Hà Nội 26 °C
TP Hồ Chí Minh 33 °C
Hải Phòng 28 °C
Đà Nẵng 28 °C
Yên Bái 23 °C
  • Hà Nội Hà Nội 26°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 33°C
  • Hải Phòng Hà Nội 28°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 28°C
  • Yên Bái Hà Nội 23°C

Tiêu chuẩn quốc gia về nước mắm: Vì sao gây tranh cãi?

Hình sự & tố tụng hình sự
09/03/2019 14:45
Nguyên Linh
aa
Một lần nữa, xoay quanh câu chuyện về nước mắm lại gây ồn ào dư luận, lần này là liên quan đến dự thảo Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) về nước mắm có số hiệu TCVN 5107 do Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NNPTNT) chủ trì xây dựng và đã gặp ngay phản ứng gay gắt từ các nhà sản xuất nước mắm truyền thống.


Chiều muộn ngày 8/3, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản phối hợp với Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng (Bộ KHCN) đã chủ trì buổi gặp gỡ báo chí để thông tin về tiêu chuẩn nước mắm, cũng như giải đáp các câu hỏi của các phóng viên báo, đài về vấn đề này.

Ông Nguyễn Hoàng Linh- Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng phát biểu tại cuộc gặp gỡ báo chí để thông tin về tiêu chuẩn nước mắm chiều 8/3.
Ông Nguyễn Hoàng Linh- Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng phát biểu tại cuộc gặp gỡ báo chí để thông tin về tiêu chuẩn nước mắm chiều 8/3.

Đã chuẩn bị xây dựng tiêu chuẩn từ năm 2017

Mở đầu buổi thông tin đến các cơ quan báo chí về quá trình soạn thảo tiêu chuẩn quốc gia về nước mắm, ông Trần Văn Công- Phó Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản cho biết lý do xây dựng TCVN 5107, đồng thời chỉ định TS. Đào Trọng Hiếu- Phó phòng Phát triển thị trường thủy sản của Cục thông tin chi tiết hơn về quá trình này.

Theo TS. Đào Trọng Hiếu, từ năm 2017, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản đã được Bộ NNPTNT giao nhiệm vụ biên soạn Dự thảo TCVN “Quy phạm thực hành sản xuất nước mắm”. Qua 2 năm triển khai thực hiện, Cục đã hoàn thiện toàn bộ hồ sơ Dự thảo đảm bảo đầy đủ trình tự xây dựng TCVN.

“Để đảm bảo khách quan, trong quá trình soạn thảo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản đã tổ chức 5 hội nghị, hội thảo và gửi dự thảo xin ý kiến rộng rãi tới các cơ quan quản lý nhà nước, các chuyên gia của các Viện, Trường Đại học, các đơn vị kiểm nghiệm; đặc biệt là đông đủ các Hiệp hội, doanh nghiệp, như: Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam; Hiệp hội nước mắm Phú Quốc – Bà Hồ Kim Liên; Hội nước mắm Nha Trang – Bà Ngô Thị Kim Thọ; Hội Khoa học kỹ thuật An toàn thực phẩm; Hội Tiêu chuẩn và Chất lượng và đại diện Doanh nghiệp Chế biến nước mắm 584 Nha Trang, Doanh nghiệp Chín Tuy...”- ông Hiếu thông tin.

TS. Đào Trọng Hiếu cũng cho biết, trong quá trình soạn thảo dự thảo TCVN Quy phạm thực hành sản xuất nước mắm, Ban soạn thảo dựa trên căn cứ Tiêu chuẩn CODEX (CAC/RCP 52-2003), TCVN 7265:2015 và thực tế sản xuất nước mắm tại Việt Nam.

Sau phần thông tin này, PV Dân Việt đã nêu câu hỏi: Vì sao trong thời điểm này, chúng ta phải ban hành tiêu chuẩn nước mắm và vì sao không xây dựng đồng bộ giữa tiêu chuẩn và quy chuẩn (QCVN) đối với nước mắm. Thêm nữa, trong dự thảo TCVN 5107 có nêu hai khái niệm về nước mắm, đó là: “Nước mắm nguyên chất” và “Nước mắm”, liệu có lặp lại câu chuyện như QCVN về sữa dạng lỏng trước đây, dẫn tới nhập nhèm giữa “sữa tươi tiệt trùng” và “sữa tiệt trùng”?.

