Hà Nội 26 °C
TP Hồ Chí Minh 33 °C
Hải Phòng 28 °C
Đà Nẵng 28 °C
Yên Bái 23 °C
  • Hà Nội Hà Nội 26°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 33°C
  • Hải Phòng Hà Nội 28°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 28°C
  • Yên Bái Hà Nội 23°C

14 lễ hội không thể bỏ qua ở miền Bắc trong tháng Giêng

E.Magazine
04/02/2017 12:21
Hà Tùng Long
aa
Đây là 14 lễ hội tiêu biểu và đặc sắc của miền Bắc trong tháng Giêng. Những lễ hội này chứa đựng nhiều giá trị văn hoá truyền thống và nhận được sự quan tâm của đông đảo người dân gần xa.


Hội Gò Đống Đa

Hội gò Đống Đa diễn ra hàng năm vào ngày mồng 5 tháng Giêng âm lịch tại gò Đống Đa thuộc phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội. Đây là lễ hội chiến thắng, được tổ chức để tưởng nhớ tới chiến công lẫy lừng của vua Quang Trung - người anh hùng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Ngày hội có nhiều trò chơi vui khỏe, thể hiện tinh thần thượng võ, đặc biệt tục rước rồng lửa đã thành lễ hội truyền thống của người Hà Nội. Sau đám rước rồng lửa là lễ dâng hương, lễ đọc văn, cuộc tế diễn ra ở đình Khương Thượng, lễ cầu siêu ở chùa Đồng Quang.

Hội Cổ Loa

Lễ hội Cổ Loa nhằm tưởng nhớ và suy tôn Thục Phán An Dương Vương, người có công dựng nước Âu Lạc và xây thành Cổ Loa. Ảnh: TL.
Lễ hội Cổ Loa nhằm tưởng nhớ và suy tôn Thục Phán An Dương Vương, người có công dựng nước Âu Lạc và xây thành Cổ Loa. Ảnh: TL.

Lễ hội Cổ Loa diễn ra từ mồng 6 đến 16 tháng Giêng âm lịch tại đền thờ An Dương Vương ở xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội. Sáng 6 Tết, hội mở đầu bằng đám rước Văn với 5 lá cờ ngũ hành, phường bát âm, giá văn tế đặt trong kiệu Long đình, có lọng, tàn che. Sau đám rước Văn là màn tế lễ diễn ra quá giờ ngọ (12 giờ trưa). Tiếp theo là đám rước thần của 12 xóm. Ngoài ra trong lễ hội còn có nhiều trò chơi khác nhau: chơi đu, thổi cơm thi, hát trù, hát chèo.. .Hội Cổ Loa kéo dài cho tới 16 tháng Giêng mới làm lễ tế tạ trời đất, kết thúc lễ hội. Lễ hội Cổ Loa nhằm tưởng nhớ và suy tôn Thục Phán An Dương Vương, người có công dựng nước Âu Lạc và xây thành Cổ Loa.

Hội Gióng

Hội đền Gióng được tổ chức tại đền Sóc thuộc xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Hội thường bắt đầu từ mồng 6 tháng Giêng đến 12 tháng 4 âm lịch. Hội Gióng được tổ chức để tưởng nhớ đến Thánh Gióng, vị anh hùng thiếu niên của dân tộc ta. Trong lễ hội có những nghi thức độc đáo như: Lễ dâng hương, dâng hoa tre lên đền Thượng, nơi thờ Thánh Gióng. Năm 2011 Hội Gióng (gồm 2 lễ hội chính tại Sóc Sơn và tại làng Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội) đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Lễ hội chùa Hương

Đây là lễ hội gắn liền với khu danh thắng Hương Sơn thuộc xã Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội. Theo thông lệ, lễ khai hội từ mồng 6 âm lịch và kéo dài hết tháng 3. Lễ hội chùa Hương được xem là lễ hội thu hút sự chú ý nhiều nhất của nhân dân cả nước mỗi dịp Xuân về.

Hội Xoan

Hội Xoan là một trong những lễ hội tiêu biểu của Phú Thọ. Ảnh: TL.
Hội Xoan là một trong những lễ hội tiêu biểu của Phú Thọ. Ảnh: TL.

