Hà Nội 26 °C
TP Hồ Chí Minh 33 °C
Hải Phòng 28 °C
Đà Nẵng 28 °C
Yên Bái 23 °C
  • Hà Nội Hà Nội 26°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 33°C
  • Hải Phòng Hà Nội 28°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 28°C
  • Yên Bái Hà Nội 23°C

Cuộc hôn nhân cay đắng của cặp vợ chồng sinh con “một bề”

Nhà nước và Pháp luật
10/11/2018 17:12
Hà Lê
aa
Mười năm chung sống, đứa con gái đầu cũng đã 10 tuổi, đứa kế thì lên 9, chị nghĩ mình chắc không sinh nữa. Vợ chồng chỉ lo làm lụng để nuôi hai con ăn học. Nhưng cảnh nhà sinh con một bề chẳng được mấy lúc vui.


Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Dù hai đứa con gái của chị đều ngoan ngoãn dễ thương, nhưng có khi cũng làm chồng chị … chướng mắt. Nhất là những lúc đi “lai rai” với bạn bè về. Anh lại lôi mẹ con chị ra cạnh khóe: “Nhà có con gái chả được tích sự gì. Chỉ được người ta dè bỉu, mỉa mai. Bị người ta cười là không biết đẻ”. Ai chẳng muốn gia đình “có nếp có tẻ”? Mà ông trời chẳng chiều lòng người, chị cũng chịu.

10 năm hạnh phúc, 10 năm đau lòng

Sáng sớm nên trời hơi se se lạnh. Trên hành lang tầng 2 TAND thành phố Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế) gió luồn theo hành lang hẹp, vi vu thổi bên tai. Theo từng cơn gió, cánh cửa gỗ nơi khán phòng lại xê dịch, cọt kẹt kêu lên những tiếng ảo não.

Người phụ nữ tầm 45 tuổi lặng lẽ bước vào tòa. Bên cạnh chị là cô gái trẻ mới 20 tuổi. Khác với nhiều vụ án hôn nhân trước, bao giờ con gái ra tòa cũng được mẹ đi theo để hỗ trợ tinh thần, nhưng phiên tòa hôm nay con gái lại đi theo để hỗ trợ, động viên tinh thần mẹ. Người mẹ ấy đứng đơn li hôn, mong muốn được khép lại cuộc hôn nhân kéo dài suốt 20 năm qua.

Chị kể, chị và anh cùng quê. Đều ở Huế cả. Nhà cả hai chỉ cách nhau mấy con ngõ. Quen nhau từ thuở còn nằm nôi. Lớn lên thì chơi chung trong một con phố. Ngày trước, chị thương anh ở cái tính hiền lành, suốt ngày chỉ biết chăm chỉ làm ăn. “Ảnh hiền lắm. Ai nói gì cũng chỉ biết cười cười”, chị bùi ngùi nhớ lại.

Cái người đàn ông từng lành như đất ấy, vậy mà có ngày cũng biết giơ tay đánh vợ. Đã vậy càng đánh càng hăng. Ngày sau còn đánh bạo hơn ngày trước. Cùng anh trải qua 20 năm vợ chồng, nhưng mà càng đi cùng anh, chị càng thấy cuộc đời thêm chông chênh. Bởi anh chẳng còn là anh của ngày xưa nữa. Chị kể, mà mắt cứ ươn ướt.

Vợ chồng thời gian đầu kết hôn, cuộc sống bình dị mà hạnh phúc. Sau khi kết hôn, chị sinh một lèo hai đứa con. Nhưng đều là gái cả. Lúc sinh đứa con gái đầu, vợ chồng còn hạnh phúc mĩ mãn. Khi sinh thêm đứa nữa, cũng là gái, nụ cười trên mặt anh cũng nhạt đi đôi chút.

Chị làm nghề sửa áo quần cũ ở vỉa hè. Chiếc bàn may cũ ấy, theo chị từ hồi con gái. Đến khi lấy chồng, lại theo chị về nhà chồng. Một ngày cặm cụi may vá, cũng kiếm được vài đồng tiền chợ. Chồng chị làm nghề thợ sơn. Vợ chồng chăm chỉ làm lụng, chắt chiu dành dụm, cũng mua được miếng đất nho nhỏ để dựng nhà. Căn nhà nhỏ tuy có chút tạm bợ, nhưng là cả sự cố gắng của đôi vợ chồng trẻ cùng hai đứa con nhỏ.

