Tại cuộc họp ngày 3/11, dưới sự chủ trì của hai Phó Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 là Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, các thành viên Ban Chỉ đạo đề nghị Bộ Y tế tập trung phân bổ, bảo đảm đủ vắc xin, có phương án chi viện nhân lực để theo kịp tiến độ, kế hoạch tiêm vắc xin nhanh nhất cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), Tây Nguyên.
Tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho học sinh ngay tại trường ở ĐBSCL.
Kiên trì thực hiện nguyên tắc phòng, chống dịch
Tại cuộc họp, các ý kiến nhấn mạnh thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ thống nhất trong toàn quốc, đồng thời phát huy tính chủ động, sáng tạo của chính quyền các cấp, nhất là cấp cơ sở trong công tác phòng, chống dịch. Cùng với đó Bộ Y tế tiếp tục bổ sung, hoàn thiện hướng dẫn chi tiết trong xác định cấp độ dịch, biện pháp ứng phó phù hợp, sát với tình hình dịch của mỗi địa phương.
Ban Chỉ đạo nhận định, chuyển sang thích ứng linh hoạt, an toàn, kiểm soát có hiệu quả dịch COVID-19 nhưng vẫn phải kiên trì thực hiện nguyên tắc phòng, chống dịch từ những ngày đầu: “Ngăn chặn, phát hiện, cách li, khoanh vùng, dập dịch, điều trị sớm”. Bên cạnh đó, hệ thống giám sát y tế, dịch bệnh trong cộng đồng phải nâng cao hơn một mức so với trước đây. Các giải pháp tuyên truyền, vận động người dân thực hiện phòng, chống dịch phải thống nhất, không để lúc chặt quá, khi lỏng quá.
Góp ý dự thảo Chiến lược tổng thể ứng phó hiệu quả với dịch COVID-19, các ý kiến lưu ý, đây là chiến lược chuẩn bị triển khai sau khi cả nước đã tiêm bao phủ vắc xin (dự kiến vào cuối năm 2021). Trong khoảng thời gian này, việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch phải linh hoạt, mềm dẻo với mục tiêu bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của người dân; hạn chế các ca mắc, ca chuyển bệnh nặng, tử vong do COVID-19; khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội.
Các thành viên Ban Chỉ đạo đề nghị Bộ Y tế khẩn trương phân bổ đủ vắc xin cho các địa phương, đặc biệt là các địa phương có nguy cơ cao, rất cao. Đặc biệt lưu ý bảo đảm đủ vắc xin, có phương án chi viện nhân lực để theo kịp tiến độ, kế hoạch tiêm vắc xin nhanh nhất cho khu vực ĐBSCL, Tây Nguyên. Ngoài ra yêu cầu Bộ Y tế sớm rà soát, thống kê nhu cầu sinh phẩm xét nghiệm của các địa phương phục vụ cho công tác xét nghiệm đối với người từ vùng dịch về và tầm soát trong cộng đồng. Liên quan đến vấn đề này, Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Vũ Hải Sản cho biết, tình hình dịch bệnh ở TPHCM đến nay cơ bản được kiểm soát, tuy nhiên, các đơn vị quân đội vẫn sẵn sàng chi viện khi được điều động, cụ thể như hỗ trợ các địa phương khu vực ĐBSCL trong công tác tiêm vắc xin phòng COVID-19 khi có yêu cầu.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho biết, về việc tổ chức mua sắm tập trung một số vật tư, trang thiết bị, sinh phẩm, thuốc điều trị…, pháp luật đã quy định, mô hình thực tiễn cũng đã có. Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế phải tổ chức, tính toán phương án mua sắm hợp lí, phù hợp với tình hình thực tế, đảm bảo đúng quy trình, công khai, minh bạch, rõ ràng.