Diễn ra tại làng Hương Nha, huyện Tam Thanh, Phú Thọ từ mồng 7 đến mồng 10 tháng Giêng âm lịch. Lễ hội tưởng nhớ Xuân Nương, một nữ tướng tài giỏi của Hai Bà Trưng. Khởi đầu lễ hội là tiệc cầu Xuân dâng Thành hoàng, theo truyền thống dọn cỗ chay, có củ mài và mật ong. Tục truyền việc mổ trâu “nồi da xáo thịt” diễn lại tích năm tướng của vua Hùng thờ thần sông mà thoát nạn, khi lên bờ tìm trâu mổ thịt, lấy da làm nồi nấu để tế thần sông. Mồng 10 tháng Giêng diễn trò trình nghề ở bãi sông trước đình làng. Các vai diễn cày, bừa, gieo mạ, tát nước, bán con ngài tằm, bán bông rất hấp dẫn.

Hội chợ Viềng

Hội chợ Viềng là một trong những lễ hội đầu năm không thể bỏ lỡ ở miền Bắc. Diễn ra vào mùng tối mồng 7 đến rạng sáng mồng 8 tháng Giêng âm lịch hàng năm tại xã Kim Thái, huyện Vụ Bản và thị trấn Nam Giang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Lễ hội được bày bán các loại nông sản và nông cụ. Người dân dự Hội với mong muốn mua may bán rủi, cầu mong một năm được mùa màng bội thu.

Lễ hội Yên Tử

Lễ hội Yên Tử gắn liền với khu di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử thuộc xã Thượng Yên Công, huyện Uông Bí, Quảng Ninh. Lễ khai hội bắt đầu vào ngày 10 tháng Giêng đến hết tháng 3 âm lịch.

Hội Yên Tử hàng năm thu hút rất đông du khách hành hương về tham dự. Ảnh: TL.
Hội Yên Tử hàng năm thu hút rất đông du khách hành hương về tham dự. Ảnh: TL.

Ngoài những nghi lễ truyền thống như dâng hương, lễ cầu quốc thái dân an, biểu diễn các tiệt mục nghệ thuật truyền thống, lễ đóng dấu thiêng Yên Tử… sẽ có thêm nhiều hoạt động mới hấp dẫn. Những năm gần đây, Yên Tử trở thành điểm du lịch văn hóa tâm linh, sinh thái, thắng cảnh… thu hút du khách trong và ngoài nước tìm đến quanh năm.

Hội mở mặt

Hội Mở mặt diễn ra ở xã Phục Lễ, Thuỷ Nguyên, Hải Phòng từ mồng 6 đến mồng 10 tháng Giêng âm lịch. Theo tương truyền, các cô gái làng Phục Lễ nổi tiếng xinh đẹp nhưng quanh năm chít khăn vuông đen, che kín mặt. Ngay cả khi lấy chồng, nhiều cô vẫn e ngại không chịu bỏ khăn.

Khai ấn đền Trần Nam Định

Lễ hội diễn ra trong 3 ngày, thường từ ngày 13 đến 15 tháng Giêng âm lịch hàng năm tại đền Trần thuộc phường Lộc Vượng, TP. Nam Định. Đây là một trong những lễ hội đầu xuân nổi tiếng nhất Việt Nam nhằm tri ân công đức các vị vua Trần ở đền Trần. Hội mở đầu bằng lễ khai ấn bắt đầu từ giờ Tý (giữa đêm), nhiều người tới hành lễ tại đền Trần vào dịp hội để xin tờ ấn với mong muốn được thăng tiến trong sự nghiệp. Ấn được phát tại 3 nhà là nhà Giải Vũ, nhà trưng bày đền Trùng Hoa và một điểm trong khu vực vườn cây đền Trần.

