Nội dung này được Đại biểu quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc tại phiên chất vấn sáng 6/11.
Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 6, sáng 06/11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội tiến hành Phiên Chất vấn và trả lời chất vấn.
Đại biểu Nguyễn Mạnh Cường (đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình) nêu rõ, tại Nghị quyết 62 của Quốc hội đã đặt ra nhiều yêu cầu đối với cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc triển khai còn rất chậm, chỉ đạt một phần nhỏ kế hoạch đề ra.
Đặc biệt, cơ quan thanh tra đã kết luận nhiều doanh nghiệp nhà nước có sai phạm trong cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp, gây thất thoát lớn tài sản của nhà nước. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết nguyên nhân, trách nhiệm đối với thực trạng này?
Bên cạnh đó, Nghị quyết 74 của Quốc hội đã chỉ ra nhiều tồn tại, hạn chế trong chấp hành pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, gây thất thoát, lãng phí rất lớn, nghiêm trọng tài sản nhà nước. Nghị quyết cũng yêu cầu xử lý nghiêm minh, kịp thời trách nhiệm của tổ chức, cá nhân để xảy ra vi phạm.
Tuy nhiên, trong báo cáo Chính phủ chưa làm rõ việc kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với tổ chức, cá nhân vi phạm. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính và Phó Thủ tướng Chính phủ làm rõ về vấn đề này?
Tranh luận về công tác quản lý tài sản công, đại biểu Nguyễn Tạo – Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng cho rằng, mặc dù đã có Luật Quản lý tài sản công, Chính phủ đã ban hành một loạt Nghị quyết, đặc biệt mới đây Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 74. Tuy nhiên, vấn đề quản lý tài sản công vẫn còn nhiều tồn tại, bất cập.
Đại biểu Nguyễn Tạo cho biết, cử tri rất băn khoăn về tình trạng lãng phí, tiêu cực trong quản lý tài sản công, sử dụng tài sản công trong thời gian qua cho thấy những bất cập và lỗ hổng trong quản lý tài sản công như Bộ trưởng Bộ Tài chính đã nêu. Đặc biệt, là những vụ việc quản lý công sản thời gian qua, cho thấy thước đo về niềm tin của Nhân dân đối với quản lý tài sản công có vấn đề; các kiến nghị Kiểm toán nhà nước cũng chưa được thực hiện nghiêm túc. Bộ trưởng có nêu sẽ điều chỉnh cơ chế, chính sách, pháp luật, tuy nhiên đại biểu băn khoăn đang làm chậm, sẽ còn nhiều tiêu cực, thất thoát, lãng phí sẽ phát sinh. Vì vậy, cần có lộ trình thời gian cụ thể; Kiểm toán Nhà nước cũng cần kiến nghị trách nhiệm rõ ràng, cụ thể, hạn chế tình trạng lãng phí, tiêu cực.
Về vấn đề quản lý tài sản công, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, công tác này thuộc thẩm quyền của nhiều ngành, nhiều cấp, trách nhiệm thuộc về người trực tiếp quản lý tài sản công, thủ trưởng của các đơn vị quản lý tài sản công, nếu mất mát thì trách nhiệm là ở cơ quan quản lý tài sản đó. Bộ Tài chính có vai trò hướng dẫn các văn bản pháp luật liên quan đến công tác quản lý, định mức kinh tế kỹ thuật.
Bộ trưởng Bộ Tài chính cho rằng, vấn đề cần thực hiện hiện nay là cần nâng cao trách nhiệm quản lý tài sản công, cụ thể hóa, cá thể hóa đến từng người quản lý tài sản. Bộ Tài chính sẽ đẩy mạnh đôn đốc, thanh tra, kiểm tra đối với công tác này.
Giải pháp gì để giảm tình trạng lãng phí trong đầu tư công
Đặt vấn đề chất vấn tại phiên họp, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Yến Nhi - Đoàn ĐBQH tỉnh Bến Tre cho biết, thực hiện Nghị quyết số 74 của Quốc về đẩy mạnh thực hiện việc chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 53 để triển khai thực hiện nội dung Nghị quyết của Quốc hội đã được thể chế hóa thành những nhiệm vụ, công việc trọng tâm của Chính phủ với 6 giải pháp chung và 26 nhiệm vụ cụ thể. Tuy nhiên, trên lĩnh vực này, cử tri cho rằng hiện nay đầu tư công chưa thật sự tiết kiệm mà thậm chí còn lãng phí rất lớn.