Trả lời câu hỏi trên, TS. Đào Trọng Hiếu cho biết: Theo Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn thì Tiêu chuẩn đưa ra những khuyến nghị tự nguyện áp dụng, không bắt buộc. Còn quy chuẩn thì bắt buộc áp dụng. Thông điệp đưa ra tiêu chuẩn này xuất phát từ đòi hỏi yêu cầu từ thực tiễn chúng ta cần phải quan tâm kiểm soát bất kể quy mô sản xuất như thế nào cũng cần phải có những tiêu chuẩn, tiêu chí để đánh giá nâng cao nhận thức, uy tín cũng như chất lượng đặc biệt là an toàn vệ sinh thực phẩm. Đây là nhu cầu đòi hỏi chính đáng và xu thế tất yếu của người tiêu dùng, người ta bỏ tiền ra mua bất kỳ sản phẩm nào cũng cần biết sản phẩm đó xuất xứ ra sao.

Bổ sung ý kiến vào câu hỏi này, ông Nguyễn Hoàng Linh- Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng cho biết: “Mục đích của việc xây dựng TCVN đối với nước mắm nhằm đưa ra các khuyến nghị thực hành sản xuất tốt nước mắm, bảo đảm chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm của nước mắm, bảo vệ an toàn và sức khỏe cho người tiêu dùng”.

Theo ông Linh, mặc dù dự thảo tiêu chuẩn đã được cơ quan soạn thảo nghiên cứu khá công phu trong khoảng 9 năm (2008-2017) và gần 2 năm tổ chức xây dựng dự thảo (2017-2018), vẫn có nhiều quan điểm khác nhau về các khuyến nghị kỹ thuật trong dự thảo bởi không có bất kỳ tiêu chuẩn nào nhận được sự đồng thuận 100%, kể cả tiêu chuẩn quốc tế.

Theo Ban soạn thảo, TCVN về nước mắm chỉ là
Theo Ban soạn thảo, TCVN về nước mắm chỉ là "quy phạm thực hành sản xuất, chế biến tốt", không bắt buộc áp dụng đối với các cơ sở sản xuất, chế biến nước mắm.

"Không có quy định nào gọi là nước mắm truyền thống và nước mắm công nghiệp"

Ngoài các giải đáp nội dung liên quan đến các tiêu chuẩn kỹ thuật như hàm lượng histamine, dư lượng bảo vệ thực vật…, tại cuộc trao đổi với báo chí chiều qua một vấn đề “nóng” được xới lên, đó là: Vì sao trong tiêu chuẩn không có khái niệm về nước mắm truyền thống?.

Đáp lại câu hỏi này, TS. Trần Đáng- nguyên Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho rằng, từ trước đến nay không có văn bản quy định nào gọi là nước mắm truyền thống và nước mắm công nghiệp cả, hay chỉ toàn là tự xưng. “Anh dựa vào đâu mà phân biệt nước mắm truyền thống với nước mắm công nghiệp?. Tiêu chuẩn của Nhà nước, người ta chỉ gọi là nước mắm và nước mắm nguyên chất. Tại sao phải phân ra nước mắm truyền thống với nước mắm công nghiệp để gây mất đoàn kết trong ngành nước mắm của mình”- TS.Trần Đáng nói.

Cũng theo TS. Trần Đáng, quy phạm sản xuất nước mắm này được đưa ra là phù hợp với thực tiễn dành cho các loại nước mắm, nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm, nhất là bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng. “Quy phạm này, giống như GMP trong sản xuất dược phẩm, tức là quy phạm thực hành tốt mà thôi”- TS. Đáng nói thêm.

Kết thúc buổi trao đổi, ông Nguyễn Hoàng Linh- Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng cho biết, rất hoan nghênh các ý kiến góp ý và đề xuất điều chỉnh nội dung của dự thảo TCVN 12607:2019 và tiếp tục nhận được các ý kiến góp ý cả về mặt kỹ thuật và thuật ngữ của dự thảo, đặc biệt đối với các khuyến nghị còn nhiều ý kiến trái chiều.

