Những tin chính trong bản tin hôm nay: Phá dỡ vi phạm trật tự xây dựng là vấn đề lớn; Cấm chuyển nhượng căn hộ chung cư diện giải tỏa...
Tin nên đọc
Bản tin Bất động sản Plus: Cư dân tòa nhà Sông Đà Urban Tower phát bực vì chủ đầu tư om tiền phí bảo trì
Bản tin Bất động sản Plus: Tại sao người dân không muốn về ở nhà tái định cư?
Bản tin Bất động sản Plus: Hàng loạt bất cập tại dự án Happy Star khiến cư dân bức xúc
Bản tin Bất động sản Plus: Cư dân hàng loạt khu chung cư ở Hà Nội bức xúc "xuống đường" đòi quyền lợi
1. Tòa nhà Hancorp Plaza: Cư dân lo lắng vì chưa có giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở
Vừa qua Pháp Luật Plus nhận được đơn kiến nghị từ Ban Quản trị Nhà chung cư 28 tầng Làng Quốc tế Thăng Long (Hancorp Plaza) tại số 72 Trần Đăng Ninh, Cầu Giấy, Hà Nội.Theo phản ánh trong đơn thì từ khi đi vào hoạt động đến nay tại tòa nhà tồn tại hàng loạt những sai phạm trong xây dựng và vận hành khai thác.
Thông tin tới Pháp Luật Plus ông Nguyễn Năng Lực, Trưởng Ban quản trị chung cư Hancorp Plaza cho biết: Toàn bộ hệ dự án đã được hoàn thiện và chính thức bàn giao đưa vào sử dụng từ tháng 2/2013 với 259 căn hộ. Thế nhưng, từ đó đến nay phía chủ đầu tư là Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội vẫn chưa tiến hành làm giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà ở cho 91 căn hộ.
Ban Quản trị tòa nhà cùng các hộ dân cũng đã nhiều lần thắc mắc lên chủ đầu tư thì cũng chỉ nhận được câu trả lời rằng đang vướng mắc về thủ tục pháp lý và mới đây nhất vào ngày 25/11/2016 là lời hứa hẹn hết quý I năm 2017 sẽ giải quyết xong nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả cụ thể.
Một vấn đề nữa cũng được cư dân tòa nhà Hancorp Plaza quan tâm là việc: Tại Mục 4, Khoản b, Phụ lục Hợp đồng - “Quy chế quản lý và sử dụng Tổ hợp nhà ở đa năng 28 tầng Làng Quốc tế Thăng Long” - phần không tách rời của Hợp đồng mua bán căn hộ ngày 10/3/2010 ký giữa chủ đầu tư và bên mua đã ghi rõ trong nơi để xe là phần sở hữu chung trong tòa nhà.
|
Tòa nhà Hancorp Plaza: Cư dân lo lắng vì chưa có giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở. |
Tuy nhiên, ngày 24/3/2015 chủ đầu tư lại khẳng định: “Tầng hầm B1, B2 là tài sản của chủ đầu tư để cung cấp dịch vụ trông giữ xe phục vụ khách hàng và dân cư của tòa nhà”. Hơn thế, chủ đầu tư đưa phần giá trị đầu tư của tầng hầm để xe vào xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa. Thế nhưng, chủ đầu tư lại không đưa ra được số liệu chứng minh tầng hầm được xây dựng từ nguồn vốn của chủ đầu tư.
Về phía chủ đầu tư ông Nguyễn Đỗ Quý - Phó Tổng giám đốc Công ty Xây dựng Hà Nội cho biết:
“Về vấn đề sổ hồng thì hôm qua (6/7/2017 - PV) chúng tôi đã trả lời với Ban Quản lý tòa nhà. Trong 91 căn hộ dân chưa làm giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà ở thì có 2 phần, phần thứ nhất dân chưa hoàn thiện hết thủ tuc, trong 91 căn có 55 căn đã hoàn thiện hết rồi, chúng tôi đã gửi ra sở tài nguyên môi trường và sở đã tiếp nhận 12 hộ sơ rồi.
