Ngày 22/5/2020, Sở Giáo dục và Đào tạo (Sở GDĐT) Hà Nội đã tổ chức Hội nghị Đánh giá hiệu quả thực hiện đề án Sữa học đường (SHĐ) giai đoạn 2018-2020 với sự tham dự của đại diện các Sở, Ban Ngành, Phòng Giáo dục các quận, huyện, và đại diện các trường mầm non và tiểu học trên địa bàn Hà Nội.
Trong các đề án đã và đang triển khai trên cả nước, SHĐ Hà Nội là đề án lớn nhất về quy mô và giá trị.Với số điểm trường lớn trênmột địa bàn rộng và số trẻ thụ hưởng lên đến trên 01 triệu trẻ, chương trình vẫn đang được triển khai một cách bài bản, hiệu quả và ghi nhận những kết quả rất tích cực.
Cụ thể, trong ngày đầu tiên triển khai 02/01/2019, đã có 64% trẻ mẫu giáo và học sinh tiểu học được uống sữa. Con số này tiếp tục gia tăng chỉ sau một tuần thực hiện, với 100% các trường mầm non, tiểu học công lập và 61,8% các cơ sở giáo dục ngoài công lập tham gia, với tỷ lệ uống sữa đạt 73%.
Cho đến thời điểm hiện tại, đã có đến 1.059.854 trẻ mẫu giáo và học sinh tiểu học đến từ gần 4.000 trường trên địa bàn TP. Hà Nội tham gia thụ hưởng SHĐ, đạt tỷ lệ 91,16%. Cũng theo thống kê của Sở GDĐT Hà Nội, khối mầm non và tiểu học công lập đạt tỷ lệ 100% trường và 93% trẻ đăng ký uống sữa; với khối ngoài công lập (bao gồm trường mầm non, tiểu học ngoài công lập, hiệp quản, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập), tỷ lệ trường tham gia là 86,74%, tỷ lệ học sinh đăng ký uống sữa là 80,73%.
Những kết quả tích cực này có được nhờ một quá trình chuẩn bị kĩ lưỡng, sự quyết tâm và tinh thần trách nhiệm cao từ Ban Chỉ đạo Chương trình Sữa học đường Thành phố Hà Nội, Ban Chỉ đạo Chương trình các Quận, Huyện, cũng như sự chủ động, chuyên nghiệp, có tiềm lực mạnh của đơn vị cung cấp sữa làCông ty Vinamilk.
Đặc biệt là không thể thiếu sự tin tưởng từ các tổ chức đoàn thể, sự quan tâmcủa các bậc phụ huynh học sinh đối với việc chăm sóc dinh dưỡng để nâng cao thể lực, trí tuệ cho con em.
Các báo cáođánh giá cũng cho thấy công tác tập huấn cho giáo viên và đại diện hội phụ huynh rất cần thiết và đóng vai trò quan trọng trong việc triển khai thực hiện đề án SHĐ hiệu quả. Trước khi triển khai cho các em học sinh uống sữa, đã có 30 lớp tập huấn được tổ chức cho gần 10.000 đại biểu về toàn bộ quy trình triển khai Chương trình Sữa học đường an toàn, hiệu quả.
Không chỉ dừng ở việc tập huấn ban đầu, trong quá trình triển khai, TP. Hà Nội đã tổ chức nhiều Hội nghị để đánh giá, rút kinh nghiệm nhằm kịp thời giải đáp và tháo gỡ khó khăn cho các quận, huyện; đồng thời tuyên dương các đơn vị trường tích cực thực hiện tốt công tác triển khai chương trình.
Sở Y tế phối hợp Sở GDĐT thành lập các đoàn kiểm tra ATTP bếp ăn tập thể trường học và kiểm soát sữa học đường tại các quận, huyện. Ngoài ra, Công tyVinamilk cũng đã tiến hành khảo sát điều kiện bảo quản sữa tại các nhà trường, cung cấp đủ giá kệ và tổ chức giao nhận sữa theo số lượng và tần suất phù hợp với từng cơ sở giáo dục, cài đặt đường dây nóng 24/24 để hỗ trợ giải đáp các thắc mắc của các trường.
Để chương trình SHĐ được triển khai thành công trên địa bàn Hà Nội, sự nỗ lực và đóng gópcủa lãnh đạo nhà trường và đội ngũ giáo viên cơ sở là rất lớn. Là cầu nối với phụ huynh học sinh, đội ngũ giáo viên đã góp phần rất lớn giúp các bậc cha mẹ càng thêm tin tưởng và yên tâm khi con em được thụ hưởng sữa học đường, để ngày càng nhiều học sinh được uống sữa khi đến lớp.
Chương trình nhận được sự ủng hộ vàtỷ lệ đăng ký tham gia cao không chỉ vì những lợi ích thiết thực của việc uống sữa đều đặn tại trường đối với trẻ em lứa tuổi học đường, mà còn là vì những giá trị vô hình mà SHĐ đang mang đến cho thế hệ mầm non của đất nước.
Thông qua chương trình SHĐ, trẻ em được giáo dục về vai trò quan trọng của chế độ dinh dưỡng, hình thành thói quen tốt như uống sữa mỗi ngày, đúng giờ để hỗ trợ tăng cường thể chất, trí tuệ. Đồng thời, các em cũng được nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh chung và bảo vệ môi trường thông qua việc gấp vỏ hộp gọn gàngsau khi uống sữa để dễ thu gom, tự giác bỏ vào thùng rác đúng quy định...
