Mặc dù đã thỏa thuận và đối tác đã thay mình tất toán xong cho ngân hàng, nhưng sau gần chục năm trời, người phụ nữ bỗng vướng vòng lao lý với tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo hồ sơ vụ án, bà Nguyễn Thị Thu Huệ (SN 1972, ngụ quận 11, TP HCM) thành lập một số doanh nghiệp, trong đó có Công ty Thúy Hà. Công ty này bà Huệ nhờ hai người đứng tên thành viên, trong đó ông Nguyễn An Ninh là người đại diện theo pháp luật.
Do có quan hệ làm ăn từ trước nên ngày 28/11/2008, bà Huệ thỏa thuận chuyển nhượng Công ty Thúy Hà cho ông Huỳnh Công Thiện (SN 1976, ngụ quận Phú Nhuận). Hai bên thống nhất, ông Thiện sẽ thay mặt bà Huệ trả toàn bộ khoản nợ cho Công ty Thúy Hà tại một ngân hàng. Ông Thiện sẽ được bà Huệ nhượng lại Công ty Thúy Hà và phần vốn góp tại một số công ty mà bà Huệ có hùn hạp làm ăn với ông...
Đến ngày 18/12/2008, Công ty Thúy Hà được Sở Kế hoạch và Đầu tư đăng ký thay đổi thành viên từ phía bà Huệ sang cho vợ và người thân của ông Thiện đứng tên; bà Huệ cũng chính thức bàn giao con dấu…
Theo bà Huệ, với giao dịch này, việc làm ăn, nợ nần đến đây coi như chấm dứt, bà Huệ không còn liên quan gì với ngân hàng trên nữa. Sau khi thỏa thuận, phía ông Thiện được cho là cũng rất tích cực trả các khoản nợ mà phía bà Huệ chuyển giao.
Đến ngày 30/9/2009, phía ông Thiện đã trả toàn bộ số nợ của Công ty Thúy Hà thời kỳ bà Huệ vay, trong đó có khoản nợ 10,1 tỷ mà Công ty Thúy Hà vay ngân hàng trong các ngày 1, 3 và 9/12/2008. Các lần trả nợ đều ghi rõ nội dung cụ thể và phía ngân hàng đã tất toán các khoản nợ của Công ty Thúy Hà thời kỳ bà Huệ còn làm chủ. Các tài sản phía bà Huệ từng đem thế chấp ngân hàng lần lượt được giải chấp, trả lại phía bà Huệ.
Thế nhưng trớ trêu, năm 2015, ông Thiện làm ăn thua lỗ, không còn khả năng trả nợ nên bị điều tra nhiều khoản vay, trong đó có các khoản vay của Công ty Thúy Hà. Đầu tiên bà Huệ được cơ quan điều tra mời lên với tư cách là nhân chứng trong vụ án. Sau đó, bà bị chuyển thành người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Và đến tháng 7/2018, bà trở thành… bị can trong vụ án với cáo buộc lừa đảo chiếm đoạt 10,1 tỷ của ngân hàng.
Oan nghiệt quãng thời điểm giao thời
Mặc dù bà Huệ kêu oan, nhưng hai cấp tòa sơ thẩm và phúc thẩm tại TP HCM đều tuyên mức án 12 năm tù, buộc bồi thường cho ngân hàng 10,1 tỷ tiền gốc và 12,1 tỷ tiền lãi, tổng cộng là hơn 23 tỷ.
Trong quá trình điều tra, ông Thiện thừa nhận giữa ông với bà Huệ đã thỏa thuận ông sẽ kế thừa toàn bộ quyền và nghĩa vụ của Công ty Thúy Hà sau khi bà Huệ chuyển hết công ty này cho ông. Số tiền mà ông sẽ thay bà Huệ trả cho ngân hàng ông đã tất toán xong vào ngày 30/9/2009.
Tuy nhiên đến năm 2018, ông Thiện thay đổi lời khai, làm đơn tố cáo cho rằng, do không biết bà Huệ làm hồ sơ để ngân hàng giải ngân 10,1 tỷ trong các ngày 1, 3 và 9/12/2008 nên ông Thiện đã dùng pháp nhân khác (Công ty Thiện Thành) của mình vay chính ngân hàng này để trả khoản tiền 10,1 tỷ bà Huệ vay.
