“Thành phố luôn ưu tiên để phát triển các dự án nhằm giảm tình trạng ngập như hiện nay. Khi Dự án Trung Nam hoàn thành, Thành phố sẽ trở thành một thành phố sông nước, khai thác tối đa để phát triển đô thị”.
TP.HCM ưu tiên cải tạo lại hệ thống thoát nước, nạo vét kênh rạch… với nhu cầu vốn hơn 73.000 tỷ đồng. Ảnh: Lê Tiên.
Đây là mong muốn của UBND TP.HCM tại buổi làm việc với các sở ngành liên quan về tiến độ và hiệu quả triển khai các dự án chống ngập trên địa bàn Thành phố.
Khó khăn về kinh phí
Từ năm 2008 đến nay, trên địa bàn Thành phố có 126 điểm ngập do mưa, 95 điểm ngập do triều. 10 năm qua, nhờ triển khai các dự án chống ngập, đến nay Thành phố còn 18 điểm ngập do mưa, 5 điểm ngập do triều cường. Các điểm ngập này sẽ tiếp tục được giải quyết trong giai đoạn từ nay đến năm 2020.
Sau khi Thành phố khơi thông kênh Hàng Bàng dài hơn 1.800 mét qua hai quận 5 và 6 đã tạo được cảnh quan môi trường rất đẹp. Tuy nhiên, ông Trương Lâm Danh - Trưởng ban Pháp chế của HĐND Thành phố bày tỏ băn khoăn khi một bên là khơi thông, nhưng mặt khác lại đang có tình trạng lắp đặt lại cống hộp. Theo ông Danh, nếu đặt loại cống này, ngoài lợi ích không lọt rác vào được, còn lại là rất khó thoát nước và thẩm thấu, miệng cống lại bị tắc nghẽn vì bùn, liệu rằng có lặp lại như tình trạng kênh Hàng Bàng trước đây, rồi một thời gian sau lại phải khơi thông hay không?
“Hiện nay, chúng ta đã cho một số dự án để liền thửa, chúng ta cho phép lắp rạch nhỏ, thì buộc phải bù lại, cứ 1 mét vuông thì bù lại 1,2 đến 1,4 lần. Như vậy, trong thời gian qua, chúng ta cho thực hiện được bao nhiêu rồi? Và bù lại, hồ điều tiết là bao nhiêu, công tác quản lý của chúng ta về vấn đề này như thế nào?” - ông Trương Lâm Danh nêu vấn đề.
Ông Lê Minh Đức, Phó Trưởng ban Pháp chế của HĐND Thành phố yêu cầu UBND Thành phố cho biết vì sao công tác chống ngập chưa hiệu quả. Việc lấn chiếm hành lang bảo vệ kênh rạch, hệ thống thoát nước chưa làm quyết liệt. Trong các điểm ngập có 3 điểm ngập là đường Hồ Học Lãm, Quốc lộ 13, Quốc lộ 1A (quận Thủ Đức) dự kiến Thành phố sẽ đưa vào dự án chống ngập sau năm 2020.
TP.HCM đang gặp khó khăn về kinh phí, hiện có 97 dự án cần đầu tư với tổng số tiền 33.200 tỷ đồng. “Để làm tốt nhất việc thoát nước như Bình Tân, Bình Chánh hay làm rạch Tham Lương Bến Cát, tốt nhất là làm rạch đó thật thông, nhưng tổng số tiền lên đến 700 triệu đô la Mỹ. Tuy nhiên, mình không có tiền. Ý tôi muốn hỏi chiến lược của mình là mình dồn tiền làm rạch lớn hay rạch con trước?” - ông Lê Đức Hải, Phó Chủ tịch HĐND Thành phố đặt vấn đề.
Khung giá đất bồi thường đã lạc hậu
Theo Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan, gần 3 năm qua, TP.HCM đã thực hiện nhiều công trình, chương trình, một số nơi đã khắc phục được tình trạng ngập, giảm ngập, có nơi vẫn còn ngập cục bộ, có những dự án không ngập đường nhưng lại ngập nhà dân như đường Kinh Dương Vương. Theo ông Hoan, việc làm sao chống ngập phải được tính toán, có thể ngập đường trong thời gian ngắn rồi rút nhưng không ngập nhà dân. Mặt khác, các quy hoạch hiện nay của Thành phố đã lạc hậu, không phù hợp với điều kiện phát triển của Thành phố.
Về bố trí nguồn lực để đầu tư xây dựng các công trình, Thành phố xác định ưu tiên cải tạo lại hệ thống thoát nước, nạo vét kênh rạch… với nhu cầu vốn rất lớn, hơn 73.000 tỷ đồng, vì vậy phải kêu gọi vốn đầu tư từ các nguồn khác.