Mười năm chung sống, đứa con gái đầu cũng đã 10 tuổi, đứa kế thì lên 9, chị nghĩ mình chắc không sinh nữa. Vợ chồng chỉ lo làm lụng để nuôi hai con ăn học. Nhưng cảnh nhà sinh con một bề chẳng được mấy lúc vui. Dù hai đứa con gái của chị đều ngoan ngoãn dễ thương, nhưng có khi cũng làm chồng chị … chướng mắt.

Nhất là những lúc đi “lai rai” với bạn bè về. Anh lại lôi mẹ con chị ra cạnh khóe: “Nhà có con gái chả được tích sự gì. Chỉ được người ta dè bỉu, mỉa mai. Bị người ta cười là không biết đẻ”. Ai chẳng muốn gia đình “có nếp có tẻ”? Mà ông trời chẳng chiều lòng người, chị cũng chịu.

“Ảnh bảo, thôi mình sinh thêm đứa nữa. Hai đứa ít quá. Nhà đông con mới vui. Nếu may mắn mà có con trai thì càng vui. Dù sao sau này cũng cần người giữ hương khói”, chị kể. Một số người vốn dĩ lúc nào cũng muốn có con trai để nối dòng nối dõi. Chị không nghĩ thế. Sống còn không lo được, nghĩ chi đến chuyện sau này, chết rồi còn biết gì nữa mà lo. Nhưng chồng muốn đông con, thích kiếm con trai, vậy là sinh. Nhưng oái oăm, lần này lại “tòi” ra thêm một cô con gái.

Chị nhớ lại, ngày đó nhập viện cả ngày chị mới sinh. Đến lúc nghe bác sĩ bảo con gái, anh liền đứng bật dậy, ra lấy xe rồi về nhà một lèo. Đầu còn không cần ngoảnh lại nhìn vợ vừa mướt mồ hôi vượt cạn, con vừa đỏ hỏn chào đời. Trước khi đi, người đàn ông ấy còn không quên hậm hực ném lại một câu: “Con gái, làm mất công ngồi đợi nguyên ngày”. Chị ôm con, chỉ biết ứa nước mắt.

Ngày con gái thứ ba chào đời, cũng khép lại những ngày tháng vui tươi hạnh phúc trước đây. Tổ ấm của anh chị, dần dần chuyển sang tổ lạnh. Chị cố gắng vun vén, nhưng một bàn tay sao vỗ kêu? Căn nhà ngày trước vốn đầy ắp tiếng cười, giờ chỉ còn tiếng la hét, tiếng đổ vỡ. Nhìn cả ba đứa con còn nhỏ, chị cắn răng chịu đựng, mặc chồng khi dễ.

Nhưng mà anh đâu ở yên. Dần dần sa vào rượu chè, rồi cá độ, nợ nần chồng chất. Mỗi lần về nhà không lấy được tiền, lại lôi vợ ra đánh, đánh xong lại đi. Chị chịu đựng, chịu đựng. Cứ nghĩ mình sẽ mãi như thế, chẳng mấy chốc mà hết đời, nhưng chịu không nổi nữa. Vậy là li hôn. Chị ôm con về nhà mẹ.

“Con sẽ là chỗ dựa cho mẹ”

Từ ngày gửi đơn ra tòa ly hôn, bao nhiêu lần tòa triệu tập chồng chị đến để xử lý vụ án, anh đều vắng mặt. Hôm tòa mở phiên xét xử lần thứ nhất, anh không đến. Lần thứ hai mở phiên tòa, anh cũng vắng mặt.

Nhưng theo luật định, vụ án vẫn được đưa ra xét xử. Chị mới 45 tuổi mà mang vẻ già nua, dáng người khắc khổ. Trên mặt đầy những nếp nhăn, mái tóc cũng xơ xác theo làn da khô quắt queo, sạm đen vì mưa gió.

Chị nói với tòa lý do mình xin ly hôn, là vì không chịu nổi cảnh bị chồng đánh đập. Giọng chị nghèn nghẹn, đầy đau đớn, như thể chị vừa mới bị chồng đánh xong, vẫn còn đau nên khóc. Chị nói chồng mê cá độ bóng đá, rồi nợ nần chồng chất. Mỗi lần về nhà đòi tiền, nếu chị có tiền đưa, thì nhà cửa êm thấm.