Từ đơn tố cáo này, Cơ quan điều tra đã khởi tố bà Huệ về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Cơ quan tố tụng lập luận rằng, bà Huệ đã thỏa thuận chuyển Công ty Thúy Hà cho phía ông Thiện vào ngày 28/11/2008, thế nhưng đến ngày 1, 3 và 9/12/2008, vẫn chỉ đạo ông Nguyễn An Ninh (lúc này đã chuyển vốn góp cho người ông Thiện chỉ định) ký với một công ty khác mua thép để xuất hóa đơn “khống”. Việc này nhằm để cho ngân hàng giải ngân số tiền 10,1 tỷ đồng và rút ra đưa bà Huệ, là hành vi lừa đảo.
Lời kêu oan của bị cáo
Tại phiên tòa, bị cáo Huệ cho rằng Công ty Thúy Hà có 2 thành viên. Vào ngày 28/11/2008, bà và ông Thiện mới thỏa thuận chuyển phần vốn góp 50% cho phía ông Thiện, còn lại 1 thành viên vẫn chưa thỏa thuận.
“Thực tế giấy tờ đó mới chỉ là thỏa thuận, bàn bạc, chứ chưa phải chính thức về mặt pháp lý vì phải chờ Sở Kế hoạch và Đầu tư đăng ký thay đổi thì mới có giá trị. Mãi đến ngày 18/12/2008, việc chuyển nhượng này mới hoàn tất khi được Sở Kế hoạch và Đầu tư đăng ký thay đổi. Về mặt thực tế, thời gian từ khi thỏa thuận đến khi hoàn tất thì mọi việc tại Công ty Thúy Hà vẫn do tôi điều hành và ông Thiện cũng rất hiểu điều đó”.
Vẫn lời bà Huệ: “Hơn thế, việc vay 10,1 tỷ này là nằm trong kế hoạch và hạn mức tín dụng phía ngân hàng đã ký với Công ty Thúy Hà từ trước đó. Đặc biệt, trong các ngày 1, 2 và 4, ông Ninh (người của bà Huệ tại Công ty Thúy Hà - PV) vẫn ký và chuyển tiền để tất toán một số khoản mà Công ty Thúy Hà đang nợ ngân hàng, chứ chưa chuyển giao cho phía ông Thiện…”.
Bà Huệ thừa nhận rằng, để vay được tiền, bà đã đưa rất nhiều tài sản để thế chấp. Tuy nhiên thời điểm đó, không phải có tài sản là được cho vay nên cả người vay lẫn ngân hàng đều “tạo điều kiện cho nhau”.
“Tôi biết mình “lách” bằng cách cung cấp hồ sơ chưa trung thực với thực tế hoạt động của công ty để được vay vốn là sai, nhưng việc “lách” đó không nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản. Thực tế tôi không gây thiệt hại gì cho phía ngân hàng vì tôi phải đưa tài sản có giá trị lớn hơn rất nhiều so với khoản vay và phía ông Thiện đã trả thay cho tôi theo thỏa thuận xong từ 30/9/2009. Còn nếu cho rằng ông Thiện trả nhầm thì lại càng vô lý, vì trong các lời khai trước đó, ông Thiện đều khai rõ hai bên đã thỏa thuận phía ông Thiện phải trả cho ngân hàng hơn 49,5 tỷ đồng. Thời điểm đó, ông Thiện phải đi vay từng khoản nhỏ từ ngân hàng, mà lại đi trả nhầm cho tôi 10,1 tỷ đồng là không thể nào tin được. Đặc biệt, nếu tôi nợ thì ngân hàng đã không để tôi yên mà sẽ tìm mọi cách để thu hồi nợ. Tuy nhiên, sau năm 2009, tôi vẫn còn đi vay ở ngân hàng này bình thường và đều trả hết… Vậy mà sau 10 năm yên bình, tôi bỗng dưng lại bị khép vào tội oan”, bà Huệ nói.