Đại biểu đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết suy nghĩ như thế nào về nhận định và ý kiến này của cử tri? Với trách nhiệm tham mưu cho Chính phủ trên lĩnh vực thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Bộ trưởng có những giải pháp gì để nâng cao hiệu quả, giảm tình trạng lãng phí trong đầu tư công?
Trước quan điểm cho rằng quy định về các định mức không phù hợp gây ra lãng phí trng đầu tư công, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nêu rõ, qua nghiên cứu định mức xây dựng đối với một số công trình giao thông, kiến trúc cho thấy không thấy lãng phí mà nhiều định mức thấp hơn so với chi phí như định mức nhân công. Lãng phí đầu tư công không phải ở định mức mà là ở quá trình triển khai như để công trình chậm đưa vào sử dụng, vốn chờ công trình hay công trình chờ vốn...Các định mức đối với công trình xây dựng cơ bản được triển khai nhiều năm, qua nhiều công trình đều bảo đảm chặt chẽ, Bộ trưởng Bộ Tài chính nêu rõ.
Trả lời chất vấn của đại biểu về quản lý tài sản công, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết, tài sản công cấp tỉnh thuộc quyền quản lý của Ủy ban nhân dân các địa phương; đối với tài sản công thuộc cấp trung ương do Chính phủ quản lý, cơ quan tham mưu Chính phủ là Bộ Tài chính và các cơ quan trực tiếp quản lý tài sản công là các bộ, ngành.
Bộ trưởng khẳng định, đa số tài sản công sau khi sắp xếp các đơn vị cấp huyện, cấp tỉnh thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh, hiện đã xử lý được khoảng 90% tài sản công, còn 10% với gần 1 nghìn tài sản công chưa được xử lý, trong đó có khoảng 500 tài sản công đang bị bỏ không, gây lãng phí.
Khi chuyển tài sản công cho các cơ quan, đơn vị ở nhiều địa bàn khác nhau không có nhu cầu; hơn nữa, khi muốn định giá để bán tài sản công, cũng khó thì được cơ quan định giá. Ngoài ra, để chuyển tài sản công sang mục đích khác để tổ chức đánh giá, những cái trụ sở này được phê duyệt lại về quy hoạch sử dụng đất và phải chuyển mục đích sử dụng đất cũng phải chuyển đích sử dụng đất và phải điều chỉnh lại quy hoạc, phải làm một loạt các thủ tục khác. Giữa tháng 9 vừa qua, Bộ Tài chính đã hướng dẫn và có văn bản đôn đốc đồng thời sẽ làm việc với các đơn vị liên quan để hướng dẫn thêm, xử lý các tài sản công này, đảm bảo đưa vào sử dụng, phát huy hiệu quả.
Trong quá trình hoạt động các đối tượng đã dựng lên mô hình công ty kinh doanh, đầu tư bất động sản, sử dụng pháp nhân Công ty DH Group/DH Land để huy động tiền của các nhà đầu tư dưới dạng hợp đồng thỏa thuận vay vốn, hợp đồng góp vốn.
Chiều 27/12, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Cà Mau tổ chức Tuyên dương “Gương mặt trẻ tiêu biểu” năm 2024. Đại tá Nguyễn Quang Hà - Phó Chính ủy BĐBP tỉnh Cà Mau dự, phát biểu chỉ đạo.
Sáng 25/12, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang cho biết, đơn vị vừa bàn giao đối tượng, tang vật vụ vận chuyển hơn 12kg vàng qua biên giới cho Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an TP. Châu Đốc để tiếp tục điều tra theo thẩm quyền.
Ngay đầu năm đã có nhiều dấu hiệu cho thấy cánh cửa mở rộng hơn cho xuất khẩu (XK) nông sản Việt trong năm 2024. Chưa kể, ngay bên lề Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đang diễn ra, đã có một sự kiện hội nghị dành riêng cho các nước XK nông sản, nhằm tìm kiếm những cách thức cạnh tranh XK công bằng nhất.
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 818/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho Sở Xây dựng Hà Nội giải quyết, tiếp nhận một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố.
UBND tỉnh yêu cầu tiếp tục thực hiện quyết liệt cải cách TTHC, tạo điều kiện “tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất” cho doanh nghiệp khi đầu tư vào Nghệ An.
Các hãng tàu nước ngoài được tự tăng phụ phí xếp dỡ tại cảng mà không cần giải trình lý do. Đây là hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu (XNK) Việt Nam. Trong tình thế xung đột Biển Đỏ vẫn đang tác động mạnh đến hàng hóa Việt thì việc tăng phụ phí của các hãng tàu đã làm cho DN Việt “khó chồng khó”.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.