số gần 90.000 người.

Khu đô thị hơn 13 ha ở Long Biên

Khu đô thị rộng 13,42 ha được UBND TP.Hà Nội phê duyệt hồi cuối năm 2018 tọa lạc tại phường Đức Giang và phường Thượng Thanh, quận Long Biên với quy mô dân số khoảng 1.300 người.

Khu đô thị rộng 13,42 ha ở Long Biên có quy mô dân số 1.300 người. Ảnh: NDH. 
Khu đô thị rộng 13,42 ha ở Long Biên có quy mô dân số 1.300 người. Ảnh: NDH.

Chức năng đất khu chức năng đô thị tại Long Biên bao gồm: đất công cộng khu ở; đất hỗn hợp; đất đường giao thông và bãi đỗ xe khu vực; đất đơn vị ở (đất nhóm nhà ở xây dựng mới, đất ở làng xóm, đất cây xanh đơn vị ở, đất trường mầm non, đất giao thông nội bộ,...)

Công ty CP Hạ tầng và bất động sản Việt Nam là đại diện Liên doanh Công ty cổ phần Kim Khí Hà Nội và Công ty cổ phần Hạ tầng và Bất động sản Việt Nam (VIID) thực hiện việc lập quy hoạch chi tiết này.

Khu đô thị Gia Lâm 420 ha

Theo quyết định phê duyệt, khu đô thị Gia Lâm tại thị trấn Trâu Quỳ và các xã Dương Xá, Kiêu Kỵ, Đa Tốn có tổng diện tích 420 ha với quy mô dân số dự kiến khoảng 89.500 người.

Hà Nội phê quyệt khu đô thị Gia Lâm gần 90.000 người. Ảnh: Tiền phong.
Hà Nội phê quyệt khu đô thị Gia Lâm gần 90.000 người. Ảnh: Tiền phong.

"Siêu" đô thị mới này được nghiên cứu quy hoạch bao gồm: khu biệt thự cao cấp được bố trí bên trong lòng đô thị, các khu nhà ở cao tầng với chiều cao từ 25 - 38 tầng, các trường mầm non, trường học các cấp bố trí trung tâm các khu ở, hệ thống công trình công cộng Thành phố bố trí, hệ thống các công trình công cộng dịch vụ hỗ trợ và bãi đỗ xe...Dự án nằm trong quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Xem thêm...

Địa ốc TP. HCM: Có khởi sắc sau một năm ồn ào những sai phạm?

Sau năm 2018 với nhiều diễn biến ít thuận lợi, nhiều điểm nghẽn, thị trường bất động sản TP. HCM năm 2019 được dự báo sẽ tiếp tục trầm lắng nếu những điểm nghẽn không được tháo gỡ.

Địa ốc TP. HCM: Có khởi sắc sau một năm ồn ào những sai phạm? 
Địa ốc TP. HCM: Có khởi sắc sau một năm ồn ào những sai phạm?

Một năm “khó”

Năm 2018 được xem là một năm có khá nhiều diễn biến với thị trường bất động sản TP. HCM. Sau khi nhiều quan chức bị bắt và bị đề nghị kỷ luật, thực trạng quản lý đất đai tại TP. HCM đã được phơi bày với những sai phạm tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm, khu dân cư Phước Kiển – Nhà Bè, dự án 15 đường Thi Sách, khu “đất vàng” 8-12 Lê Duẩn, 2-4-6 Hai Bà Trưng và nhiều “đất vàng” ở khu vực trung tâm.

Năm 2018, thị trường bất động sản TP. HCM có dấu hiệu sụt giảm rõ nét cả về nguồn cung và số lượng giao dịch. Theo thống kê của Hiệp hội Bất động sản TP. HCM (HoREA), tính từ đầu năm đến tháng 10/2018, tổng nguồn cung sản phẩm nhà ở đưa ra thị trường chỉ khoảng 65 dự án với tổng số 23.759 căn nhà.

Số liệu từ HoREA đưa ra cho thấy đến hết tháng 10/2018, Sở Xây dựng TP. HCM chỉ chấp thuận cho 23 dự án được phép chuyển nhượng. Trong khi đó, có rất nhiều doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc triển khai dự án, chi phí tăng cao, phải tinh giảm nhân sự và nguy cơ thua lỗ lớn nhưng chưa thể chuyển nhượng dự án để thu hồi vốn.

