Cách đây 2 năm, lần đầu tiên Bộ Chính trị đã ban hành 6 Nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh 6 vùng đến năm 2030, tầm nhìn 2045, gồm: Trung du, miền núi Bắc Bộ; Đồng bằng sông Cửu Long; vùng Tây Nguyên; vùng Đông Nam Bộ; vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ; vùng Đồng bằng sông Hồng.
Điều này nhằm khai thác tốt hơn và phát huy tốt nhất các lợi thế của mỗi vùng về kết cấu hạ tầng, điều kiện tự nhiên, vị trí địa kinh tế - chính trị, nguồn nhân lực. Tăng cường tính liên kết nội vùng và liên vùng để tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu, tạo không gian phát triển mới...
Trong quá khứ, đã từng có lúc chúng ta loay hoay về “bài toán” phát triển; và “mạnh ai nấy làm”. Minh chứng là từng có “hội chứng” xi măng lò đứng, mía đường, khu công nghiệp, khu kinh tế (đến tận cấp huyện), cảng biển…
Điều này phản ánh tư duy thời tự cung, tự cấp; trong nhà thứ gì cũng phải có, ít lúa, ít khoai, ít đậu, ít lạc... trên mảnh vườn, mảnh ruộng nhà mình. Thời chuỗi giá trị toàn cầu, nhất là khi cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 bùng nổ, đã kích hoạt tính liên kết từng địa phương với cả nước, từng nước với toàn cầu.
Thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết quy hoạch tổng thể quốc gia, cho đến nay 6 quy hoạch vùng và 13 quy hoạch tỉnh, thành đã được phê duyệt.
Các vùng kinh tế được thành lập có ý nghĩa làm cơ sở để tổ chức không gian các hoạt động kinh tế - xã hội, hệ thống đô thị, nông thôn, kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trong vùng, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ. Để có “nhạc trưởng”, Thủ tướng Chính phủ cũng đã thành lập Hội đồng điều phối các vùng kinh tế.
Như vậy, xét về giá trị cốt lõi của các quy hoạch, từ tổng thể đến vùng, tỉnh thành là tính liên kết.
Năm 2024 là năm các địa phương có nhiệm vụ hoàn thành kế hoạch, lộ trình triển khai, giải pháp thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu của quy hoạch vùng, quy hoạch địa phương, tạo động lực phát triển trong giai đoạn mới; hết sức lưu ý đến vấn đề phát triển, gắn kết của các tiểu vùng.
Tại Hội nghị tổng kết hoạt động năm 2023, xây dựng kế hoạch năm 2024 của Hội đồng điều phối vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ, ngày 13/1, tổ chức tại TP Vinh (Nghệ An), Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà lưu ý tính liên kết phải bắt đầu từ liên kết về cơ chế, chính sách; sau đó là đầu tư kết cấu hạ tầng nội vùng, liên vùng.
Trong vùng có từng tỉnh, từng tiểu vùng. Vấn đề hiện nay vẫn là hoàn thiện cơ chế, chính sách. Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù cho một số tỉnh, thành cần phải được tổng kết thành chính sách chung, trước hết trong nội vùng.
UBND tỉnh Bình Dương vừa khởi công xây dựng Dự án nhà ga metro với tổng mức đầu tư 2.400 tỷ đồng. Dự án này không chỉ là một công trình giao thông, mà còn là biểu tượng của sự kết nối 2 vùng kinh tế động lực phía Nam là TP HCM - Bình Dương, tạo dấu ấn mở đầu sự chuyển mình mạnh mẽ cho chặng đường phát triển phía trước.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1245/QĐ-TTg về chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Trung Thành, tỉnh Nam Định.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 482/QĐ-TTg ngày 6/6/2024 về chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Phúc Long mở rộng, tỉnh Long An.
Sáng 1/3, Văn phòng UBND tỉnh Đồng Nai cùng các sở, ngành và đơn vị liên quan đã tổ chức cuộc họp để thống nhất công tác chuẩn bị cho Hội nghị trao đổi, hợp tác giữa các địa phương vùng Đông Nam Bộ diễn ra vào quý I-2024.
Ngày 28/6, Ban Kinh tế Trung ương phối hợp UBND TP Hải Phòng tổ chức Hội thảo “Thúc đẩy hình thành chuỗi đô thị động lực thông minh vùng Đồng bằng sông Hồng kết nối khu vực và thế giới”.
Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) sẽ áp dụng thí điểm thu phí đỗ ôtô bằng công nghệ RFID tại ba tuyến đường trung tâm như Hai Bà Trưng, Lê Lai, quận 1 và Phạm Hữu Chí, quận 5 thay cho ứng dụng trước đó.
Chúng ta đều biết rằng, từ ngàn đời nay, người phụ nữ Việt Nam luôn gắn liền với hình ảnh “công, dung, ngôn, hạnh” - tứ đức làm nên vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Á Đông. Họ là những người tần tảo lo toan cho gia đình, gánh vác cơm áo gạo tiền, là c
Hội đồng xét xã đạt Tiêu chí quốc gia y tế xã cấp thành phố đã thống nhất với kết quả 85/85 xã, phường, thị trấn đủ điều kiện công nhận đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
Chiều 20/11, tại Bình Thuận, đại diện BTC cuộc thi Hoa hậu Biển Việt Nam 2024 và Đài Phát Thanh – Truyền hình tỉnh Bình Thuận đã chính thức ký kết hợp tác trong việc tổ chức và truyền thông cho cuộc thi, hứa hẹn mang đến cho khán giả những trải nghiệ
Kỷ niệm 69 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2024), Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam đã đến thăm và chúc mừng các y bác sỹ đang công tác tại Bộ Y tế và một số bệnh viện.
Ngày 27/2, Nhà báo Huỳnh Ngọc Hiếu – Trưởng Đại diện Văn phòng Đông Nam Bộ, Báo Pháp luật Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến thăm và chúc mừng Sở Y tế và Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam.
Mục đích tổ chức hội trại tòng quân là nhằm tuyên truyền giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng, Dân tộc, Quân đội, lực lượng vũ trang thành phố.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.