Ban đầu khi muốn lấy đất làm khu đô thị mới An Bình, phía UBND quận Ninh Kiều và Phòng TN&MT quận đã hứa hẹn rất ngọt ngào.
Năm 2017-2018, Chính quyền TP Cần Thơ có chủ trương thu hồi đất của dân trên địa bàn phường An Bình (quận Ninh Kiều) và xã Mỹ Khánh (huyện Phong Điền) để giao cho chủ đầu tư phân lô bán nền. Giai đoạn 1 của dự án là 17,8 héc ta, giai đoạn 2 là 40 héc ta. Tuy nhiên, đã 4 năm trôi qua người dân vẫn chờ dài cổ vì chưa nhận được nền tái định cư.
Mỏi mòn chờ tái định cư
Chuyện lạ đời trên đã kéo dài 4 năm qua, đang khiến hơn 20 hộ dân từng sinh sống tại khu vực 6 và 7, phường An Bình, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ ấm ức. Bởi theo họ, ban đầu khi muốn lấy đất làm khu đô thị mới An Bình, phía UBND quận Ninh Kiều và Phòng Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) quận đã hứa hẹn rất ngọt ngào. Nhưng sau khi đã phân lô bán nền rồi thì chưa thực hiện lời hứa.
Bà Nguyễn Thị Kim Cương, một hộ có gần 300m2 đất bị UBND quận Ninh Kiều thu hồi, giao cho công ty Hồng Phát phân lô bán nền vào cuối năm 2017 cho biết, ban đầu bà không đồng ý vì giá thu hồi quá rẻ, đơn giá chỉ chừng 300 triệu đồng/công.
“Nhiều lần phía công ty, chính quyền vào vận động. Họ hứa hẹn nghe êm lắm, hứa bố trí nền tái định cư ngay dự án nên tôi mới chịu giao đất. Giờ họ phân lô bán nền tiền tỉ, còn tôi thì dài cổ chờ họ thực hiện lời hứa”, bà Cương nói.
Từ ngày nhận được tiền bồi thường giá trị đất, hàng chục hộ bị ảnh hưởng đã ly tán khắp nơi. Đa số đều trong tình trạng chờ có nền để tái ổn định cuộc sống, số tiền bồi thường cũng dần cạn kiệt.
Ông Trần Văn Thẹo (ngụ tại khu vực 7, phường An Bình), hàng ngày như “đứt từng khúc ruột” vì phải nhìn một công đất bị thu hồi trước đây với giá gần 800 triệu đồng/công, giờ biến thành khu “đất vàng” có giá 7-8 tỉ đồng/nền/100m2.
“Đến ngày đó nhận được nền, tôi sợ không còn đủ khả năng để cất nhà. Mà chuyện nhận được nền tái định cư sao mà quá mơ hồ, chủ đầu tư cứ nhiều lần thất hứa. Tôi đã khiếu nại lên cơ quan có thẩm quyền ba lần mà chưa có hồi đáp, trong khi dự án họ bán muốn hết rồi...”, ông Thẹo buồn bã.
Trong số hơn 20 hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án phân lô bán nền nói trên, có rất nhiều hộ bị thu hồi toàn bộ đất, mất luôn nhà cửa, có người bị thu hồi gần hết đất. Họ buộc phải đi ở nhờ nhà người thân, thuê trọ sinh sống và nuôi hy vọng có nền tái định cư.
“Không giao nền, chủ đầu tư hỗ trợ tiền nhà trọ được 2 triệu đồng/tháng. Nhưng một năm nay họ cắt luôn rồi. Tôi buộc phải dọn qua nhà đứa em ở đậu, khổ quá rồi”, ông Trần Văn Đời (ngụ tại khu vực 6, phường An Bình), than thở.
UBND quận Ninh Kiều nhẫm lẫn khi giao đất tái định cư cho doanh nghiệp?
Khu đô thị mới An Bình được triển khai theo chủ trương đầu tư số 2604, ngày 10/9/2015 của UBND TP Cần Thơ, với tổng diện tích 17,8 héc ta toạ lạc tại khu vực 6 và 7, phường An Bình. Theo quyết định này, UBND quận Ninh Kiều phải có trách nhiệm bồi thường đất đúng với giá thị trường cho người dân. Đồng thời cấp nền tái định cư mới, hỗ trợ tiền thuê nhà trọ cho người dân đến khi có nơi ở mới.
Dự án có tổng thiết kế 773 nền, gồm khu tích hợp nhiều tiện ích như nhà phố, siêu thị, trung tâm mua sắm, trường học, công viên cây xanh…
Ông Lê Hoàng Đức, Giám đốc trung tâm phát triển quỹ đất quận Ninh Kiều cho biết; quận chỉ thực hiện công tác giải phóng mặt bằng và hiện chủ đầu tư chưa giao dự án này lại cho quận quản lý. “Quận đã có 3 văn bản yêu cầu nhà đầu tư phải giao nền cho hội đồng bồi thường để tổ chức cho người dân bốc thăm tái định cư nhưng chưa được. Việc này quận sẽ báo cáo với UBND thành phố để có hướng xử lý”, ông Đức thông tin.
Còn theo một lãnh UBND quận Ninh Kiều, hiện quận đang đợi UBND thành phố phê duyệt giá cơ sở hạ tầng, để khi nhận nền tái định cư người dân sẽ đóng.
Để có thông tin đa chiều, phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam đã có buổi làm việc với chủ đầu tư dự án bà Võ Ngọc Diệp, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Hồng Phát (Công ty Hồng Phát) và ông Bùi Minh Đức, phụ trách giải phóng mặt bằng dự án cho biết; đây là dự án kêu gọi đầu tư, nhà nước thu hồi đất và bố trí tái định cư (TĐC) cho các hộ dân đủ điều kiện. Vì thế, UBND quận Ninh Kiều ra quyết định thu hồi đất, đồng thời UBND quận sẽ cam kết bố trí tái định cư cho các hộ dân bị thu hồi.