Hội Lim

Hội Lim là một trong những lễ hội lớn đầu năm ở miền Bắc, diễn ra vào ngày 13 tháng Giêng hàng năm tại Thị trấn Lim, huyện Tiên Du, Bắc Ninh. Hội Lim là lễ hội lớn của vùng Kinh Bắc với những hoạt động lễ hội phong phú, hội đủ những hoạt động văn hóa, tín ngưỡng tâm linh của mảnh đất của nhiều lễ hội dân gian. Trong ngày này, các Liền chị có cơ hội được giao lưu hát giao duyên, thể hiện giọng ca quan họ truyền thống ở Bắc Ninh. Bên cạnh đó, tại lễ hội còn có nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn như: đấu vật, đấu võ, đầu cơ, nấu cơm, dệt cửi, đu quay…

Hội Lim với hoạt động nổi bật là các màn hát quan họ giao duyên trên bến, dưới thuyền. Ảnh: TL.
Hội Lim với hoạt động nổi bật là các màn hát quan họ giao duyên trên bến, dưới thuyền. Ảnh: TL.

Hội chùa Keo

Chùa Keo thuộc xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Chùa là một trong những ngôi cổ tự nổi tiếng bậc nhất ở Việt Nam. Chùa thờ Không Lộ thiền sư – người có công chữa bệnh cho vua Lý Thánh Tông, được phong làm Quốc Sư.

Lễ hội được tổ chức trong hai kì một năm. Hội Xuân từ ngày 4 tháng Giêng và hội Thu được tổ chức từ 13 đến 15 tháng 9 âm lịch. Trong lễ hội có lễ rước kiệu, hương án, long đình, thuyền rồng, tiểu đỉnh. Trên sông Trà Lĩnh trước chùa, diễn ra cuộc thi bơi trải, thi kèn trống, bơi thuyền và biểu diễn các điệu múa cổ. Trong hội chùa Keo xưa còn có các cuộc đua giải trí gắn liền với sinh hoạt của cư dân nông nghiệp như trò bắt vịt, ném pháo, nấu cơm.

Hội Minh thề

Lễ hội Minh thề diễn ra vào ngày 14 tháng Giêng hàng năm tại Miếu thờ Thành hoàng bản thổ thuộc thôn Hoà Liễu, xã Thuận Thiên, huyện Kiến Thuỵ, Hải Phòng. Lễ hội là sự kết hợp giữa tín ngưỡng với giáo dục đạo lý nhân cách. Nhiều người gọi đây là lễ hội “chống tham nhũng” bởi hịch văn Minh thề quy định lấy chí công làm trọng, không xâm phạm của công.

Hội Minh thề là một trong những lễ hội đặc trưng của Hải Phòng trong tháng Giêng. Ảnh: TL.
Hội Minh thề là một trong những lễ hội đặc trưng của Hải Phòng trong tháng Giêng. Ảnh: TL.

Lễ hội Bà chúa Kho

Là một lễ hội lớn tại miền Bắc, nhất là đối với giới kinh doanh, làm ăn buôn bán. Cuối năm trả nợ, đầu năm đi vay bà chúa Kho đã trở thành một phong tục tồn tại lâu đời tại Việt Nam. Đền bà chúa Kho nằm tại làng Cổ Mễ, phường Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Ngày khai hội vào 14 tháng Giêng âm lịch. Lễ hội có tục dâng hương, khấn vay tiền Bà Chúa (tượng trưng) “cầu tài phát lộc”.

Lễ hội chọi trâu Hải Lựu

Diễn ra tại Lập Thạch, Vĩnh Phúc từ ngày 16 đến 17 tháng Giêng âm lịch. Đây là một trong những lễ hội văn hóa dân gian cổ xưa nhất (tương truyền có từ thời Hùng Vương) còn lưu giữ được dáng vẻ nguyên sơ, không có những toan tính cay cú ăn thua của con người, không có việc trâu bị tiêm thuốc kích thích, không có cá cược…

bài liên quan
Bất ngờ với màn nhảy sạp đạt kỷ lục Việt Nam tại Fansipan

Bất ngờ với màn nhảy sạp đạt kỷ lục Việt Nam tại Fansipan

Ngày 10/8, trong khuôn khổ buổi khai mạc Lễ hội ẩm thực Tây Bắc 2019 tại Sun World Fansipan Legend, màn nhảy sạp có số lượng người tham gia lớn nhất từ trước tới nay đã được thực hiện, với 600 người đập sạp và hơn 10.000 người tham gia nhảy sạp, xác lập kỷ lục “Số lượng người tham gia nhảy sạp trong 1 ngày đông nhất Việt Nam”.
Bất ngờ với màn nhảy sạp đạt kỷ lục Việt Nam tại Fansipan

