Điểm tham quan bí ẩn và hấp dẫn khách du lịch khi đến Trung Quốc những chiếc quan tài nằm lơ lửng trên vách đá thẳng đứng ở Tứ Xuyên.
Trung Quốc là một trong những nước có nền văn hoá truyền thống phong phú với vô vàn những điều huyền bí. Trong số đó phải kể đến những chiếc quan tài nằm lơ lửng trên vách đá thẳng đứng ở Tứ Xuyên. Không ai biết vì sao và làm thế nào mà những cỗ quan tài nặng đến 300kg có thể được kéo lên từ mặt đất và đặt ở một nơi như vậy.
Một nền văn hoá cổ xưa
Người Bo là một dân tộc thiểu số, sinh sống dọc biên giới, nơi giao thoa giữa 2 tỉnh Tứ Xuyên và Vân Nam. Ở đây, họ đã tạo dựng nên một nền văn hoá vô cũng rực rỡ từ cách đây 3,000 năm. Tổ tiên của người Bo đã giúp đỡ vương quốc Tây Chu (1.100 - 771 TCN) đánh đổ sự cai trị của nhà Thương (1600-1100 TCN)
Người Bo có một nghi thức mai táng hoàn toàn khác lạ so với những bộ lạc khác. Họ sẽ tìm những cây gỗ có số tuổi lên đến hàng chục, hàng trăm năm, sau đó khoét lỗ bên trong để đưa thi thể người chết vào và những chiếc quan tài này cũng không được sơn mà hoàn toàn để mộc mạc.
Những cỗ quan tài này có niên đại khoảng 400 năm, vào khoảng cuối thời nhà Minh (1368-1644), trong khi nhiều cỗ khác có niên đại lên đến 1,000 năm, rơi vào thời nhà Tống (960-1279). Cho đến nay, những cỗ quan tài đầu tiên được tìm thấy xung quanh khu vực đập thủy điện Tam Hiệp, có niên đại từ cách đây 2.500 năm, rơi vào thời Xuân Thu Chiến Quốc (770 - 476 TCN).
Tục mai táng người chết trong các cỗ quan tài treo leo trên vách đá nằm rải rác ở những vùng đất phía tây nam của Trung Quốc vào thời cổ đại. Tuy nhiên, những phong tục này đã bị mai một cùng với sự biến mất bí ẩn của người Bo. Người ta chỉ biết đến người Bo và nền văn minh của họ thông qua những cỗ quan tài và những bức tranh mà họ đã vẽ lên trên vách núi đá vôi. Người Bo cổ đại từng có nền văn hóa rực rỡ tương tự như người Maya ở khu vực châu Mỹ.
Những bí ẩn được tiết lộ
Ngày 16/9/2002, một nhóm nghiên cứu chủ yếu là những chuyên gia và kỹ thuật viên về văn hoá và bảo tàng đến vùng núi Matangba và bắt đầu trở thành chủ đề nóng hổi trong giới kiến trúc, những nhà khảo cổ học, nhà nghiên cứu kiến trúc dân gian...
Những cỗ quan tài lơ lửng trên vách đá.
Lý giải nguyên nhân tại sao người Bo lại an táng người quá cố tại những vị trí cao khủng khiếp như thế? Nhà nghiên cứu Li Jing viết rằng, trong suốt thời đại nhà Nguyên (1279-1368) đã có một tư liệu đề cập đến vùng Vân Nam như sau: “Những cỗ quan tài được táng trên cao một phần để thú rừng không thể lấy xác, ngoài ra còn được xem là một điềm may mắn. Thậm chí vị trí treo quan tài càng cao càng thể hiện địa vị của người quá cố trong xã hội người Bo xưa và con cháu của người quá cố sẽ gặp nhiều thuận lợi và may mắn. Hơn nữa, quan tài treo càng cao thì linh hồn người quá cố càng dễ dàng tiếp cận tới những vị thần”.