Cũng theo ông Võ Văn Hoan, một số cơ chế chính sách trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng trên địa bàn Thành phố hiện không còn phù hợp. Trong khi quy định yêu cầu tiếp cận thực tế với thị trường, nhưng khung giá bồi thường của Thành phố hiện nay không sát thực tế, lạc hậu so với thị trường. Mặt khác, cách tính giá chỉ tính đơn giá đất, bồi thường nhà, không hỗ trợ chi phí học hành, đi lại… do đó, người dân khó chấp nhận. Lãnh đạo UBND TP.HCM kiến nghị Trung ương cần thay đổi khung giá đất, tài sản trên đất… để người dân bị giải tỏa có thể ổn định cuộc sống. Cùng với đó, điều chỉnh phương pháp để thực hiện quy trình ra giá bồi thường. Hiện khâu trung gian bàn giá mất quá nhiều thời gian, cần phải bàn thảo thấu đáo, sau đó triển khai theo trình tự để rút ngắn thời gian.
“Sắp tới, Thành phố cần hoàn chỉnh lại quy chế quản lý mép bờ cao của các địa phương, các nhà đầu tư, người dân. Rà soát quản lý hệ thống kênh rạch, hệ thống thoát nước, có kế hoạch xử lý cụ thể, xác định rõ ai sẽ chịu trách nhiệm quản lý” - Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan yêu cầu.
Lô dầu gội dược liệu sạch chấy Aladin hộp 1 tuýp 30g do chi nhánh Công ty cổ phần Sao Thái Dương tại Hà Nam sản xuất vừa bị Cục Quản lý dược đề nghị thu hồi trên toàn quốc.
Từ tháng 01/01 đến nay, Sở Y tế Hà Nội đã rà soát kiểm tra và thu hồi hàng loạt chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược và Giấy chứng nhận “Thực hành tốt phân phối thuốc” do vi phạm Luật Dược.
TP HCM dự kiến triển khai chương trình chỉnh trang đô thị quy mô lớn, yêu cầu di dời gần 40.000 căn nhà ven các tuyến sông, kênh, rạch để thực hiện 398 dự án cải tạo hạ tầng đô thị.
Cơ quan chức năng đang xác minh clip ghi hình nhóm 4 người mặc đồ đen, khiêng quan tài đi bộ qua các tuyến đường xung quanh chợ Bến Thành, quận 1 (TPHCM).
Với chủ đề “Tôn vinh tín ngưỡng thờ Mẫu và bản sắc văn hóa Tuyên Quang”, Lễ hội đền Hạ, đền Thượng, đền Ỷ La 2025 là sự kiện văn hóa - tâm linh lớn của tỉnh, giúp công chúng khám phá chiều sâu đạo Mẫu, đặc biệt là tục thờ Mẫu Thoải tại vùng đất thành Tuyên linh thiêng. Nhân dịp này, tại Di tích lịch sử đền Minh Lương, Nghệ nhân ưu tú Đặng Ngọc Anh đã trao tặng 300 phần quà tới các gia đình có hoàn cảnh khó khăn.
rà soát, phối hợp với các cơ quan có liên quan của Bộ Công an để đề xuất sửa đổi, hoàn thiện các quy định của Bộ Luật Hình sự về các tội phạm liên quan đến hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.
Ngân hàng TMCP Bắc Á (Bac A Bank) có kế hoạch chào bán hơn 95,8 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với giá 10.000 đồng/cổ phiếu, nhằm bổ sung vốn cho hoạt động kinh doanh.
Hỗ trợ xây dựng nhà ở cho bà con mới chỉ là một phần nhỏ để họ bớt khổ. Cái khổ đó tiền bạc chưa thể giải quyết được hết. Đó là nỗi đau quá dài, quá sâu… - Ông Hoàng Trọng Nghĩa Dũng - Chủ tịch HĐQT Cty Hoàng Gia Phát Group.
Bộ Công an đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai chỉ đạo các sở, ngành liên quan cung cấp tài liệu để điều tra sai phạm liên quan đến 'khu đất vàng' rơi vào tay cá nhân sau cổ phần hóa của Tổng Công ty Xây dựng Công trình giao thông 1-CTCP (Cienco 1-CTCP).
Đó là khu đất được UBND tỉnh Thanh Hóa giao cho Công ty Nguyễn Kim thuê thực hiện dự án Trung tâm thương mại Nguyễn Kim vào năm 2015, với quy mô 10 tầng, 1 sàn lửng, tổng mức đầu tư 900,5 tỷ đồng. Tuy nhiên, cho đến nay dự án này vẫn nằm bất động suốt 7 năm qua...
Trước hiện trạng khai thác trái phép cát nền nằm trong khu vực rừng phòng hộ ven biển ở địa phương, UBND 2 huyện Triệu Phong và Hải Lăng của tỉnh Quảng Trị đã có văn bản gửi UBND các xã trên địa bàn yêu cầu thường xuyên kiểm tra, kịp thời phát hiện và kiên quyết xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm. Song, thực tế vẫn diễn ra ồ ạt, ngang nhiên như chốn... không người.
Bộ Xây dựng cho rằng, việc điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/500 Dự án Trung tâm thương mại, văn phòng, chung cư cao tầng Hesco phải thực hiện đúng quy định.
Gần 1 tháng nay trên tuyến tỉnh lộ 337 và Quốc lộ 279 đoạn từ xã Thống Nhất đến cảng Làng Khánh (TP Hạ Long), thường xuyên xuất hiện hàng chục xe tải lớn chở đất chạy rầm rập suốt ngày đêm, cuốn theo bụi mù mịt.
Chiều 17/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.