Tại một hội thảo về thị trường bất động sản năm 2019, ông Nguyễn Trần Nam, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VnREA) cho rằng, trong năm 2019, khả năng thị trường bất động sản vẫn gặp vướng mắc lớn, trong đó có những khó khăn về thủ tục hành chính; việc thanh tra, kiểm tra liên quan đến việc chậm triển khai dự án bất động sản khiến cho nhiều doanh nghiệp chạy sang các tỉnh hoặc phải bán dự án, điều đó tạo cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài mạnh tài chính.

Xem thêm...

bài liên quan
Hàng loạt cơ sở y tế, dược phẩm tại Hà Nội bị xử phạt

Hàng loạt cơ sở y tế, dược phẩm tại Hà Nội bị xử phạt

Thanh tra Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành 9 quyết định xử phạt hành chính đối với các cơ sở hành nghề y tế tư nhân, dược phẩm và an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố.
Thái Nguyên: Tạm giữ gần 1.600 đơn vị sản phẩm  linh kiện máy giặt hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Thái Nguyên: Tạm giữ gần 1.600 đơn vị sản phẩm linh kiện máy giặt hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Lực lượng chức năng tỉnh Thái Nguyên vừa phát hiện tạm giữ gần 1.600 đơn vị sản phẩm linh kiện máy giặt hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Khởi tố Giám đốc Ban QLDA Đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TPHCM

Khởi tố Giám đốc Ban QLDA Đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TPHCM

Bộ Công an đã khởi tố Giám đốc và Trưởng ban điều hành Dự án Đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TPHCM về tội nhận hối lộ.
Sóc Sơn (Hà Nội): Cần phân định rõ mục đích sử dụng khu đất tranh chấp tại chân núi Xẻ

Sóc Sơn (Hà Nội): Cần phân định rõ mục đích sử dụng khu đất tranh chấp tại chân núi Xẻ

Mới đây, Báo PLVN nhận được đơn phản ảnh của bà Nguyễn Thị Kiểm (trú tại thôn Tân An, xã Hiền Ninh, huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội) đại diện cho một số hộ dân thông tin về sự việc tranh chấp đất đai với Sư đoàn 371 - Quân chủng Phòng không - Không quân đối với khu đất vườn quả - rừng phòng hộ đang được người dân tại khu núi Xẻ, thôn Ninh Môn, xã Hiền Ninh khai thác và quản lý.
Bộ Công an Việt Nam và Bộ Công an Lào tăng cường hợp tác phòng, chống các loại tội phạm

Bộ Công an Việt Nam và Bộ Công an Lào tăng cường hợp tác phòng, chống các loại tội phạm

Ngày 14/10, tại Hà Nội, Bộ Công an Việt Nam chủ trì tổ chức Hội nghị song phương cấp Bộ trưởng giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ Công an Lào về hợp tác phòng, chống tội phạm, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và phòng, chống ma túy.
Quận Hoàng Mai, Hà Nội: Cần xử lý nghiêm hành vi lấn chiếm đất công để hoạt động kinh doanh

Quận Hoàng Mai, Hà Nội: Cần xử lý nghiêm hành vi lấn chiếm đất công để hoạt động kinh doanh

Theo đó, khu đất có diện tích rộng hơn 1000m2 tại số 34 Hoàng Liệt, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, TP.Hà Nội đang được xây dựng công trình hoạt động kinh doanh như: Cà phê,khu vui chơi dành cho trẻ em… Những vi phạm này liên tục được mở rộng, thế nhưng chính quyền địa phương vẫn chưa xử lý dứt điểm khiến người dân bức xúc.
Mới nhất
Đọc nhiều
Xuyên đêm truy bắt 15 đối tượng gây náo loạn đường phố Thủ đô

Xuyên đêm truy bắt 15 đối tượng gây náo loạn đường phố Thủ đô

Phát hiện nhóm thanh thiếu niên điều khiển xe máy có hành vi phóng nhanh, lạng lách... gây náo loạn đường phố, Công an quận Hà Đông phối hợp với Phòng Cảnh sát hình sự xuyên đêm truy lùng, bắt giữ toàn bộ các đối tượng.
PV Power (POW) báo lãi trước thuế 833 tỷ đồng, đạt 84% kế hoạch đề ra năm 2024

PV Power (POW) báo lãi trước thuế 833 tỷ đồng, đạt 84% kế hoạch đề ra năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, tổng sản lượng điện toàn tổng công ty PV Power ước đạt 11.421 triệu kWh, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2023.
Đề xuất tiêu chí xác định chuẩn nghèo đa chiều

