Chiều 9/2, tại Bạc Liêu, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan đã có buổi họp mặt đầu năm 2022 với 13 Lãnh đạo Sở NN&PTNN các tỉnh, thành.
Theo đó, lãnh đạo 13 Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, thành vùng ĐBSCL chia sẻ thực trạng sản xuất, những thuận lợi, khó khăn của năm 2021 vừa qua, cũng như kế hoạch hành động, đề xuất các giải pháp thực hiện nhằm đạt các mục tiêu và kế hoạch của năm 2022 của ngành Nông nghiệp vùng ĐBSCL.
Tham dự họp mặt còn có ông Lữ Văn Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bạc Liêu; ông Phạm Văn Thiều, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu; ông Trần Thanh Nam Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT; ông Lê Văn Sử Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau và Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 13 tỉnh/thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Mang lại hiệu ứng rất tốt, hiệu quả thiết thực cho nông dân
Theo đó, từ khi có Nghị quyết số 120/NQ-CP năm 2017 của Chính phủ về “phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu” Đảng bộ, chính quyền các tỉnh vùng ĐBSCL nỗ lực vươn lên vượt qua khó khăn thách thức. Các tổ chức quốc tế, đối tác phát triển đã tích cực tham gia và hỗ trợ hiệu quả; nhất là đại đa số người dân đã đồng tình, ủng hộ và chủ động tham gia, mang lại hiệu ứng rất tốt, bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực.
Tuy nhiên, khó khăn, thách thức thời gian tới còn nhiều: Việc cân đối an ninh lương thực - đất lúa và chuyển đổi sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu của vùng đồng bằng sông Cửu Long; các vấn đề về ô nhiễm môi trường, sụt lún đất, suy giảm mực nước ngầm, nguồn nước thượng nguồn sông Mê-kông; xâm thực bờ biển, tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển làm ảnh hưởng đến tính mạng và tài sản của người dân,...
Phát biểu tại cuộc họp, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều nhấn mạnh: “Tỉnh Bạc Liêu rất muốn lắng nghe ý kiến phát biểu của lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT của 13 tỉnh/thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long, để tỉnh nghiên cứu, học tập vận dụng vào thực tế sản xuất nông nghiệp của địa phương. Mong muốn nhận được các ý kiến của đồng chí Thứ trưởng, đặc biệt là những chỉ đạo tâm huyết của đồng chí Bộ trưởng để tỉnh đề ra các giải pháp thực hiện có hiệu quả hơn trong thời gian tới, góp phần thúc đẩy ngành Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bạc Liêu ngày càng phát triển, sớm đưa Bạc Liêu trở thành “Trung tâm ngành công nghiệp tôm cả nước” theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ".
Cũng như đồng chí Bộ trưởng đã từng nói: “Một nền nông nghiệp không cùng nhau hành động tập thể sẽ khó phát triển, phải cùng nhau định nghĩa, định vị lại, phải quan tâm tới “Hợp tác và liên kết thành một không gian kinh tế, chứ không phải là mảnh ghép thuần tuý”, chuyển từ theo đuổi, phát triển theo từng địa giới hành chính sang hướng liên kết liên địa phương, liên vùng. Kiến tạo không gian kinh tế mở, như một thực thể hoàn chỉnh; từ không gian kinh tế đó, tạo được động lực, môi trường phát triển hài hòa, liên kết chặt chẽ của “tam giác phát triển” nhà nước - thị trường - xã hội....”.
Hiệu quả mô hình lúa thơm – tôm sạch
Cũng tại cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử cho biết: “Tỉnh Cà Mau đã quy hoạch 23 tiểu vùng trong đó có những mô hình luân canh lúa – tôm càng xanh Bắc Cà Mau. Theo tính toán thu nhập từ mô hình này cho thu nhập từ 60-80 triệu đồng/hecta/vụ/năm. Lợi nhuận tuy còn khiêm tốn nhưng sản phẩm mang lại rất ấn tượng. Chất lượng của hạt lúa ở mô hình này vượt trội so với vùng chuyên canh lúa. Tuy nhiên, vẫn còn những điểm nghẽn, trong đó có việc đầu tư hạ tầng thủy lợi chưa đồng bộ.
