Theo đó, ngày 16/11, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh - Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án và doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì cuộc họp với Ban Chỉ đạo về tình hình xây dựng phương án xử lý đối với 7 dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả ngành Công Thương.
Tại cuộc hợp, bà Nguyễn Thị Thu Bình – Phó Vụ Trưởng Vụ Tổng hợp cho biết: Thực hiện chỉ đạo của Ban Cán sự Đảng Chính phủ, Ban Cán sự Đảng Ủy ban đã hoàn thiện Tờ trình, Báo cáo trình Bộ Chính trị về phương án xử lý đối với 03 dự án, doanh nghiệp sản xuất phân bón của Tập đoàn công nghiệp Hóa chất Việt Nam (Vinachem).
Với 4 dự án còn lại, trong đó, Ủy ban chỉ đạo 3 dự án gồm: Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 - Công ty cổ phần Gang Thép Thái Nguyên (TISCO 2), Dự án Nhà máy thép Việt – Trung (VTM), Dự án Công ty TNHH MTV Công nghiệp tàu thủy Dung Quất (DQS); Bộ Công thương chỉ đạo Dự án Nhà máy bột giấy Phương Nam.
Đối với 3 dự án do Ủy ban chỉ đạo, Chủ tịch Nguyễn Hoàng Anh yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái sớm xây dựng phương án xử lý các dự án, gửi lấy ý kiến các Bộ, cơ quan liên quan để báo cáo Thủ tướng, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái – Trưởng Ban chỉ đạo báo cáo trình Bộ Chính trị trong quý I/2023.
Tại cuộc họp, lãnh đạo các tập đoàn, tổng công ty đã báo cáo tình hình xây dựng phương án xử lý và những vướng mắc tồn tại. Các thành viên Ban chỉ đạo cũng đã góp ý về các phương án đề xuất của doanh nghiệp.
Được biết, sau hơn 3 năm triển khai Quyết định số 1468 của Thủ tướng Chính phủ về khắc phục, xử lý tình trạng của các dự án, Ban chỉ đạo đã thống nhất đưa 5 dự án ra khỏi danh sách 12 dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả của ngành công thương.
Hiện tại, 7 dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả ngành Công Thương bao gồm:
Dự án nhà máy sản xuất đạm Ninh Bình
Nhà máy Đạm Ninh Bình do Tập đoàn Hóa chất Việt Nam làm chủ đầu tư, có tổng mức đầu tư 667 triệu USD từ nhiều nguồn vốn (vốn tự có, vốn vay, vốn hỗ trợ của địa phương…).
Khởi công tháng 5/2008, từ khi đi vào hoạt động năm 2012, Nhà máy Đạm Ninh Bình liên tục thua lỗ (lỗ hơn 7.000 tỷ đồng, trong khi vốn điều lệ chỉ khoảng 2.500 tỷ đồng). Đến ngày 31/12/2021, Nhà máy còn nợ 12.000 tỷ đồng, trong đó nợ gốc khoảng 9.600 tỷ đồng, nợ lãi khoảng 2.400 tỷ đồng.
Thời gian gần đây, hoạt động của nhà máy đã có chuyển biến tích cực hơn. Trong 6 tháng đầu năm 2022, doanh nghiệp đã hoạt động có lãi.
Dự án cải tạo, mở rộng nhà máy sản xuất đạm Hà Bắc
Dự án có tổng mức đầu tư hơn 10.000 tỷ đồng, trong đó vốn vay của Ngân hàng phát triển Việt Nam hơn 4.200 tỷ đồng và các ngân hàng thương mại là gần 3.100 tỷ đồng, khởi công từ tháng 11/2020, hoàn thành vào tháng 4/2015.
Tuy nhiên, sau đó, dự án vẫn chưa quyết toán được hợp đồng EPC do vẫn còn một số nội dung tranh chấp sau quá trình đàm phán giữa chủ đầu tư và nhà thầu.
Tính đến hết năm 2021, Công ty phân đạm và hóa chất Hà Bắc còn nợ Ngân hàng Phát triển Việt Nam hơn 6.400 tỷ đồng, trong đó nợ gốc hơn 3.000 tỷ đồng và nợ lãi là gần 3.360 tỷ đồng.
Dự án nhà máy sản xuất phân bón DAP số 2 - Lào Cai
Ngày 15/7/2022, Phó thủ tướng Lê Minh Khái từng chủ trì cuộc họp cho ý kiến về phương án cơ cấu lại một số dự án, trong đó có dự án Nhà máy sản xuất phân bón DAP-2 Lào Cai.
Báo cáo của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp cho thấy, nếu như trong giai đoạn 2015 - 2020, Dự án nhà máy sản xuất phân bón DAP số 2 - Lào Cai lỗ 2.900 tỷ đồng, thì trong 6 tháng đầu năm 2022, nhà máy đạt doanh thu 1.521 tỷ đồng, lợi nhuận 75 tỷ đồng, trả nợ các ngân hàng được 130 tỷ đồng.
Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 nhà máy gang thép Thái Nguyên
Dự án thuộc Công ty CP Gang thép Thái Nguyên (Tisco) khởi công từ năm 2007, có tổng mức đầu tư ban đầu 3.843 tỷ đồng, sau đó được điều chỉnh lên hơn 8.100 tỷ đồng. Theo đánh giá, dự án mở rộng giai đoạn 2 Nhà máy Gang thép Thái Nguyên được thuộc diện phức tạp, khó xử lý.
Hiện dự án đã thanh toán hơn 95% số tiền cho các nhà thầu, mua sắm thiết bị, với tổng số tiền hơn 4.400 tỷ đồng. Thực tế, gói thầu đã tạm dừng thi công từ năm 2013 đến nay, các hạng mục đều chưa hoàn thành.
Năm 2021, Tisco đề xuất xin thực hiện tiếp dự án với cam kết sẽ bảo đảm dự án hoạt động có hiệu quả sau ít năm. Công ty cho rằng nếu những tồn tại, vướng mắc của dự án giai đoạn 2 không được xử lý kịp thời dứt điểm, tái khởi động, công ty sẽ rất khó duy trì được sản xuất, làm mất vốn của Nhà nước gần 1.200 tỷ đồng… Theo các báo cáo, vướng mắc chính của dự án liên quan tranh chấp giữa chủ đầu tư (Tisco) và nhà thầu về hợp đồng EPC (hợp đồng nhà thầu trọn gói).
Dự án khai thác và tuyển quặng sắt mỏ Quý Xa và Dự án nhà máy gang thép Lào Cai (Dự án VTM)
Vào tháng 8/2022, theo Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, hết 6 tháng năm 2022, tình hình sản xuất, kinh doanh của dự án khai thác, tuyển quặng sắt mỏ Quý Xa, Nhà máy Gang thép Lào Cai (dự án VTM) tại tỉnh Lào Cai gặp nhiều khó khăn, lỗ 115,58 tỷ đồng, từng dừng sản xuất từ ngày 14/5/2022.
Tổng Công ty Thép Việt Nam đề xuất 3 phương án tái cơ cấu dự án VTM. Dù phía Tổng Công ty Thép Việt Nam đã nhiều lần họp với các đối tác trong liên doanh để thống nhất các nội dung liên quan đến việc xây dựng và hoàn thiện Đề án tái cơ cấu VTM nhưng đến nay vẫn chưa thông qua được, do quan điểm về việc xin khai thác quặng sắt khác nhau.
Công ty TNHH MTV Công nghiệp tàu thuỷ Dung Quất (DQS)
Vào tháng 8/2022, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã chủ trì cuộc họp xem xét phương án xử lý Dự án Đạm Ninh Bình và Công ty TNHH MTV công nghiệp tàu thủy Dung Quất (DQS).
Tại cuộc họp Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp cho biết, nhà máy này được Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) thành lập từ 2006, vốn điều lệ hơn 3700 tỷ đồng, sau này được chuyển về Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) vào tháng 7/2010.
Tại thời điểm bàn giao công ty DQS đã mất khả năng thanh toán, lâm vào tình trạng phá sản… Sau khi DQS chuyển về Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, PVN đã đầu tư hơn 5300 tỷ đồng để hỗ trợ thanh toán các khoản nợ vay, tái cấu trúc cơ cấu tổ chức, tài chính, sản xuất… duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Nhờ đó, doanh thu của DQS đã tăng lên từng năm. Năm 2021, doanh nghiệp làm ăn có lãi. Giải quyết công ăn, việc làm cho hàng trăm lao động.
Tuy nhiên, hiện nay, dự án DQS vẫn còn nhiều tồn tại như: Vẫn còn tranh chấp hợp đồng, số nợ phải trả lớn, vốn chủ sở hữu âm,..
Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đề xuất phương án bán đấu giá công ty, xử lý tài chính, tài sản; phá sản doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; tái cơ cấu lại hoạt động của DQS, tái cơ cấu tài chính, tài sản của doanh nghiệp,…
Báo cáo cho rằng, phương án tiếp tục duy trì sản xuất kinh doanh và tiến tới tái cơ cấu lại hoạt động doanh nghiệp là phù hợp nhất.
Dự án nhà máy bột giấy Phương Nam
Dự án trước đây do Công ty TNHH Một thành viên Đầu tư và Phát triển Công nghiệp – Vận tải thuộc Bộ Giao thông Vận tải làm chủ đầu tư, sau này được chuyển giao cho Tổng công ty Giấy Việt Nam (Vinapaco).
Dự án được xây dựng tại Long An, với vốn đầu tư ban đầu gần 1.490 tỷ đồng và tăng lên hơn 3.409 tỷ đồng sau khi bàn giao về Vinapaco.