Sau đó, chúng sẽ tiếp tục hoàn thiện tiếp, còn 36 hộ chưa nộp hồ sơ lên chúng tôi đã nói với bên Ban Quản trị đốc thúc các hộ này nộp hồ sơ về cho chủ đầu tư tiếp tục làm và phải làm từng đợt”. nhà và Xây dựng Tây Hồ) mới đưa lên Tổng làm, Tổng trực tiếp làm cho các hộ dân mới nhanh được, ngày xưa Tây hồ ký hợp đồng với dân mà có phải Tổng ký đâu”.
Ngoài ra, còn hàng loạt những khúc mắc tại tòa nhà cũng đã được cư dân phản ánh như việc: Chủ đầu tư chiếm dụng Quỹ Bảo trì tòa nhà, cố tình không bàn giao đầy đủ và đúng hạn cho Ban Quản trị theo quy định của pháp luật;…
|
Đơn kiến nghị của cư dân tòa nhà Hancorp Plaza. |
Ông Nguyễn Đỗ Quý - Phó Tổng giám đốc Công ty Xây dựng Hà Nội cho biết: “Chúng tôi cũng đang cố gắng giải quyết những yêu cầu của Ban Quản trị tòa nhà và phía chính quyền và cũng đang tích cực đàm phán giải quyết dứt điểm. Những vấn đề gì có thể giải quyết được thì trong tháng 7 cố gắng, những vấn đề tiếp theo thì có văn bản gửi Bộ Xây dựng, sở xây dựng và cho người dân”.
Cũng theo ông Quý tầng hầm được Tổng công ty xác định thuộc sở hữa của Chủ đầu tư bởi giá trị tầng hầm không được phân bổ vào giá bán căn hộ chung cư và giá trị tầng hầm đang được xác định là giá trị tài sản nhà nước tại Tổng công ty. Tháng 7/2014, Tổng công ty đã chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần nhưng đến nay quá trình bàn giao tài sản của doanh nghiệp nhà nước sang công ty Cổ phần vẫn chưa hoàn tất.
Để giải quyết vấn đề tranh chấp quyền sở hữa tầng hầm, Tổng công ty sẽ có văn bản xin ý kiến chỉ đạo của Bộ Xây dựng và cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình bàn giao phần vốn nhà nước sang công ty cổ phần theo đó sẽ làm rõ phần sở hữa riêng của Chủ đầu tư và các phần sở hữa chung của các chủ sở hữa trong tòa nhà.
“Về việc cung cấp tài liệu do bên anh là công ty cổ phần, phần vốn nhà nước chi phối, có những tài liệu có thể cung cấp, có những tài liệu không thể cung cấp. Đến ngày 11/7 bên chúng tôi sẽ ra soát lại các đầu mục, tài liệu nào cung cấp được, tài liệu nào không cung cấp được chúng tôi sẽ trả lời.”
Về việc thu, quản lý và sử dụng kinh phí bảo trì: Trong văn bản họp hôm qua (6/7/2017) chúng tôi đã thống nhất với Ban quản trị tòa nhà sẽ thống kê con số, tính đúng, tính đủ xem số liệu như nào và Tổng công ty sẽ chuyển cho Ban Quản trị số tiền bảo trì này.
Được biết, Ban quản trị chung cư đã có nhiều đơn kiến nghị tới Văn phòng Chính phủ, Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng…. để mong muốn các cơ quan chức năng vào cuộc, giải quyết nhằm đảm bảo quyền lợi của các cư dân chung cư Hancorp.
2. Bí thư Hà Nội: Phá dỡ vi phạm trật tự xây dựng là vấn đề lớn
Vừa qua, trong cuộc tiếp xúc cử tri huyện Đan Phượng, Hoài Đức sau kỳ họp Quốc hội, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải dành nhiều thời gian nói về việc thành phố chuyển 18 vụ vi phạm trật tự xây dựng nghiêm trọng trên địa bàn sang cơ quan cảnh sát điều tra làm rõ.
Theo Bí thư Thành ủy Hà Nội, quá trình phát triển đô thị bao giờ cũng có điều chỉnh quy hoạch để phù hợp với điều kiện thực tế. Dù vậy, thành phố vẫn phải quản lý chặt chẽ và xử lý nghiêm vấn đề vi phạm trật tự xây dựng, lấn chiếm đất nông nghiệp.
|
Bí thư Hà Nội: Phá dỡ vi phạm trật tự xây dựng là vấn đề lớn. |
Bí thưHoàng Trung Hải cho hay, thành phố đã chuyển 18 vụ vi phạm trật tự xây dựng nghiêm trọng sang cơ quan điều tra để xử lý. Tuy nhiên, theo ông, nếu các vụ việc được các xã, phường xử lý nghiêm ngay từ đầu thì sẽ không trở thành vấn đề nóng.