Theo ông Thôi Trần, người phụ trách bảo tàng Nghi Tân cho biết, những cố quan tài treo trên vách núi có 3 loại, một số quan tài được đặt và nằm lơ lửng trên những thanh gỗ và không biết bằng cách nào mà những thanh gỗ này được đóng trên vách đá, một số cỗ quan tài khác thì được đặt trong huyệt đào trên vách núi, số khác nữa thì được đặt nhô ra trên những mỏm đá treo leo. Tất cả những quan tài này đều được tìm thấy ở vách núi Gongxian, nơi nổi tiếng bởi sự hiện diện của một bộ sưu tập các cỗ quan tài “bay” đa hình thái, một nơi chứa đựng những bí ẩn về mộ táng kỳ bí nhất trên đất nước Trung Quốc.
Ngoài ra, những cỗ quan tài này chủ yếu quần tụ xung quanh 2 ngọn núi Matangba và Sumawan với khoảng 100 cỗ được đặt trên những vách núi đã vôi lởm chởm. Ngày 24/9, họ khảo sát quan tài đầu tiên, cao 20 mét so với mặt đất, ở đây họ đã tìm thấy những di tích của một trong những người Bo, sống cách đây 400 năm. Bộ xương là một người đàn ông có thân hình khá cao to, trong quan tài có cát và bùn nhưng không thấy bất kỳ đồ vật mai táng nào như thường thấy. Họ nghi ngờ rằng, có khả năng những đồ vật đó đã bị đánh cắp. Chiếc quan tài này nặng khoảng 200kg, dài 2 mét và rộng 0.7 mét và được làm từ một thân cây to lớn, thân và nắp quan tài được đóng đinh rất chắc chắn.
Từ xa, họ đã nhìn thấy vách núi dài khoảng 600 mét và cao khoảng 120 mét. Những cỗ quan tài lơ lửng trên vách đá làm giấy lên những cuộc tranh luận khá sôi nổi giữa các chuyên gia. Một số người cho rằng họ sử dụng những dốc đất, song giả thuyết này có vẻ không khả quan vì bộ lạc rất ít người và cũng không có đủ đất để làm việc này. Một số chuyên gia khác lại cho rằng họ sử dụng giàn giáo cổ để đưa những cỗ quan tài lên cao. Tuy nhiên, người xưa nhất là dân tộc thiểu số rất khó có thể nghĩ ra cách trên, cũng như cho tới nay, chưa hề có một bằng chứng hay dấu vết cụ thể chứng tỏ cách thức này được tiến hành. Có lẽ một giải thích được cho là thuyết phục nhất đó là, các cỗ quan tài này vốn trước đó được đặt dưới mặt đất, người ta đã đóng cọc chìa đỡ trên vách đá núi, thòng dây cột chặt quan tài bên dưới rồi từ từ kéo lên vị trí định treo, phương pháp này cũng tương tự như việc sử dụng ròng rọc để nâng đỡ các đồ vật nặng. Nghe có vẻ hợp lý với trình độ nhận thức khoa học của người dân thời xưa.
Bảo tồn nền văn minh người Bo
Sau hơn 2 tháng làm việc chăm chỉ, việc tìm hiểu về những cỗ quan tài treo leo trên vách đá của người Bo, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc cũng đã hoàn tất. Đây là một dự án lớn nhất từ trước đến nay nhằm bảo tồn những giá trị cổ xưa này của Trung Quốc. Trong quá trình trùng tu 43 cỗ quan tài đã được tìm thấy trước đó, những nhà nghiên cứu Trung Quốc cũng đã tìm thêm được 16 cỗ khác chưa biết trước đây giờ cũng đã được tìm thấy và có niên đại khoảng 3000 năm . Trong quá trình tìm hiểu, rất nhiều những bí ẩn đã được các nhà khoa học bật bí.
Việc cải tạo những cỗ quan tài treo leo trên vách núi Gongxian bắt đầu từ tháng 9/2002. Đây là dự án cải tạo và trùng tu thứ 3 kể từ khi Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa được thành lập từ năm 1949, 2 lần trước là vào năm 1974 và 1985.
Báo cáo điều tra từ đầu những năm 1990 cho thấy ở vùng núi Gongxian, các nhà nghiên cứu tìm thấy tất cả có 280 cỗ quan tài, những cỗ quan tài này thường được treo ở độ cao 10 mét so với mặt đất, cỗ quan tài được treo cao nhất là 130 mét. Tuy nhiên, trong 10 năm trở lại đây, có khoảng 20 cỗ quan tài đã bắt đầu bị rơi xuống chân núi vì mục ruỗng qua thời gian.