Với những giá trị nhân văn đó, chương trình SHĐ thực sự đã trở thành một phần không thể tách rời của hoạt động giáo dục của Thủ đô Hà Nội, được nhà trường đồng tình, phụ huynh hoan nghênh. Ông Phạm Xuân Tiến – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Tp. Hà Nội phát biểu: “Cho đến thời điểm này, có thể nói, chương trình SHĐ đã nhận được sự quan tâm, ủng hộ của đông đảo cha mẹ học sinh, để các cháu mẫu giáo và học sinh tiểu học được uống sữa tại trường. Các em học sinh đều rất hào hứng khi được uống sữa và xem như đó là một hoạt động quen thuộc khi đến trường. Với chương trình có những tác dụng tích cực như vậy, chúng tôi đang phối hợp với các Sở, Ngành liên quan để có kiến nghị về việc triển khai trong giai đoạn tiếp theo.”
Có thể thấy, đến thời điểm này,Tp. Hà Nội đã tổ chức thực hiện Đề án Chương trình SHĐ theo đúng Quyết định số 1340/QĐ-TTg ngày 08/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ với mục tiêu: "Cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho trẻ em mẫu giáo và tiểu học thông qua hoạt động cho trẻ em uống sữa hàng ngày nhằm giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng, nâng cao tầm vóc, thể lực của trẻ em Việt Nam, góp phần phát triển nguồn nhân lực trong tương lai”.
Không chỉ có ý nghĩa đối với sự phát triển của trẻ em Việt Nam mà chương trình SHĐ còngiúp giảm bớt các gánh nặng về tài chính đối với gia đình và xã hội, đem lại cho các em sự bình đẳng trong việc tiếp cận các nguồn dinh dưỡng tốt nhất và giúp các em được hưởng đầy đủ, trọn vẹn các quyền lợi được nêu trong Công ước Quyền trẻ em, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của Việt Nam và Quốc tế.
Tính chung 10 tháng năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn Thành phố Hà Nội đạt 699,2 nghìn tỷ đồng, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm trước.
Nghị quyết 188/NQ-CP Chính phủ yêu cầu rà soát các quy định về thuế sử dụng đất khi áp dụng bảng giá đất theo Luật Đất đai 2024, góp phần hỗ trợ doanh nghiệp, người dân thực hiện các dự án đầu tư có sử dụng đất.
Thành Phố Hà Nội ban hành Kế hoạch cao điểm truyền thông về an toàn thực phẩm nhằm góp phần xây dựng nếp sống văn minh, đấu tranh với mọi đối tượng, hành vi gây mất an toàn, vệ sinh thực phẩm, gây nguy cơ dịch bệnh, tổn hại đến sức khỏe cộng đồng.
Theo nội dung Kết luận thanh tra số 27/KL-TTr ngày 14/10/2024 của Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh, Công ty Khe Sim tự kê khai đã và đang sử dụng 15 khu đất với tổng diện tích khoảng 985.691,4 m2 đất (gần 100ha) trong khi chưa hoàn thiện hồ sơ thuê đất theo quy định.
Chiều 7/11, Đội Liên ngành phòng chống in lậu tỉnh Bạc Liêu cho biết, đơn vị vừa tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Trần Ngọc Tuyền (SN 1966, ngụ phường Hộ Phòng, thị xã Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu) về hành vi buôn
Lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở do chính quyền địa phương thành lập, trên cơ sở sự tự nguyện của người dân, đặc biệt đóng vai trò quan trọng trong công tác phòng ngừa, đấu tranh tội phạm, tệ nạn xã hội, thực sự trở thành “những cánh tay nối dài” củ
Đêm ngày 5, rạng sáng 6/11, Công an tỉnh Đồng Nai đồng loạt ra quân tổng kiểm tra, truy quyét điểm, tụ điểm nóng đối tượng hình sự, thanh thiếu niên hư tụ tập có dấu hiệu vi phạm pháp luật, sử dụng trái phép chất ma túy trên địa bàn. Qua đó đã phát hiện bắt giữ nhiều đối tượng vi phạm, thu giữ nhiều hung khí, có cả súng, đạn cùng nhiều tang vật góp phần bảo đảm ANTT trên địa bàn.
Thấy trên thùng xe có nước mưa chảy xuống, ướt những người ngồi phía dưới, ông Định đi lên nổ máy mục đích để nâng ben thùng xe lên cho nước mưa chảy ra phía sau, không ngờ bất cẩn gây tai nạn.
Ngày 6/11, thông tin từ công an TP Hà Nội cho biết, Công an phường Sơn Lộc, thị xã Sơn Tây đã kịp thời ngăn chặn một vụ giả danh Công an để lừa đảo chiếm đoạt 400 triệu đồng.
Để thực hiện hành vi trộm cắp của mình, các đối tượng này đã lợi dụng đêm tối, giả vờ làm những người đi đánh bắt cá, soi ếch, khi phát hiện thấy chó chạy ngoài đường thì dùng kích điện hoặc thòng lọng để bắt trộm.
Với thủ đoạn nhận mình quen biết với nhiều quan chức cấp xã, cấp huyện nên có thể làm “nhanh” Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất...Bùi Văn Đoàn đã nhận tiền của nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Ngọc Lặc.
Sáng 6/11, Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành khám nghiệm hiện trường để điều tra vụ cháy nhà khiến 2 cháu nhỏ tử vong.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.