Hôm nào không có tiền, không đưa được cho chồng liền bị đánh. Mà đâu phải chồng chị lâu lâu mới chơi cá độ. Hầu như ngày nào cũng chơi. Thành ra ngày nào chị cũng bị đánh. Những lúc may mắn, thì năm ba ngày mới bị đánh một lần.

Nghĩ vợ chồng đã có 3 mặt con. Bản tính chồng cũng không xấu, nên chị cũng ráng khuyên. Anh nói tại … không có con trai, nên mỗi lần bị bạn xỏ xiên thì buồn. Buồn lại cặp kè bạn nhậu uống rượu. Có tí rượu vào thì xài tiền bao nhiêu đâu có tiếc. Vậy là cứ sa vào đường cá độ. Anh hứa với chị sẽ bỏ bài bạc. Hứa cả trăm lần, nhưng rồi anh chứng nào tật đó.

Năm đó nợ nhiều quá, mảnh đất có chút xíu cũng phải cắt bán đi một nửa để chồng trả nợ. Còn lại hơn hai chục mét, cả nhà 5 người chen chúc ở. Cứ tưởng chồng từ đây sẽ “cải tà quy chánh”, gia đình có thể ăn yên ở yên. Nhưng chị lầm. Anh càng chơi càng hăng. Cuối cùng cái chỗ cho cả nhà chui vào chui ra, cũng bị anh nướng hết trên chiếu bạc.

Bốn năm chục tuổi đầu, vợ chồng lại kéo nhau đi ở trọ. Nếu chồng biết quay đầu, chí thú làm ăn, chị cũng chấp nhận hết. Nhưng bài bạc đã ăn trong máu, sao nói bỏ là bỏ được. Phận đi ở trọ, tiền nhà mỗi tháng phải đóng. Anh đi làm không đưa tiền cho vợ nuôi con, còn về xin thêm vợ. Vợ không đưa lại đánh.

Mệt mỏi quá, chị dắt con về nhà ngoại tá túc. Nhiều lúc muốn li hôn, nhưng chướng ngại “tâm lý” không mấy dễ vượt qua. May mà chị còn có con gái lớn an ủi, động viên mẹ “bỏ chồng”.

Ba đứa con, hai đứa lớn đều trên 18 tuổi, chỉ có đứa út mới 10 tuổi, nên cần tòa xử cho con bé về ở với ai. Những ngày đầu mỗi người sống một nơi, chồng chị còn “giành” đứa út về nuôi. Nhưng chăm được đôi ba ngày thấy mệt, anh lại mang trả.

Do đứa trẻ cũng có mong muốn được ở cùng mẹ, nên tòa xử cho chị được nuôi đứa út. Tòa chấp nhận cho anh chị ly hôn. Anh phải có trách nhiệm trợ cấp nuôi con mỗi tháng 1 triệu đồng.

Tòa tan, theo chị về căn nhà nhỏ nơi ngoại ô thành phố xem gia cảnh. Căn nhà ba gian nhỏ xíu vốn là nhà cha mẹ để lại làm nhà thờ. Cha chị đã mất, nay chỉ còn mẹ, cũng đã già yếu. Căn nhà trống hoác chẳng có gì ngoài chiếc giường nhỏ xíu của bà ngoại mấy đứa nhỏ được kê một góc. “Tối thì trải chiếu trước gian thờ, rồi mấy mẹ con ngủ. Nhiều khi đêm về cứ hay nghĩ, mình có ăn ở ác với ai đâu, sao cuộc đời lại ra nông nỗi này. Buồn lắm mà không dám khóc, sợ mấy đứa nhỏ buồn theo.

Hai đứa lớn khi nào cũng an ủi, nói còn sức là còn làm được. Mai mốt tụi con kiếm tiền, mua nhà cho mạ ở. Không biết ngày đó có đến không, nhưng con nghĩ được rứa cũng vui lắm. Đứa lớn sinh viên năm hai, nhưng chạy bàn cà phê kiếm thêm tiền phụ mẹ nuôi em, ngoan lắm”, chị cười, mắt còn vương nước mắt nhưng sáng lấp lánh khi nói về các con.