“Tổng cục TCĐLCL và Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản cũng đã và sẽ quyết liệt chỉ đạo các cơ quan liên quan, Ban soạn thảo, Ban Kỹ thuật Tiêu chuẩn nước mắm khẩn trương nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến góp ý của các chuyên gia, nhà sản xuất kinh doanh đảm bảo xây dựng được tiêu chuẩn minh bạch, rõ ràng, làm cơ sở cho tổ chức, cá nhân áp dụng được hiệu quả, mang lại lợi ích cho chính doanh nghiệp, người tiêu dùng và cộng đồng"- ông Linh khẳng định.

TS. Trần Thị Dung cho biết, cần trả lại tên cho nước mắm truyền thống, không để đứng chung với các loại nước mắm khác.
TS. Trần Thị Dung cho biết, cần trả lại tên cho nước mắm truyền thống, không để đứng chung với các loại nước mắm khác.

Trả lại tên cho nước mắm truyền thống

Trong buổi gặp gỡ báo chí hôm qua 8/3, dù không được mời đến tham dự, song TS Trần Thị Dung, một chuyên gia đã có hơn 20 năm nghiên cứu về nước mắm, của Hiệp hội Thực phẩm minh bạch, thành viên Câu lạc bộ nước mắm truyền thống (NMTT) VASEP đã nhiều lần giơ tay xin phát biểu không được trao đổi.

Sau đó, TS. Dung đã trao đổi với hơn 20 cơ quan báo, đài bên ngoài phòng họp báo. Tuy vậy, trao đổi với báo chí sau đó, TS Dung cho biết: “Chúng tôi gọi NMTT là loại nước mắm không cần chất bảo quản gì; chỉ cần có muối bão hòa là nó tự bảo quản, hàm lượng acid amin cao là nước mắm bảo quản”.

“Nhưng bây giờ người ta pha loãng nước mắm ra nên buộc họ phải cho chất bảo quản vào. Đấy không còn là nước mắm nữa. Các bạn thử về ăn chả, ăn nem cũng dùng một thìa nước mắm pha với mấy thìa nước lọc, bột ngọt... đấy gọi là nước mắm chấm để phân biệt với nước mắm nguyên chất”- TS. Dũng lý giải thêm.

Theo TS. Dung, tại sao tôi dùng từ nước mắm công nghiệp (NMCN)? Vì họ có 10 bể, mỗi bể 1.000 lít thì một ngày họ có thể sản xuất được 100.000 lít hoặc hơn. Còn những nhà sản xuất NMTT, cá và muối đem về hàng năm trời, ở miền Bắc phải 1,5-2 năm mới có được nước mắm. Vậy tại sao lại đánh đồng NMTT với NMCN.

Cũng chính vì thế, bà Dung cho biết vừa qua các hiệp hội, chuyên gia, cơ sở NMTT có họp lại và đề nghị hãy trả lại tên NMTT, để họ đứng riêng một mình, không nhập nhằng. Hàng ngàn cơ sở chế biến NMTT cũng mong muốn như vậy.

Phản bác lại quan điểm của ông Trần Đáng cho rằng, chưa có quy định nào về nước mắm truyền thống hay công nghiệp, TS. Dung nói: “Vậy thì các cơ quan quản lý nhà nước hãy quy định đi, chứ không thể dùng công cụ của mình để lái nền sản xuất NMTT sang một hướng khác, đánh đồng với NMCN”.

bài liên quan
Nước mắm, không chỉ là nước mắm…

Nước mắm, không chỉ là nước mắm…

Tuần qua, Dự thảo tiêu chuẩn quốc gia về quy phạm thực hành sản xuất nước mắm do Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) soạn thảo bị các doanh nghiệp sản xuất nước mắm truyền thống phản đối. Ngay sau đó, dự thảo này đã được tạm dừng thẩm định. Thế nhưng cuộc chiến nước mắm truyền thống và nước mắm công nghiệp dường như sẽ khó có hồi kết…
Cần có quy chuẩn để bảo vệ trước sự cạnh tranh không lành mạnh