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu Lưu Hoàng Ly cho rằng: “Năm 2021, sản xuất nông nghiệp của tỉnh cũng như của ĐBSCL gặp nhiều khó khăn do thời tiết diễn biến phức tạp (hạn hán, xâm nhập mặn...), dịch bệnh tả heo Châu Phi và nhất là ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Song với sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ giữa các Sở, Ngành và địa phương, cùng với sự nỗ lực phấn đấu của toàn Ngành và bà con nông dân. Ngành Nông nghiệp đạt kết quả khá khả quan, hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu đều tăng so với cùng kỳ, toàn ngành đạt mức tăng trưởng 4,5%, góp phần quan trọng cho tăng trường kinh tế chung của tỉnh đạt 5,05% (xếp thứ 1/13 tỉnh trong Vùng ĐBSCL). Đặc biệt, ngành Nông nghiệp tiếp tục giữ vai trò là “trụ đỡ” quan trọng trong phát triển kinh tế chung của tỉnh.
Trong năm 2022 và những năm tiếp theo, ông Lưu Hoàng Ly cho biết: “Ngành nông nghiệp Bạc Liệu rất mong nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và PTNT, các Bộ, ngành Trung ương; sự phối hợp chặt chẽ của các tỉnh, thành vùng ĐBSCL tiếp tục đồng hành, hỗ trợ, chia sẽ những kinh nghiệm cho sự phát triển của Ngành nông nghiệp và PTNT, nâng cao đời sống của nông dân vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung, tỉnh Bạc Liêu nói riêng; quyết tâm “hợp tác và liên kết thành một không gian kinh tế”.
Kết luận cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cảm xúc khi buổi họp mặt đầu năm với những tâm huyết, kỳ vọng để phát huy vững chắc cho trụ đỡ nền kinh tế bền vững và ngành Nông nghiệp vùng ĐBSCL phải thay đổi thích ứng với biến đổi khí hậu, biến động thị trường và chiến lược để giảm chi phí thấp nhất nhưng mạng lại giá trị chất lượng cao nhất để nang lợi nhuận cao nhất cho nông dân sản xuất, thu nhập cao. Đặc biệt, làm giàu với ngành Nông nghiệp và cũng là mục tiêu cao nhất của chiến lược ngành Nông nghiệp gắn kết với phát triển nông thôn vì bức tranh toàn cảnh cho sự phát triển nông nghiệp trù phú của vùng và cả nước, kỳ vọng sức bật cho nền Nông nghiệp Việt Nam xuất phát từ sự đột phá của nông nghiệp vùng ĐBSCL”.
“Vấn đề hiện nay, chúng ta phải chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp. Ngành nông nghiệp các tỉnh phải làm sao nhanh chóng lan tỏa tinh thần. Trong đó, thiết thực nhất là thực hiện thông qua các mô hình, nổi bật như lúa thơm, tôm sạch ở vùng ĐBSCL.
Chúng ta phải tự tin 10 năm, 20 năm nữa thương hiệu vùng được xây dựng từ chính những khó khăn trong điều kiện khắc nghiệt. Đồng thời, cùng nhau phải vượt qua khó khăn và trở thành hình mẫu là một trong những đồng bằng thích ứng với biến đổi khí hậu trên thế giới” - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan nhấn mạnh.
UBND tỉnh Bình Dương vừa khởi công xây dựng Dự án nhà ga metro với tổng mức đầu tư 2.400 tỷ đồng. Dự án này không chỉ là một công trình giao thông, mà còn là biểu tượng của sự kết nối 2 vùng kinh tế động lực phía Nam là TP HCM - Bình Dương, tạo dấu ấn mở đầu sự chuyển mình mạnh mẽ cho chặng đường phát triển phía trước.
Sáng 1/3, Văn phòng UBND tỉnh Đồng Nai cùng các sở, ngành và đơn vị liên quan đã tổ chức cuộc họp để thống nhất công tác chuẩn bị cho Hội nghị trao đổi, hợp tác giữa các địa phương vùng Đông Nam Bộ diễn ra vào quý I-2024.