Bữa cơm trưa của gia đình nghèo chỉ có nồi cá kho khô với tô canh lõng bõng, nhưng ấm áp. “Không có ba ở chung cũng buồn. Nhưng như ri, mạ sẽ không bị ba đánh nữa. Lúc nào nhớ ba thì tụi em chở nhau đi thăm”, đứa con gái chị thủ thỉ. Trưa, nắng vàng hắt vào một góc mé hiên. Cái nắng yếu ớt của ngày cuối thu cũng đủ sức sưởi ấm những con người trong căn nhà nhỏ. Chỉ mong, giấc mơ an yên của chị, và giấc mơ về ngôi nhà mới của con gái chị cũng nhanh thôi sẽ thành hiện thực.

Chị nhớ lại, ngày đó nhập viện cả ngày chị mới sinh. Đến lúc nghe bác sĩ bảo con gái, anh liền đứng bật dậy, ra lấy xe rồi về nhà một lèo. Đầu còn không cần ngoảnh lại nhìn vợ vừa mướt mồ hôi vượt cạn, con vừa đỏ hỏn chào đời. Trước khi đi, người đàn ông ấy còn không quên hậm hực ném lại một câu: “Con gái, làm mất công ngồi đợi nguyên ngày”.

Chị ôm con, chỉ biết ứa nước mắt. Ngày con gái thứ ba chào đời, cũng khép lại những ngày tháng vui tươi hạnh phúc trước đây. Tổ ấm của anh chị, dần dần chuyển sang tổ lạnh. Chị cố gắng vun vén, nhưng một bàn tay sao vỗ kêu? Căn nhà ngày trước vốn đầy ắp tiếng cười, giờ chỉ còn tiếng la hét, tiếng đổ vỡ.

bài liên quan
Huyện Vũ Thư mở “Phiên chợ 0 đồng” giúp đỡ các hộ khó khăn

Huyện Vũ Thư mở “Phiên chợ 0 đồng” giúp đỡ các hộ khó khăn

Nhân kỷ niệm 55 năm ngày thành lập, UBND huyện Vũ Thư tổ chức “Phiên chợ 0 đồng”, trao quà cho hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.
Tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT phải ít tốn kém cho thí sinh, gia đình và xã hội

Tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT phải ít tốn kém cho thí sinh, gia đình và xã hội

Phó Thủ tướng Lê Thành Long vừa ký Chỉ thị số 37/CT-TTg ngày 7/10/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác chỉ đạo, phối hợp, tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2025.
Không nói không, không nói khó và không nói có nhưng không làm khi doanh nghiệp có kiến nghị, đề xuất

Không nói không, không nói khó và không nói có nhưng không làm khi doanh nghiệp có kiến nghị, đề xuất

Thường trực Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện nguyên tắc 3 không: "Không nói không, không nói khó và không nói có nhưng không làm khi doanh nghiệp có kiến nghị, đề xuất".
Chiến sỹ CSGT kịp thời cứu gia đình bị lũ cuốn trôi

Chiến sỹ CSGT kịp thời cứu gia đình bị lũ cuốn trôi

Suốt 3 ngày qua, lực lượng Công an huyện Mèo Vạc đang phải căng mình khắc phục hậu quả mưa lũ.
Bệnh viện Chợ Rẫy hỗ trợ 250 triệu cho các gia đình trong vụ cháy ở quận 8

Bệnh viện Chợ Rẫy hỗ trợ 250 triệu cho các gia đình trong vụ cháy ở quận 8

Với tinh thần tương thân tương ái, đại diện bệnh viện Chợ Rẫy đã đến thăm hỏi, động viên và hỗ trợ 9 hộ gia đình trong vụ hỏa hoạn xảy ra vào tối ngày 1/4 tại hẻm 124 đường Phạm Thế Hiển, phường 2, quận 8, TP.HCM.
Cục Cảnh sát giao thông chăm lo cho các gia đình chính sách

Cục Cảnh sát giao thông chăm lo cho các gia đình chính sách

100 phần quà đã được các đơn vị tiến hành trao tận tay cho các gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn tại xã Phú Lạc (huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận).
Mới nhất
Đọc nhiều
Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của năm 2025 và giai đoạn 2026-2030

Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của năm 2025 và giai đoạn 2026-2030

Sáng 20/10, tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 10, khóa XIII, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Cán sự Đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã truyền đạt chuyên đề "Những nội dung cốt lõi,
Quốc hội sẽ tiến hành quy trình bầu Chủ tịch nước vào ngày mai 21/10

Quốc hội sẽ tiến hành quy trình bầu Chủ tịch nước vào ngày mai 21/10

Chiều 20/10, Văn phòng Quốc hội tổ chức họp báo thông tin trước kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Cà Mau: Sẵn sàng cho Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc

Cà Mau: Sẵn sàng cho Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc

Còn hơn 30 ngày nữa sẽ diễn ra Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc (1954 - 2024) tại thị trấn Sông Ðốc (huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau). Đây là 1 trong 3 điểm tập kết lớn của các tỉnh Nam Bộ, ghi dấu sự kiện trọng đại mang tầm vóc, ý nghĩa lớn lao trong lịch sử dân tộc.
Tin bài khác
Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2

Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2

Kỷ niệm 69 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2024), Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam đã đến thăm và chúc mừng các y bác sỹ đang công tác tại Bộ Y tế và một số bệnh viện.
Nghệ An: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 02 ước tăng 5,96% so với cùng kỳ

Nghệ An: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 02 ước tăng 5,96% so với cùng kỳ

Thông tin được Giám đốc Sở KH&ĐT Phạm Hồng Quang đưa ra tại phiên họp thường kỳ tháng 2/2024 của UBND tỉnh Nghệ An.
Đồng Nai: Đại diện Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam

Đồng Nai: Đại diện Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam

Ngày 27/2, Nhà báo Huỳnh Ngọc Hiếu – Trưởng Đại diện Văn phòng Đông Nam Bộ, Báo Pháp luật Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến thăm và chúc mừng Sở Y tế và Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam.
Công an tỉnh Đắk Nông khen thưởng các đơn vị bắt nóng các đối tượng cướp giật tài sản

Công an tỉnh Đắk Nông khen thưởng các đơn vị bắt nóng các đối tượng cướp giật tài sản

Trước đó, Công an thành phố Gia Nghĩa phối hợp các đơn vị liên quan, Công an huyện Tuy Đức, Công an xã Đắk Ngo tổ chức truy nóng các đối tượng.
Đồng Nai triển khai nhiệm vụ trọng tâm về chuyển đổi số

Đồng Nai triển khai nhiệm vụ trọng tâm về chuyển đổi số

Mục tiêu nâng cao chất lượng, hiệu suất phục vụ lĩnh vực CĐS và cải thiện hạ tầng công nghệ thông tin của các cơ quan nhà nước.
1.500 tân binh Hà Tĩnh lên đường tòng quân

1.500 tân binh Hà Tĩnh lên đường tòng quân

Sáng nay (26/2), 1.500 thanh niên ưu tú của Hà Tĩnh lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự, công an nhân dân (CAND).
Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hoá dự Lễ giao, nhận quân tại huyện Hậu Lộc

Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hoá dự Lễ giao, nhận quân tại huyện Hậu Lộc

Năm 2024, tỉnh Thanh Hóa được giao chỉ tiêu tuyển chọn và gọi 3.650 công dân nhập ngũ vào Quân đội; 441 công dân nhập ngũ vào Công an.
Chi tiết tiền lương và phụ cấp chức vụ của lực lượng Công an nhân dân năm 2024 chính xác nhất

Chi tiết tiền lương và phụ cấp chức vụ của lực lượng Công an nhân dân năm 2024 chính xác nhất

Với mức lương cơ sở hiện tại là 1,8 triệu đồng thì tiền lương chức vụ Thiếu Uý Công an nhân dân năm 2024 là 14,4 triệu đồng.
Biên Hòa tổ chức hội trại tòng quân và lễ giao, nhận quân 2024

Biên Hòa tổ chức hội trại tòng quân và lễ giao, nhận quân 2024

Mục đích tổ chức hội trại tòng quân là nhằm tuyên truyền giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng, Dân tộc, Quân đội, lực lượng vũ trang thành phố.
Nghệ An: 3.250 công dân lên đường nhập ngũ

Nghệ An: 3.250 công dân lên đường nhập ngũ

Sáng 26/2, đồng loạt 21 huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn tỉnh Nghệ An tổ chức Lễ giao, nhận quân năm 2024.
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
tong bi thu nguyen phu trong nha lanh dao ly luan xuat sac

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà lãnh đạo, lý luận xuất sắc

(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
tinh cam dac biet cua nhan dan voi tong bi thu nguyen phu trong

Tình cảm đặc biệt của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
bo tu phap dung dau cac bo nganh ve chi so cai cach hanh chinh nam 2023

Bộ Tư pháp đứng đầu các bộ, ngành về Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023

(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.