Doanh nghiệp không có chức năng bố trí nền TĐC cho các hộ dân được. Tuy nhiên, UBND quận Ninh Kiều sơ xuất khi ra quyết định giao dất cho doanh nghiệp là giao trùm phần đất tái định cư 20 hộ dân cho doanh nghiệp. Vì thế, doanh nghiệp đang giữ giấy của 20 hộ dân ở đây mà không bàn giao được, do vướng thủ tục pháp lý - ông Đức chia sẻ.
Được biết, trong dự án 17,8 héc ta đất của Khu đô thị mới An Bình, có 20 hộ được xét TĐC 22 nền, nghĩa là Chủ đầu tư sẽ chừa lại cho UBND quận 22 nền TĐC để UBND quận bố trí cho các hộ dân. Tuy nhiên, không hiểu vì sao UBND quận Ninh Kiều lại giao hết phần đất TĐC đó cho Công ty Hồng Phát. Hiện Công ty Hồng Phát đã hoàn thành thủ tục đóng thuế theo thông báo của Sở Tài chính và đang giữ giấy CNQSDĐ. Còn 20 hộ dân thì chờ dài cổ chưa được nhận nền TĐC, vì quyết định nhầm lẫn của UBND quận. Đại diện Công ty Hồng Phát khẳng định, sẵn sàng giao đất TĐC cho dân, nhưng UBND quận Ninh Kiều phải điều chỉnh lại quyết định giao đất cho doanh nghiệp.
Ông Đức cho biết hiện nay UBND quận Ninh Kiều đã làm văn bản gửi UBND thành phố để chỉ đạo Sở TN&MT phối hợp giải quyết.
Phóng viên liên lạc với ông Nguyễn Chí Kiên, phó Giám đốc Sở TN&MT cho biết; dự án này là nhiệm vụ của UBND quận Ninh Kiều, nên liên hệ với UBND quận sẽ rõ hơn. Còn dự án giai đoạn 2 hơn 40 héc ta thì đã có quyết định giao đất cho Công ty Hồng Phát rồi. Tuy nhiên, theo thông tin được biết là bị vướng hơn 10 hecta đất trồng lúa, nên UBND thành phố phải có tờ trình báo cáo Thủ tướng chính phủ theo quy định. Sở TN&MT hiện đang rà soát dự án này để làm thủ tục chuyển mục đích đầy đủ rồi mới giao cho Chủ đầu tư. Ông Kiên cho biết thêm.
Nhưng, theo nguồn tin của phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam; dự án 40 héc ta giai đoạn 2 này đến cuối năm 2020 Công ty Hồng Phát đã chi trên 100 tỷ tiền bồi thường GPMB 69/374 hộ dân và đã bơm cát, san lấp mặt bằng một phần của dự án. Mặc dù hồ sơ vẫn chưa được phê duyệt chính thức.
UBND quận Sơn Trà (Đà Nẵng) có thông báo thu hồi khu đất biệt thự suối Đá trên bán đảo Sơn Trà với lý do giao đất không đúng đối tượng theo quy định của Luật Đất đai năm 2024.
Hàng nghìn căn hộ thuộc các dự án tái định cư ở Hà Nội bị bỏ hoang nhiều năm, trong khi người lao động với mức thu nhập trung bình đang chật vật để tìm nhà.
Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ 01/8/2024, quy định một số điểm mới có lợi cho người dân bị thu hồi đất như về việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư...
Luật Kinh doanh bất động sản 2023 có hiệu lực từ ngày 1/8, không cho phân lô, bán nền tại 105 thành phố, thị xã, tăng 81 địa phương so với quy định hiện hành.
Mới đây, một vụ tử vong đau lòng do chó dại cắn đã xảy ra, và nạn nhân lại chính là chủ một quán thịt chó. Vụ việc này không chỉ là hồi chuông cảnh báo về nguy cơ từ bệnh dại mà còn khiến dư luận bức xúc về thực trạng bắt chó bằng những phương pháp tàn nh
Trong một chuyến đi công việc, tôi tình cờ bắt gặp một cảnh tượng khiến lòng mình chùng xuống. Một người đàn ông đang bán một con rùa lớn, nặng hơn 10 kg. Con rùa bị lật ngửa, nằm bất động trên một cục gạch, đôi mắt lộ vẻ bất lực và đau đớn. Nhìn hình ảnh
Ngay đầu năm đã có nhiều dấu hiệu cho thấy cánh cửa mở rộng hơn cho xuất khẩu (XK) nông sản Việt trong năm 2024. Chưa kể, ngay bên lề Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đang diễn ra, đã có một sự kiện hội nghị dành riêng cho các nước XK nông sản, nhằm tìm kiếm những cách thức cạnh tranh XK công bằng nhất.
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 818/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho Sở Xây dựng Hà Nội giải quyết, tiếp nhận một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố.
UBND tỉnh yêu cầu tiếp tục thực hiện quyết liệt cải cách TTHC, tạo điều kiện “tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất” cho doanh nghiệp khi đầu tư vào Nghệ An.
Các hãng tàu nước ngoài được tự tăng phụ phí xếp dỡ tại cảng mà không cần giải trình lý do. Đây là hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu (XNK) Việt Nam. Trong tình thế xung đột Biển Đỏ vẫn đang tác động mạnh đến hàng hóa Việt thì việc tăng phụ phí của các hãng tàu đã làm cho DN Việt “khó chồng khó”.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.