Cách đây 2 năm, lần đầu tiên Bộ Chính trị đã ban hành 6 Nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh 6 vùng đến năm 2030, tầm nhìn 2045, gồm: Trung du, miền núi Bắc Bộ; Đồng bằng sông Cửu Long; vùng Tây Nguyên; vùng Đông Nam Bộ; vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ; vùng Đồng bằng sông Hồng.
Ngày 28/6, Ban Kinh tế Trung ương phối hợp UBND TP Hải Phòng tổ chức Hội thảo “Thúc đẩy hình thành chuỗi đô thị động lực thông minh vùng Đồng bằng sông Hồng kết nối khu vực và thế giới”.
Ngày 11/7/2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký các Quyết định 824/QĐ-TTg, 825/QĐ-TTg, 826/QĐ-TTg, 827/QĐ-TTg thành lập Hội đồng điều phối vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ, vùng Đông Nam Bộ, vùng đồng bằng Sông Hồng và vùng Tây Nguyên.
Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) sẽ áp dụng thí điểm thu phí đỗ ôtô bằng công nghệ RFID tại ba tuyến đường trung tâm như Hai Bà Trưng, Lê Lai, quận 1 và Phạm Hữu Chí, quận 5 thay cho ứng dụng trước đó.
Chúng ta đều biết rằng, từ ngàn đời nay, người phụ nữ Việt Nam luôn gắn liền với hình ảnh “công, dung, ngôn, hạnh” - tứ đức làm nên vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Á Đông. Họ là những người tần tảo lo toan cho gia đình, gánh vác cơm áo gạo tiền, là c
Hội đồng xét xã đạt Tiêu chí quốc gia y tế xã cấp thành phố đã thống nhất với kết quả 85/85 xã, phường, thị trấn đủ điều kiện công nhận đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
Chiều 20/11, tại Bình Thuận, đại diện BTC cuộc thi Hoa hậu Biển Việt Nam 2024 và Đài Phát Thanh – Truyền hình tỉnh Bình Thuận đã chính thức ký kết hợp tác trong việc tổ chức và truyền thông cho cuộc thi, hứa hẹn mang đến cho khán giả những trải nghiệ
Ngày 23/11, Công an TP Hà Nội cho biết, Công an huyện Sóc Sơn đã bắt giữ đối tượng Ma Vũ Duy (SN 2004, trú tại Thanh Thịnh, Chợ Mới, Bắc Kạn) để điều tra hành vi giết người, cướp tài sản.
Các đối tượng nhập cảnh trái phép vào Việt Nam chơi và có ý định xuất cảnh trái phép trở về Trung Quốc bằng đường biển thì bị lực lượng Bộ đội Biên phòng phát hiện và bắt giữ.
Với tinh thần tấn công quyết liệt với tội phạm, chỉ sau 24 giờ điều tra, Công an huyện Như Xuân đã phát hiện, bắt giữ đối tượng Nguyễn Đức Phúc để điều tra về hành vi "Trộm cắp tài sản".
Bà Nguyễn Thị Vũ đã gào khóc và không thể đứng vững khi nhìn thấy đứa con trai yêu quý bị tật là Đỗ Thái Ngọc được lực lượng hỗ trợ tư pháp dẫn giải tới TAND TP Tuy Hoà để HĐXX tiến hành xét xử trong vụ án “Cố ý gây thương tích”.
Phát hiện đối tượng vi phạm giao thông, tổ công tác đã yêu cầu dừng phương tiện để kiểm tra, nhưng nam thanh niên không những không chấp hành mà tiếp tục tăng ga bỏ chạy và đã đâm vào một đồng chí trong tổ công tác bị thương, sau đó tiếp tục bỏ chạy.
Từ tháng 6/2024 đến khi bị bắt, bọn chúng đã tổ chức cho nhiều người dân trên địa bàn thành phố Thanh Hóa vay tiền với mức lãi suất từ 3.000 đồng đến 20.000 đồng/triệu/ngày (tương đương với 100 - 600%).
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.