Tại báo cáo nợ công 2019 cho biết, Chính phủ đã tạm ứng cho Vinapaco từ Quỹ tích lũy trả nợ, số tiền 97 triệu USD để trả nợ cho dự án này.
Đây là một trong 12 dự án thua lỗ nghìn tỷ của ngành công thương và được đánh giá là có tương lai khó khăn. Với dự án Nhà máy bột giấy Phương Nam, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái từng nhấn mạnh, "đây là dự án xử lý khó khăn nhất. Phải cương quyết làm. Nếu cứ nhúc nhắc thế này thì vài nhiệm kỳ nữa cũng không xong".
Vinapaco đã hai lần định giá toàn bộ tài sản cố định, hàng hoá tồn kho của dự án này để chuyển Kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm toán, làm cơ sở bán đấu giá. Bộ Công Thương sau đó đã rao thanh lý tài sản nhà máy ba lần nhưng do vướng mắc của dự án nên không có người mua.
Ngày 26/2/2024, tại Hà Nội, Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp Hồ Sỹ Hùng chủ trì cuộc họp với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) và các Bộ, ngành, cơ quan liên quan về việc xử lý các vướng mắc nhằm hoàn thiện phương án xử lý dứt điểm Dự án Nhà máy đóng tàu Dung Quất (DQS).
Năm 2023 đánh dấu mốc chặng đường 5 năm Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp được thành lập và đi vào hoạt động, khẳng định mô hình và chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước trong việc đẩy mạnh công tác quản lý vốn nhà nước một cách minh bạch, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong bối cảnh nhiều khó khăn, thách thức của nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, năm 2023, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, tập thể lãnh đạo và cán bộ công chức, viên chức, người lao động thuộc Ủy ban và 19 Tập đoàn, Tổng công ty đã nỗ lực vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, tận dụng tối đa những cơ hội để hoàn thành ở mức cao nhất các nhiệm vụ được giao.
Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư 24/2023/TT-BCT quy định về quản lý, thực hiện các nhiệm vụ sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường của Bộ Công Thương.
Được sự đồng ý của lãnh đạo Chính phủ, ngày 28/2, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (CMSC), Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) tổ chức Lễ công bố quyết định bổ nhiệm Tổng Giám đốc SCIC.
Chiều 11/1, tại Hà Nội, Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp (Uỷ ban) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2020, nhiệm vụ năm 2021. Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị.
Với tinh thần tấn công quyết liệt với tội phạm, chỉ sau 24 giờ điều tra, Công an huyện Như Xuân (Thanh Hoá) đã phát hiện, bắt giữ đối tượng Nguyễn Đức Phúc để điều tra về hành vi "Trộm cắp tài sản".
Bà Nguyễn Thị Vũ đã gào khóc và không thể đứng vững khi nhìn thấy đứa con trai yêu quý bị tật là Đỗ Thái Ngọc được lực lượng hỗ trợ tư pháp dẫn giải tới TAND TP Tuy Hoà để HĐXX tiến hành xét xử trong vụ án “Cố ý gây thương tích”.
UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định bãi bỏ toàn bộ Quyết định số 19/2019/QĐ-UBND ngày 15/10/2019 và Quyết định số 07/2023/QĐ-UBND ngày 21/4/2023.
Hội đồng xét xã đạt Tiêu chí quốc gia y tế xã cấp thành phố đã thống nhất với kết quả 85/85 xã, phường, thị trấn đủ điều kiện công nhận đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
Chiều 20/11, tại Bình Thuận, đại diện BTC cuộc thi Hoa hậu Biển Việt Nam 2024 và Đài Phát Thanh – Truyền hình tỉnh Bình Thuận đã chính thức ký kết hợp tác trong việc tổ chức và truyền thông cho cuộc thi, hứa hẹn mang đến cho khán giả những trải nghiệ
Ngay đầu năm đã có nhiều dấu hiệu cho thấy cánh cửa mở rộng hơn cho xuất khẩu (XK) nông sản Việt trong năm 2024. Chưa kể, ngay bên lề Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đang diễn ra, đã có một sự kiện hội nghị dành riêng cho các nước XK nông sản, nhằm tìm kiếm những cách thức cạnh tranh XK công bằng nhất.
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 818/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho Sở Xây dựng Hà Nội giải quyết, tiếp nhận một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố.
UBND tỉnh yêu cầu tiếp tục thực hiện quyết liệt cải cách TTHC, tạo điều kiện “tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất” cho doanh nghiệp khi đầu tư vào Nghệ An.
Các hãng tàu nước ngoài được tự tăng phụ phí xếp dỡ tại cảng mà không cần giải trình lý do. Đây là hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu (XNK) Việt Nam. Trong tình thế xung đột Biển Đỏ vẫn đang tác động mạnh đến hàng hóa Việt thì việc tăng phụ phí của các hãng tàu đã làm cho DN Việt “khó chồng khó”.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.