Đề xuất tiêu chí xác định chuẩn nghèo đa chiều

Xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 07/2021/NĐ-CP ngày 27/01/2021 của Chính phủ quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025.
Tin bài khác
Rộng cửa xuất khẩu nông sản

Rộng cửa xuất khẩu nông sản

Ngay đầu năm đã có nhiều dấu hiệu cho thấy cánh cửa mở rộng hơn cho xuất khẩu (XK) nông sản Việt trong năm 2024. Chưa kể, ngay bên lề Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đang diễn ra, đã có một sự kiện hội nghị dành riêng cho các nước XK nông sản, nhằm tìm kiếm những cách thức cạnh tranh XK công bằng nhất.
Hà Nội ủy quyền cho Sở Xây dựng được chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản

Hà Nội ủy quyền cho Sở Xây dựng được chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản

UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 818/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho Sở Xây dựng Hà Nội giải quyết, tiếp nhận một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố.
Công ty Cổ phần BENGAL Việt Nam nợ gần 1,5 tỷ đồng tiền thuế

Công ty Cổ phần BENGAL Việt Nam nợ gần 1,5 tỷ đồng tiền thuế

Do chậm nộp tiền thuế và quá thời hạn nộp thuế, Công ty Cổ phần BENGAL Việt Nam bị Cục thuế tỉnh Bắc Giang cưỡng chế số tiền gần 1,5 tỷ đồng.
Công ty CP COMA 68 tiếp tục bị cưỡng chế gần 500 triệu đồng tiền thuế

Công ty CP COMA 68 tiếp tục bị cưỡng chế gần 500 triệu đồng tiền thuế

Do nợ thuế quá thời hạn nộp thuế, Công ty CP COMA 68 bị cưỡng chế số tiền gần 500 triệu đồng.
Nam Định: Xã Trực Hùng cho 18 trường hợp thuê đất bãi là không đúng thẩm quyền

Nam Định: Xã Trực Hùng cho 18 trường hợp thuê đất bãi là không đúng thẩm quyền

Nội dung này được cơ quan chức năng tỉnh Nam Định nêu rõ trong một văn bản ban hành mới đây.
Chủ đầu tư KDC Phúc Gia Tân bị xử phạt vì thi công không giấy phép môi trường

Chủ đầu tư KDC Phúc Gia Tân bị xử phạt vì thi công không giấy phép môi trường

Hành vi vi phạm của Công ty TNHH Đầu tư Lê Gia Newland đã bị UBND tỉnh Bình Định phát hiện và ban hành quyết định xử phạt hành chính.
Xử phạt KIM Việt Nam do cho khách hàng giao dịch vượt quá giới hạn

Xử phạt KIM Việt Nam do cho khách hàng giao dịch vượt quá giới hạn

Công ty TNHH Quản lý quỹ KIM Việt Nam vừa phải nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Nghệ An: Tạo điều kiện

Nghệ An: Tạo điều kiện 'tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất' cho doanh nghiệp đầu tư

UBND tỉnh yêu cầu tiếp tục thực hiện quyết liệt cải cách TTHC, tạo điều kiện “tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất” cho doanh nghiệp khi đầu tư vào Nghệ An.
Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gặp

Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gặp 'bão phí' ở đường biển

Các hãng tàu nước ngoài được tự tăng phụ phí xếp dỡ tại cảng mà không cần giải trình lý do. Đây là hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu (XNK) Việt Nam. Trong tình thế xung đột Biển Đỏ vẫn đang tác động mạnh đến hàng hóa Việt thì việc tăng phụ phí của các hãng tàu đã làm cho DN Việt “khó chồng khó”.
Fecon (FCN) lần đầu thua lỗ kể từ năm 2008

Fecon (FCN) lần đầu thua lỗ kể từ năm 2008

Với khoản lỗ ròng hơn 43,1 tỷ đồng, CTCP Fecon đã có lần đầu tiên thua lỗ kể từ năm 2008 và không hoàn thành các mục tiêu lợi nhuận, doanh thu.
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
tong bi thu nguyen phu trong nha lanh dao ly luan xuat sac

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà lãnh đạo, lý luận xuất sắc

(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
tinh cam dac biet cua nhan dan voi tong bi thu nguyen phu trong

Tình cảm đặc biệt của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
bo tu phap dung dau cac bo nganh ve chi so cai cach hanh chinh nam 2023

Bộ Tư pháp đứng đầu các bộ, ngành về Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023

(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.