Các chuyên gia pháp luật bình luận gì về vụ án hi hữu này?
Gần đây Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) đã tiếp nhận khoảng 5 người đến khoa Cấp cứu trong tình trạng hốt hoảng, lo lắng khi nhận được cuộc điện thoại thông báo con họ đang cấp cứu ở bệnh viện.
Đó là chia sẻ của Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP Hà Nội, luật sư, T.S Đào Ngọc Chuyền. Theo ông Chuyền, Bộ pháp điển đem lại những lợi ích vô cùng ý nghĩa với cá nhân ông nói riêng và các cá nhân, tổ chức trong xã hội nói chung, đặc biệt là giới luật sư.
Chiều ngày 21/11, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Quang Hưng chủ trì buổi làm việc với Tổng Công ty Điện lực miền Bắc nhằm triển khai các Dự án đầu tư xây dựng lưới điện 110kV trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KT – XH trên địa bàn tỉnh.
Ngày 21/11, thông tin từ UBND TP Hải Phòng, TP Hải Phòng đã giao Sở Giao thông vận tải (GTVT) hướng dẫn doanh nghiệp (DN) các trình tự, thủ tục để sớm mở tuyến vận tải hành khách giữa đảo Bạch Long Vĩ với đất liền nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, du lịch cho huyện đảo tiền tiêu của Tổ quốc.
Chiều ngày 21/11, tỉnh Thái Bình đã tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024).
Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân vừa phối hợp với Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước (Bộ Nội vụ), Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam và Bảo tàng Hải quân tổ chức Triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa - Biển, đảo thiêng liêng”.
Hội đồng xét xã đạt Tiêu chí quốc gia y tế xã cấp thành phố đã thống nhất với kết quả 85/85 xã, phường, thị trấn đủ điều kiện công nhận đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
Chiều 20/11, tại Bình Thuận, đại diện BTC cuộc thi Hoa hậu Biển Việt Nam 2024 và Đài Phát Thanh – Truyền hình tỉnh Bình Thuận đã chính thức ký kết hợp tác trong việc tổ chức và truyền thông cho cuộc thi, hứa hẹn mang đến cho khán giả những trải nghiệ
Huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình, hàng loạt giấy tờ ủy quyền để chuyển nhượng QSDĐ không có xác nhận của UBND xã, không có xác nhận của văn phòng công chứng.
Sau nhiều lần bị thu hồi, đền bù giải phóng mặt bằng hộ bà Tô Thị Chám còn hơn 200m2 đất nông nghiệp để tiếp tục sử dụng. Tuy nhiên, sau khi dự án hoàn thành hơn 200m2 đất này cũng “không cánh mà bay”?!
Tại phiên tòa phúc thẩm ngày 28/7, TAND tỉnh Phú Thọ đã bác đơn khởi kiện của gia đình ông Ngô Văn Nghĩa trong vụ án tranh chấp đất đai giữa ông Ngô Văn Nghĩa và Chu Xuân Thanh (cùng trú tại khu 6, xã Hiền Quan, Tam Nông) như vậy có đúng không?
Cuối tháng 5/2017,Thanh tra tỉnh Bắc Giang đã ban hành kết luận chỉ ra nhiều sai phạm mang tính hệ thống của Trung tâm quan trắc môi trường tỉnh Bắc Giang.
“Gia đình tôi thực hiện mở cửa đúng quy định của pháp luật, giờ quận quyết định thu hồi giấy phép, bắt chúng tôi xây bịt cửa lại thì ngôi nhà này khác gì nhà mồ, chúng tôi biết đi lại, ra vào thế nào?” - chị Phượng bức xúc.
Khi còn là Chủ nhiệm HTX Trung Tiến, ông Lê Thế Đức đã tự ý bỏ ngoài sổ sách 5ha đất nông nghiệp và bị UBND huyện Thường Xuân phát hiện, xử lý. Tuy nhiên, một số thửa đất sau đó đã bị ông Đức chia chác, bán trái phép trong nhiều năm qua.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.