Trong dịp kỷ niệm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2024) năm nay, ngoài những lời chúc mừng đến các cán bộ, nhân viên ngành Y, còn có một vấn đề được chính những người trong ngành Y đặt ra và dư luận quan tâm, là có nên có quy định rõ ràng, chi tiết về vấn đề bác sĩ nội trú (BSNT)? Tiếp tục coi BSNT là mô hình đào tạo tinh hoa hay chuyển sang đào tạo đại trà, trả lương cho họ trong quá trình học?
BSNT là chương trình đào tạo đặc thù của ngành Y; được coi là đào tạo tinh hoa, dành cho những sinh viên xuất sắc theo học ngay sau khi tốt nghiệp ĐH.
Tại Việt Nam, ĐH Y Hà Nội tuyển sinh khóa BSNT đầu tiên năm 1974. Từ đó đến nay, Trường đã, đang đào tạo gần 5.200 bác sĩ, với nhiều thay đổi trong từng giai đoạn, theo hướng tiệm cận xu thế thế giới.
Về chuẩn đầu vào, trước 2015, điều kiện để thi chuyên ngành BSNT là điểm thi tốt nghiệp từ 7 trở lên. Sau này, thí sinh chỉ cần tốt nghiệp và không bị kỷ luật là được dự thi. Với thay đổi này, tỷ lệ sinh viên học BSNT tăng, từ 10 - 15% giai đoạn 1974 - 2014 lên trên 65% ở giai đoạn 2015 - 2023. Hiện, cả nước có 13 cơ sở giáo dục đại học đào tạo BSNT. Trung bình 1 năm có 900 người tốt nghiệp BSNT.
Trước đây, thí sinh phải đăng ký chuyên ngành trước rồi mới thi và không đạt sẽ bị loại ngay. Hiện nay, thí sinh được chọn chuyên ngành sau khi có kết quả, theo nguyên tắc người đạt điểm cao hơn được ưu tiên lựa chọn chuyên ngành. Trước đây, 90% BSNT ở lại trường hoặc các BV tuyến Trung ương thì giờ đây, tỷ lệ BSNT ở các BV tuyến tỉnh, thành và các BV ngoài công lập tăng lên 35%.
Nhiều ý kiến đánh giá, khi số BSNT tăng lên, trở về công tác ở tuyến tỉnh, sẽ góp phần thay đổi chất lượng khám, chữa bệnh theo hướng tích cực, người dân được hưởng lợi, giảm áp lực các bệnh viện tuyến trung ương. Vì vậy, một số ý kiến đề xuất mở rộng đào tạo hệ này; mở rộng chỉ tiêu tuyển sinh lên mức 90% sinh viên tốt nghiệp được đào tạo BSNT và muốn tiếp tục hành nghề khám, chữa bệnh bắt buộc phải học nội trú. Nói cách khác, BSNT cần chuyển thành mô hình đào tạo đại trà.
Những đề xuất nêu trên là khá thuyết phục, tuy nhiên, để “chốt” vấn đề này, còn phải quyết nhiều vấn đề khác, như chuyện BSNT cần được cấp chứng chỉ hành nghề tạm thời. Hiện tại, BSNT không có học bổng, không được trả lương, vẫn phải trả học phí.
Trong thời gian đào tạo, họ đã hành nghề như nhân viên y tế tại bệnh viện thực hành nên cần được trả lương, thù lao để yên tâm học tập. Nếu thay đổi, cũng cần đổi mới toàn diện chương trình, phương pháp dạy và học.
Việc đào tạo BSNT cần được luật hóa, công nhận bằng BSNT như bằng sau đại học…
Đó cũng chính là lý do mà mới đây lãnh đạo Bộ Y tế đề nghị các trường đào tạo ngành Y tổng kết sâu sắc việc đào tạo BSNT thời gian qua để tham mưu cho Bộ theo hướng hội nhập quốc tế, nhưng vẫn đáp ứng các yêu cầu của nguồn nhân lực y tế Việt Nam; đề xuất giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng mô hình đào tạo này; tất cả nhằm mục đích chăm sóc sức khỏe Nhân dân một cách tốt nhất.
Đó là chia sẻ của Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP Hà Nội, luật sư, T.S Đào Ngọc Chuyền. Theo ông Chuyền, Bộ pháp điển đem lại những lợi ích vô cùng ý nghĩa với cá nhân ông nói riêng và các cá nhân, tổ chức trong xã hội nói chung, đặc biệt là giới luật sư.
Sáng 22/11, Bộ Tư pháp tổ chức Lễ phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất nhằm góp phần tích cực xây dựng Bộ, ngành Tư pháp ngày càng phát triển. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng Ban Tổ chức Giải chủ trì buổi lễ.
Chiều 20/11, tại Bình Thuận, đại diện BTC cuộc thi Hoa hậu Biển Việt Nam 2024 và Đài Phát Thanh – Truyền hình tỉnh Bình Thuận đã chính thức ký kết hợp tác trong việc tổ chức và truyền thông cho cuộc thi, hứa hẹn mang đến cho khán giả những trải nghiệ
Lực lượng chức năng Công an quận Đống Đa, TP Hà Nội vừa triệt phá thành công đường dây làm giả thẻ ngành Công an, Quân đội để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, bắt giữ 6 đối tượng.
Ngoài người phụ trách đưa đón học sinh, cơ quan điều tra sẽ làm rõ trách nhiệm của tài xế và người đứng đầu cơ sở giáo dục trong việc xây dựng quy chế đưa đón, đảm bảo an toàn cho học sinh.
Trong kỷ nguyên công nghệ số và thời đại pháp quyền, Thẩm phán cao cấp Chu Thành Quang, Phó Chánh án TAND cấp cao tại Hà Nội cho rằng, cơ hội nghề nghiệp cho các bạn sinh viên luật là rất lớn.
Xây dựng Luật thay thế Luật Luật sư số 65/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc hội (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 20/2012/QH13 ngày 20/11/2012 của Quốc hội) Bộ Tư pháp cho biết sẽ quy định chặt chẽ hơn về điều kiện miễn đào tạo nghề, miễn giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư
Theo Tiến sĩ Đặng Văn Cường: "Bất kể vì lý do gì, dù là nguyên thế nào đi chăng nữa thì hành vi của người cha dượng này cũng rất đáng lên án và cần phải xử lý bằng chế tài nghiêm minh của pháp luật".
Theo luật sư Đặng Văn Cường: "Những người gây ra tai tiếng, chiêu trò trên không gian mạng, việc bị xử lý là điều khó tránh... Vậy nên mong những người này hãy bớt ảo tưởng sức mạnh, vì trước pháp luật, tất cả mọi người đều bình đẳng".
Theo Luật sư: "Tính mạng con người là điều cao quý và quan trọng nhất. Mọi hành vi tước đoạt tính mạng người khác trái pháp luật sẽ bị xử lý nghiêm minh nhất...".
Theo luật sư: Hành vi của các đối tượng thể hiện sự côn đồ, hung hãn, coi thường pháp luật... nên cần thiết phải xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.