Không giống như những lần bảo tồn trước đó là chỉ tập trung củng cố vững chắc những cọc gỗ, lần này các chuyên gia còn bắt đầu nghiên cứu về vỏ cỗ quan tài. Ngoài ra, họ còn chát vôi vữa vào những nơi vết nứt gần cọc gỗ nhằm giữ vững và thêm phần chắc chắn cho những cỗ quan tài này.
Những nhà nghiên cứu cho rằng, người Bo và nền văn minh của họ đã bị mất đi từ rất lâu trong lịch sử văn minh nhân loại. Hiện nay, chỉ còn một số những tư liệu còn sót lại mà những nhà nghiên cứu tìm được và cứu vãn được những giá trị văn hoá cổ xưa mà người Bo để lại, những cỗ quan tài treo leo trên vách đã cũng mà một minh chứng cho nền văn hoá này.
Trong những năm cuối của triều đại nhà Minh, quân đội đã tàn sát gần hết những bộc tộc thiểu số của tỉnh Tứ Xuyên và Vân Nam. Đặc biệt người Bo và người Dazhangman là nạn nhân của những vụ thảm sát. Để thoát khỏi sự ám bức và truy đuổi, họ đã che dấu thân phận phận của mình, di chuyển đi và tích hợp với những dân tộc khác. Mặc dù nền văn hoá người Bo đã biến mất, nhưng hậu duệ của họ thì vẫn còn và giá trị mà họ để lại vẫn còn tồn tại và là một phần trong văn hoá của người Trung Quốc.
Sáng 26/10, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc, Thượng tướng Trương Hựu Hiệp đang thăm, làm việc tại Việt Nam.
Ngày 28/3, tại trấn Điền Bồng, huyện Phú Ninh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc diễn ra Hội đàm tổng kết công tác kiểm soát cửa khẩu, lối mở năm 2023, quý I năm 2024; triển khai nhiệm vụ công tác quý II năm 2024 giữa đoàn đại biểu Đồn Biên phòng Sơn Vĩ, Đồn Biên phòng Xín Cái (Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang, Việt Nam) với Phân trạm Hòa Bình, Phân trạm Điền Bồng (Trạm Kiểm soát Biên phòng xuất, nhập cảnh Thiên Bảo, Trung Quốc)
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt ngày 2/2 dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự Lễ Khởi động Năm ASEAN-Trung Quốc về Giao lưu nhân dân 2024 tại thành phố Phúc Châu, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc.
Kết thúc giải đấu, Hiệp hội thể thao Công an Nhân dân Việt Nam đã xuất sắc giành giải Nhất toàn đoàn ở hạng mục Thi đấu Taekwondo Cảnh sát Châu Á mở rộng với 37 Huy chương Vàng, 36 Huy chương Bạc và 33 Huy chương Đồng.
Công an Hải Phòng vừa cảnh báo hình thức lừa đảo mới, trong đó các đối tượng sử dụng công nghệ AI cắt ghép hình ảnh, video clip, sau đó giả danh “Thám tử tư” để gửi tin nhắn tống tiền, gây hoang mang và tổn thất về tài sản cho nhiều người.
Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Kiên Giang khởi tố bổ sung để điều tra về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản đối với Trần Minh Vũ- cựu Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Hiệp.
Công an TP Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) đang tạm giữ hình sự đối với bà T.T.B. (48 tuổi, ngụ phường 7, TP Vũng Tàu) để điều tra về hành vi bạo hành trẻ em.
Tại Kỳ họp cuối năm HĐND tỉnh Bạc Liêu xem xét, kiểm điểm, đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết của HĐND tỉnh về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện ngân sách Nhà nước. Đồng thời, xem xét các báo cáo của các cơ quan tư pháp và xem xét, quyế
Một nhóm đối tượng có hành vi giả danh Công an, cướp tài sản, bắt giữ người trái pháp luật sau đó di tản trú ngụ tại nhiều tỉnh thành vừa bị lực lượng chức năng bắt giữ.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.