“Nếu chúng ta vẫn tạo điều kiện cho tất cả học sinh tốt nghiệp THPT rồi ra cuộc đời với hiểu biết rất hạn chế, thì chúng ta đang nhìn thấy hậu quả của giáo dục,…”.
Tin nên đọc
Lịch thi chi tiết và nguyện vọng dự tuyển vào lớp 10 THPT
Hà Nội: Vào lớp 10 công lập top đầu có “dễ thở”?
Sở GD Hà Nội thành lập 5 đoàn kiểm tra thi tuyển lớp 10
Sở Giáo dục Hà Nội công bố lịch thi vào lớp 10
Đó là băn khoăn, trăn trở của cô Lê Thị Chính – Hiệu trưởng THPT Newton (Hà Nội) trong Hội nghị hướng dẫn thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT mới đây.
Phapluatplus xin trích lời cô Lê Thị Chính như sau:
Tôi thắc mắc về chính sách tuyển sinh là tại sao học sinh vào tất các các trường THPT khác đều phải dự kỳ thi tuyển vào lớp 10, mà riêng hệ THPT của các Trung tâm giáo dục thường xuyên (TTGDTX) không phải thi tuyển?
Tôi nghĩ rằng, các TTGDTX chức năng chính là dạy bổ túc văn hóa, còn THPT phải dự thi để…làm người. Bởi chúng ta hướng đến chất lượng giáo dục, được biết, có những học sinh dự thi điểm rất thấp.
Thậm chí điểm 1, hai điểm 1 cũng vào trường THPT, vậy những đối tượng không phải thi thì chất lượng đến mức nào?
Chúng ta đều mong muốn làm sao học sinh phải có mức độ hiểu biết nhất định để bước vào cuộc sống này.
Nếu chúng ta vẫn tạo điều kiện cho tất cả những học sinh đó tốt nghiệp THPT rồi ra cuộc đời này với hiểu biết rất hạn chế, thì chúng ta đang nhìn thấy hậu quả của giáo dục.
Có bao nhiêu học sinh quay lại về nước xây dựng tổ quốc!?
Chúng ta hướng dẫn rất kỹ lưỡng về việc thi tuyển vào các trường THPT chuyên, các lớp chuyên, điều này đương nhiên rồi.
Nhưng một năm, các trường THPT chuyên của Hà Nội chỉ tuyển đc 1,74% học sinh, còn lại 98, 26% là học sinh khác và các bạn ấy vẫn phải đóng góp để xây dựng tổ quốc quốc, đó là chưa nói đến số nhiều học sinh trường chuyên - những tài năng của chúng ta được ưu ái hết sức và tạo điều kiện để phát triển tài năng.
Nhưng sau đó thì chúng ta chưa đo đếm được có bao nhiêu học sinh trở về nước xây dựng tổ quốc. Rõ ràng nhìn vào chất lượng giáo dục từ các học sinh đào tạo không phải trường chuyên, các trường công lập và ngoài công lập. Tôi nghĩ rằng, cần có sự công bằng trong chính sách tuyển sinh.
Cũng ở chỗ công bằng, tôi thấy hơi thắc mắc và mâu thuẫn ở chỗ học sinh thi đạt tốt nghiệp THCS đủ điều kiện. Các em phải được quyền bình đẳng ghi nguyện vọng vào các trường THPT mà các em lựa chọn và khi đỗ vào trường theo nguyện vọng thì các em có quyền được học trường đó.
Vậy thì các em ghi hai nguyện vọng vào trường công lập thì chúng ta đều thấy rõ, nhưng riêng đối với các trường tự chủ tài chính ngoài công lập thì lại nguyện vọng thứ nhất ghi vào trường công lập chỉ để đi thi nhờ. Và nguyện vọng thứ hai ghi chữ in hoa ngoài công lập có nghĩa là chỉ được học ngoài công lập, chỗ này tôi nghĩ nên phải xem xét lại, ghi nguyện vọng thứ nhất khác nào là một nơi để thi nhờ!?
Giám đốc Sở duyệt chuyển trường là tạo ra rào cản với học sinh
Trong hướng dẫn tuyển sinh có ghi “Những học sinh thi tuyển vào trường THPT công lập thì phải học tại trường đó cho đến hết cả cấp học, những trường hợp đặc biệt phải được Giám đốc Sở duyệt mới được chuyển trường. Tôi thấy GĐ Sở quản lý ti tỉ việc, quản lý từ các bậc mầm non, các trường dạy nghề,…
Kể cả dạy học đại học mà phải xét trường hợp trên có thấy hợp lý không hay lại tạo ra rào cản với học sinh.
|
"Các em ghi hai nguyện vọng vào trường công lập khác nào là một nơi để thi nhờ!?". Ảnh: Internet. |
Thêm nữa sở cũng có quy định về việc không có một trường nào được quyền cấm học sinh khi có nhu cầu chính đáng cần rút hồ sơ.
Vậy việc chuyển trường từ trường THPT công lập sang trường khác rất khó khăn, nên việc kia cũng khó khăn, tôi thấy chưa thỏa đáng, chưa tạo ra được sự bình đẳng cho tất cả các loại hình trường, đặc biệt là quyền lợi của học sinh.
Bởi khi vào cuộc đời này, chúng ta không phân biệt công dân loại một loại hai, loại ba… Nhất là khi nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ XII cũng muốn hướng đến sự công bằng của tất cả các thành phần kinh tế.
Vậy thì với giáo dục cũng nên khuyên khích sự cạnh tranh để tạo nên chất lượng, đóng góp nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước!.
Giải đáp những thắc mắc, băn khoăn trên, ông Ngô Văn Chất – Trưởng phòng Quản lý thi và Kiểm định chất lượng (Sở GD&ĐT Hà Nội) cho biết: “Việc đăng ký nguyện vọng vào các trường chủ yếu dành cho các cháu không có hộ khẩu thường trú ở Hà Nội. Nhưng nếu muốn vào học tại các trường THPT tại Hà Nội thì học ra sao, phương thức tuyển sinh đều thống nhất là kết hợp thi tuyển với xét tuyển. Do vậy tất cả các trường công lập, ngoài công lập đều phải tham gia kỳ thi tuyển. Đối tượng không đủ điều kiện đăng ký vào một trường công lập thì phải có địa điểm thi, mục đích chính cho những học sinh không có hộ khẩu ở Hà Nội thi nhờ để lấy điểm thi để xét tuyển vào trường ngoài công lập. Và đã đăng ký học, phải học trường đó chứ không thể nay thích học trường này, mai học trường khác, như vậy rất khó quản lý, nên đã đăng ký học ở đâu thì phải học ổn định ở đó. Việc chuyển trường phải được GĐ Sở cho phép, bởi không quản lý, không thể nắm những học sinh chuyển trường là không chấp nhận được. Việc rút hồ sơ, Sở quy định rõ, trong thời điểm tuyển sinh hoặc sau khi trúng tuyển, các cháu không thích học thì Sở đã có chỉ đạo, đề nghị các trường tạo mọi tạo mọi điều kiện để rút hồ sơ. Tại sao TTGDTX không lấy điểm xét tuyển mà lại chỉ xét tốt nghiệp hệ TPHT trong các TTGD những năm trước đây số lượng rất lớn, cơ sở còn rất tốt. Và Sở có giao chỉ tiêu vào học lớp 10 hệ THPT trong các TTGDTX thì chỉ có riêng Hà Nội thực hiên việc này. Việc vào thi THPT, từ năm 2015, học ở bổ túc THPT thì nên thi đều như nhau, không có phân biệt”. |