“Cả một công trình mà mình không kiểm tra, xử lý ngay từ đầu để nó trở thành công trình lớn rồi mới phá đi thì thành ra của đau con xót.Phá đi cũng là vấn đề rất lớn động đến xã hội”.
3. Nhiều công trình trọng điểm bị ngưng trệ do cát xây dựng đội giá
Việc chấn chỉnh hoạt động khai thác cát trong thời gian qua đã khiến giá cát tăng mạnh, ảnh hưởng đến tiến độ triển khai các công trình xây dựng. Những ảnh hưởng từ việc tăng giá cát là thực tế đã được ghi nhận tại Đồng Tháp. Tỉnh Đồng Tháp cùng với nhiều địa phương khác trong vùng đã có văn bản kiến nghị Bộ Xây dựng, Thủ tướng Chính phủ để chờ được xem xét giải pháp hỗ trợ.
4. Đà Nẵng cấm chuyển nhượng căn hộ chung cư diện giải tỏa
Liên quan đến việc một số hộ dân thuộc diện giải tỏa được nhà nước bố trí căn hộ chung cư rồi đem chuyển nhượng cho người khác, vừa qua, Sở Xây dựng TP Đà Nẵng cho biết UBND TP đã có quyết định cấm việc này.
Theo ông Nguyễn Ngọc Tuấn - phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng - vừa qua TP đã có công văn chấm dứt việc cho phép ký hợp đồng chuyển đổi quyền cho thuê căn hộ đối với các hộ diện giải tỏa (hộ tái định cư) theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
|
Đà Nẵng cấm chuyển nhượng căn hộ chung cư diện giải tỏa. |
Trường hợp các hộ diện giải tỏa được bố trí cho thuê chung cư, yêu cầu các hộ có cam kết khi nhận thuê nhà chung cư phải thực hiện ở chính chủ (không được mua bán, không được cho thuê lại, cho ở nhờ, để trống…), nếu vi phạm sẽ bị thu hồi theo quy định.
Trường hợp các hộ giải tỏa được UBND TP bố trí cho thuê chung cư, các hộ không có quyền chuyển nhượng căn hộ chung cư cho các đối tượng khác sử dụng.
5. BĐS Đài Loan hút khách trở lại sau một năm trầm lắng
Tháng 6 vừa qua, tổng lượng giao dịch BĐS nhà ở và thương mại tại 6 thành phố lớn của Đài Loan đạt 20.351 căn, tăng 19% so với cùng kỳ năm trước.
Theo các chuyên gia BĐS, các chính sách kiềm chế đã khiến thị trường nhà đất Đài Loan giảm nhiệt mạnh trong năm 2016.Cụ thể, chính quyền Đài Loan ban hành quy định bắt buộc người mua BĐS phải sở hữu BĐS đó sau một khoảng thời gian nhất định trước khi bán lại để tránh hiện tượng đầu cơ.Ngoài ra, người mua từ ngôi nhà thứ hai trở đi sẽ phải chịu thuế lên tới 45%.
|
BĐS Đài Loan hút khách trở lại sau một năm trầm lắng. |
Dưới tác động của các chính sách này, tổng doanh số nhà bán ra tại Đài Loan trong năm ngoái giảm xuống mức thấp kỷ lục là 245.396 căn. Lượng giao dịch ở 6 thành phố lớn là Đài Bắc, Tân Bắc, Đào Nguyên, Đài Trung, Đài Nam và Cao Hùng cũng giảm 16,6%.
Tuy nhiên, sang năm nay, nhà đất Đài Loan đã tăng nhiệt trở lại. Theo số liệu nghiên cứu của công ty BĐS Sinyi Realty, trong 6 tháng đầu năm nay, thị trường ghi nhận 98.633 giao dịch thuộc các phân khúc nhà ở, cửa hàng và văn phòng tại 6 thành phố lớn, tăng 20% so với cùng kì năm 2016.