Cần có quy chuẩn để bảo vệ trước sự cạnh tranh không lành mạnh

Nói đến nước mắm truyền thống tại Việt Nam có nghĩa là nước mắm sản xuất mang tính đặc điểm riêng của từng vùng miền, dù có sự khác biệt về kỹ thuật, đặc tính nguyên liệu, khí hậu… Nhưng cuối cùng cũng cho ra sản phẩm nước mắm truyền thống (chỉ bao gồm cá+muối) rất phù hợp với số đông thị hiếu cảm quan (vị, màu, mùi). Vì vậy, khi lấy mẫu để đánh giá, nghiên cứu các chỉ tiêu hàm lượng cần phải lấy mẫu đầy đủ tại các vùng sản xuất nước mắm mà trong đó có nước mắm Phan Thiết.
Thủ tướng yêu cầu xem xét Vinastas thông tin về nước mắm

Thủ tướng yêu cầu xem xét Vinastas thông tin về nước mắm

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao Bộ Công Thương cùng các cơ quan liên quan xem xét việc đưa thông tin chất lượng nước mắm trên báo chí của Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam và xử lý nghiêm các sai phạm nếu có.
Vụ nước mắm thạch tín: Nếu khởi kiện sẽ vào cuộc điều tra

Vụ nước mắm thạch tín: Nếu khởi kiện sẽ vào cuộc điều tra

Không bán được hàng, bị đối tác trả lại, bị người mua truy vấn, mất uy tín,... các cơ sở sản xuất nước mắm truyền thống thiệt hại nghiêm trọng do tin thất thiệt về hàm lượng asen.
Tướng công an muốn làm rõ vụ nước mắm nhập nhèm

Tướng công an muốn làm rõ vụ nước mắm nhập nhèm

Nước mắm trá hình tung hoành vì... lỗ hổng pháp lý. Thanh tra chưa đủ, cần có quy chuẩn. Tướng công an đề nghị làm rõ.
Dừng công bố tiêu chuẩn quy phạm về nước mắm

Dừng công bố tiêu chuẩn quy phạm về nước mắm

Bộ Khoa học & Công nghệ cho biết đã quyết định tạm dừng công bố Tiêu chuẩn quốc gia "Quy phạm thực hành sản xuất nước mắm", do chưa nhận được sự đồng thuận.
Mới nhất
Đọc nhiều
Đầu tư 570 tỷ đồng xây dựng 2 tuyến đường giao thông tại Nghệ An

Đầu tư 570 tỷ đồng xây dựng 2 tuyến đường giao thông tại Nghệ An

Tại kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh Nghệ An quyết định chủ trương đầu tư 2 dự án xây dựng đường giao thông tại huyện Nghi Lộc và huyện Nam Đàn với tổng số vốn đầu tư 570 tỷ đồng.
Bình Định: Thông tin mới nhất vụ xe tải chở dăm đè chết 3 người

Bình Định: Thông tin mới nhất vụ xe tải chở dăm đè chết 3 người

Xe ô tô chở dăm gỗ khi đi vào vòng xoay đã tự lật, đè lên xe máy trên xe có 3 người đang lưu thông cùng chiều.
Doanh nhân Đỗ Thị Hồng “ẵm” 2 giải tại Hoa hậu Doanh nhân Trái đất 2024

Doanh nhân Đỗ Thị Hồng “ẵm” 2 giải tại Hoa hậu Doanh nhân Trái đất 2024

Tại đêm chung kết Hoa hậu Doanh nhân Trái đất 2024, ngoài việc đoạt được ngôi vị Hoa hậu Hoa hậu Nhân ái, doanh nhân Đỗ Thị Hồng (quê gốc ở tỉnh Thanh Hoá) còn nhận được giải thưởng phụ Người đẹp công sở.
Tin bài khác
Công an vào cuộc điều tra nguyên nhân người đàn ông tử vong bất thường tại một phòng tập gym

Công an vào cuộc điều tra nguyên nhân người đàn ông tử vong bất thường tại một phòng tập gym

Lực lượng chức năng Công an quận Hoàng Mai, TP Hà Nội đang vào cuộc điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ việc một người đàn ông tử vong tại phòng tập gym trên địa bàn phường Mai Động, quận Hoàng Mai.
Đắk Lắk: Đề nghị truy tố nữ chủ hụi lập 22 dây hụi, chiếm đoạt hơn 2 tỷ đồng