Bất ngờ với màn nhảy sạp đạt kỷ lục Việt Nam tại Fansipan

Ngày 10/8, trong khuôn khổ buổi khai mạc Lễ hội ẩm thực Tây Bắc 2019 tại Sun World Fansipan Legend, màn nhảy sạp có số lượng người tham gia lớn nhất từ trước tới nay đã được thực hiện, với 600 người đập sạp và hơn 10.000 người tham gia nhảy sạp, xác lập kỷ lục “Số lượng người tham gia nhảy sạp trong 1 ngày đông nhất Việt Nam”.
Những lễ hội không thể bỏ qua trong tháng Giêng

Những lễ hội không thể bỏ qua trong tháng Giêng

Lễ hội vào những dịp đầu xuân đã trở thành nét đẹp truyền thống, in sâu trong tâm trí nhiều thế hệ con dân đất Việt.
Nét đẹp văn hóa ngày xuân ở Tà Xi Láng

Nét đẹp văn hóa ngày xuân ở Tà Xi Láng

Tà Xi Láng là một xã nghèo vùng cao thuộc huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái. Nơi đây, nét đẹp văn hóa vẫn còn vẹn nguyên trong từng nếp sống hàng ngày.
598 năm hào khí Lam Sơn

598 năm hào khí Lam Sơn

Ngày 22/9, tại khu di tích lịch sử Lam Kinh (huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa) đã diễn ra lễ hội Lam Kinh 2016. Đây là kỷ niệm 598 năm ngày thành lập khởi nghĩa Lam Sơn, 583 năm ngày mất của vị anh hùng dân tộc Lê Lợi.
Lễ hội văn hóa thổ cẩm Việt Nam

Lễ hội văn hóa thổ cẩm Việt Nam

Lễ hội văn hóa thổ cẩm Việt Nam do Bộ VH-TT&DL phối hợp với UBND tỉnh Đắk Nông tổ chức từ ngày 5 - 7/1/2019.
Mới nhất
Đọc nhiều
Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của năm 2025 và giai đoạn 2026-2030

Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của năm 2025 và giai đoạn 2026-2030

Sáng 20/10, tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 10, khóa XIII, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Cán sự Đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã truyền đạt chuyên đề "Những nội dung cốt lõi,
Quốc hội sẽ tiến hành quy trình bầu Chủ tịch nước vào ngày mai 21/10

Quốc hội sẽ tiến hành quy trình bầu Chủ tịch nước vào ngày mai 21/10

Chiều 20/10, Văn phòng Quốc hội tổ chức họp báo thông tin trước kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Cà Mau: Sẵn sàng cho Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc

Cà Mau: Sẵn sàng cho Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc

Còn hơn 30 ngày nữa sẽ diễn ra Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc (1954 - 2024) tại thị trấn Sông Ðốc (huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau). Đây là 1 trong 3 điểm tập kết lớn của các tỉnh Nam Bộ, ghi dấu sự kiện trọng đại mang tầm vóc, ý nghĩa lớn lao trong lịch sử dân tộc.
Tin bài khác
C04 lực lượng khắc tinh của các loại tội phạm về ma tuý

C04 lực lượng khắc tinh của các loại tội phạm về ma tuý

Thế giới đã và đang phải đối mặt với hiểm họa ma túy diễn ra ngày càng phức tạp, gia tăng về tính chất và mức độ. Tại Việt Nam, tình hình tội phạm ma túy vẫn diễn biến phức tạp trên tất cả các tuyến trọng điểm.
Còn gần 70.000 tỷ đồng trái phiếu của các doanh nghiệp bất động sản sẽ đáo hạn trong năm 2024

Còn gần 70.000 tỷ đồng trái phiếu của các doanh nghiệp bất động sản sẽ đáo hạn trong năm 2024

Trong 7 tháng còn lại của năm 2024, ước tính sẽ có khoảng 69.627 tỷ đồng trái phiếu bất động sản đáo hạn.
Đau đáu tìm cách bảo tồn và phát triển cây chè shan tuyết cổ thụ