Đắk Lắk: Đề nghị truy tố nữ chủ hụi lập 22 dây hụi, chiếm đoạt hơn 2 tỷ đồng

Đến tháng 4/2023, nhiều người đến đòi tiền hụi nhưng Tâm mất khả năng chi trả và tuyên bố vỡ hụi. Số tiền Tâm chiếm đoạt trong vụ việc khoảng 2,2 tỷ đồng.
Bắc Kạn: Điều tra nguyên nhân người phụ nữ trẻ tử vong trong lán

Bắc Kạn: Điều tra nguyên nhân người phụ nữ trẻ tử vong trong lán

Cơ quan chức năng tỉnh Bắc Kạn cho biết, đang điều tra nguyên nhân người phụ nữ tử vong tại lán gần nhà (nghi là ăn lá ngón).
Người phụ nữ mất gần 3 tỷ đồng sau cuộc điện thoại của đối tượng giả danh Công an

Người phụ nữ mất gần 3 tỷ đồng sau cuộc điện thoại của đối tượng giả danh Công an

Nhận được cuộc gọi từ số máy lạ của đối tượng tự xưng là Công an, sau đó chị T đã thực hiện các thao tác theo hướng dẫn của đối tượng và bị đối tượng lừa chiếm đoạt số tiền gần 3 tỷ đồng.
Xuyên đêm truy bắt 15 đối tượng gây náo loạn đường phố Thủ đô

Xuyên đêm truy bắt 15 đối tượng gây náo loạn đường phố Thủ đô

Phát hiện nhóm thanh thiếu niên điều khiển xe máy có hành vi phóng nhanh, lạng lách... gây náo loạn đường phố, Công an quận Hà Đông phối hợp với Phòng Cảnh sát hình sự xuyên đêm truy lùng, bắt giữ toàn bộ các đối tượng.
Bình Dương: Gửi bạn tiền nhờ mua đất, bị chiếm đoạt mất gần 24,5 tỷ đồng

Bình Dương: Gửi bạn tiền nhờ mua đất, bị chiếm đoạt mất gần 24,5 tỷ đồng

Ngày 19/10, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương thông tin về việc truy nã đối với Khổng Thị Thanh (SN 1972; KHKTT: khu phố Bình Thuận 2, phường Thuận Giao, TP Thuận An, Bình Dương) về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.
Tập đoàn Hà Đô bị phạt gần 4,5 tỷ đồng do vi phạm về thuế

Tập đoàn Hà Đô bị phạt gần 4,5 tỷ đồng do vi phạm về thuế

Do những vi phạm liên quan đến lĩnh vực thuế, Tập đoàn Hà Đô bị Tổng cục Thuế ra quyết định xử phạt 4,49 tỷ đồng đồng.
Bắt giữ nghi phạm giết người, cướp tài sản phi tang thi thể nạn nhân xuống mương nước

Bắt giữ nghi phạm giết người, cướp tài sản phi tang thi thể nạn nhân xuống mương nước

Sau khi gây án, Huỳnh Trung Quân đã lấy tiền, trang sức và điện thoại của nạn nhân, sau đó phi tang thi thể xuống mương nước và về nhà người thân ẩn náu thì bị lực lượng chức năng bắt giữ.
Bắt giữ đối tượng cho vay nặng lãi 730%/năm

Bắt giữ đối tượng cho vay nặng lãi 730%/năm

Mức lãi suất Ngân đưa ra khi cho vay nặng lãi là từ 15% đến 20% trên số tiền vay, tương ứng với mức lãi suất cao nhất là 730%/năm.
Bắt Giám đốc lừa đảo đi xuất khẩu lao động để chiếm đoạt tài sản

Bắt Giám đốc lừa đảo đi xuất khẩu lao động để chiếm đoạt tài sản

Nguyễn Trọng Khỏe đăng tải trên trang mạng xã hội facebook, zalo cá nhân các bài viết, hình ảnh hoạt động tuyển dụng, đưa người Việt Nam đi xuất khẩu lao động tại Nhật Bản và một số nước châu âu theo diện du học sinh, kỹ sư...
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
tong bi thu nguyen phu trong nha lanh dao ly luan xuat sac

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà lãnh đạo, lý luận xuất sắc

(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
tinh cam dac biet cua nhan dan voi tong bi thu nguyen phu trong

Tình cảm đặc biệt của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
bo tu phap dung dau cac bo nganh ve chi so cai cach hanh chinh nam 2023

Bộ Tư pháp đứng đầu các bộ, ngành về Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023

(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.