Đau đáu tìm cách bảo tồn và phát triển cây chè shan tuyết cổ thụ

Shan tuyết có nghĩa là “tuyết trên núi”. Lá chè, búp chè được phủ một lớp nhung trắng như tuyết. Đây là đặc điểm mà không giống chè nào trồng ở các vùng trung du và đồng bằng có được.
Nghề dệt thổ cẩm bằng khung cửi của người Thái ở Tây Bắc

Nghề dệt thổ cẩm bằng khung cửi của người Thái ở Tây Bắc

Tây Bắc là một vùng đất xinh đẹp, thơ mộng với những bản làng dân tộc thiểu số mang đậm bản sắc văn hóa. Một trong những nét văn hóa đặc sắc của vùng đất này chính là nghề dệt thổ cẩm. Những sản phẩm thổ cẩm của người dân Tây Bắc không chỉ đẹp mắt, tinh xảo mà còn mang đậm giá trị truyền thống.
Phú Thọ: Tăng cường hiệu quả của tổ chức dịch vụ thu

Phú Thọ: Tăng cường hiệu quả của tổ chức dịch vụ thu

Năm 2023, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có 19 tổ chức dịch vụ thu, 786 điểm thu và 1.671 nhân viên thu, cơ bản đáp ứng được nhu cầu của người dân trong tiếp cận và tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình.
"Huyền thoại" con đường kéo pháo bằng sức người trong chiến dịch Điện Biên Phủ

"Huyền thoại" con đường kéo pháo bằng sức người trong chiến dịch Điện Biên Phủ

70 năm nhìn lại sự kiện “chấn động địa cầu”, sự kiện đã khiến thế giới ngỡ ngàng trước sức chiến đấu và giành thắng lợi của quân và dân ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Một huyền thoại góp phần cho chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” ấy chính là hành trình kéo những khẩu pháo nặng trên 2 tấn vào trận địa hoàn toàn bằng sức người qua những con đường đèo núi quanh co, đầy nguy hiểm, sự kiện mà chính những chuyên gia quân sự hàng đầu đương thời cũng cho rằng là phí lý và không thể thực hiện được.
Sẽ kiểm tra 10 doanh nghiệp kinh doanh xổ số

Sẽ kiểm tra 10 doanh nghiệp kinh doanh xổ số

Các doanh nghiệp kinh doanh xổ số được kiểm tra gồm 4 công ty ở miền Bắc, 4 công ty ở miền Trung và 2 công ty ở miền Nam.
Gần 240 nghìn tỷ đồng trái phiếu đáo hạn từ nay đến cuối năm 2024

Gần 240 nghìn tỷ đồng trái phiếu đáo hạn từ nay đến cuối năm 2024

Theo thống kê của Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam (VBMA), trong 9 tháng còn lại của năm 2024, tổng giá trị trái phiếu sẽ đến hạn là 239.480 tỷ đồng.
E-Magazine: Ngành xổ số đang làm ăn ra sao?

E-Magazine: Ngành xổ số đang làm ăn ra sao?

Bộ trưởng Bộ Tài chính nhận định tại phiên chất vấn ngày 18/3, các công ty xổ số phát triển ở phía Nam nhiều hơn phía Bắc và miền Trung. Chỉ riêng thị phần xổ số truyền thống tại miền Nam chiếm đến 93,3% thị trường xổ số cả nước.
Emagazine - Một năm buồn của doanh nghiệp ngành bia

Emagazine - Một năm buồn của doanh nghiệp ngành bia

Dưới tác động của thị trường, ngành bia Việt Nam đang chứng kiến một bức tranh ảm đạm với sự sụt giảm về doanh thu, lợi nhuận chưa từng có.
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
tong bi thu nguyen phu trong nha lanh dao ly luan xuat sac

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà lãnh đạo, lý luận xuất sắc

(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
tinh cam dac biet cua nhan dan voi tong bi thu nguyen phu trong

Tình cảm đặc biệt của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
bo tu phap dung dau cac bo nganh ve chi so cai cach hanh chinh nam 2023

Bộ Tư pháp đứng đầu các bộ, ngành về Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023

(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.