“Trong quá trình thực hiện, nếu gặp vướng mắc, Bộ Y tế chủ động đề xuất cụ thể với cấp có thẩm quyền để kịp thời tháo gỡ theo đúng quy định của pháp luật”, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nói. Đồng thời yêu cầu Bộ Y tế khẩn trương tổng hợp nhu cầu trang thiết bị, vật tư y tế theo đúng kịch bản phòng, chống dịch đã được phê duyệt và tổ chức mua sắm theo thẩm quyền, bảo đảm đáp ứng nhu cầu phòng, chống dịch trong tình hình mới.
Đi học phải an toàn
Về công tác chuẩn bị cho học sinh trở lại trường, các ý kiến nhận định việc không được đến lớp ảnh hưởng rất lớn đến việc học tập, phát triển tâm sinh lí của học sinh. Đây không chỉ là nhu cầu của học sinh, mà còn là của gia đình, phụ huynh học sinh. Hiện nay, Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị tiêm vắc xin cho trẻ từ 12-17 tuổi, chưa có khuyến nghị chính thức tiêm cho trẻ dưới 12 tuổi. Tuy nhiên, không thể đợi tiêm hết vắc xin hoặc hết ca nhiễm trong cộng đồng mới cho trẻ đi học trở lại.
“Đi học phải an toàn, kiểm soát được dịch, bảo vệ được sức khỏe cho các cháu và cộng đồng. Điều đó không có nghĩa tuyệt đối không có học sinh mắc COVID-19”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói và yêu cầu ngành giáo dục, y tế phải hướng dẫn rất chi tiết về các quy định phòng, chống dịch trong lớp học, khi ra chơi; phương án xử lý khi có ca mắc trong trường học.
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh học các ngành khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán.
Sáng 28/3, UBND huyện Thạch Hà phối hợp với Trung tâm Công tác xã hội - Giáo dục nghề nghiệp tỉnh tổ chức lễ trao học bổng cho học sinh nghèo vượt khó học giỏi do Tổ chức Zhi Shan Foundation Taiwan (Đài Loan) tài trợ trong đợt 1 năm 2025.
Chính phủ ban hành Nghị định 60/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 116/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm.
Công an xã Hố Nai 3, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai vừa kịp thời đưa một học sinh bị ngất xỉu đến bệnh viện cấp cứu, giúp em học sinh qua cơn nguy kịch.
Sân bay Long Thành đặt ra bài toán lớn về nhân lực. Làm sao chuẩn bị kịp đội ngũ giỏi chuyên môn, thành thạo công nghệ để vận hành siêu sân bay thời công nghiệp 4.0.
Ngày 9/4 vừa qua, TAND huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang mở phiên tòa trực tuyến xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với bị cáo Cao Thị Thiên Thư, sinh năm 1979, cư trú tổ 6, ấp Tấn Hưng, xã Tấn Mỹ, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang về tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy”.
Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội chuẩn bị xét xử Nguyễn Ngọc Phương, Giám đốc Công ty Vàng Phú Cường, bị cáo buộc đã chuyển tiền trái phép qua biên giới là 426 triệu USD, tương đương hơn 9.492 tỉ đồng.
Ngày 28/3, TAND tỉnh Kiên Giang đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử và tuyên phạt bị cáo Danh Tiến Anh (SN 1986, trú tại xã Đông Hưng A, huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang) 09 năm tù về tội giết người. Nạn nhân trong vụ án là 04 người thân bên vợ của bị cáo.
Kết thúc phiên xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, chiều ngày 17/03, Tòa án nhân dân tỉnh Kiên Giang đã tuyên phạt bị cáo Lâm Văn Kim (SN 2003, ngụ xã Thuận Yên, thành phố Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang) tổng cộng 14 năm tù với 02 tội danh “Giết người” và “Hủy hoại tài sản”.
Sau phán quyết của Toà cấp sơ thẩm và Phúc thẩm, bà Hoàng Thuỳ Khanh, trú tại phường Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội đã có đơn kiến nghị lên giám đốc thẩm.
Chiều 7/3, TAND tỉnh Đồng Nai tuyên án các cựu lãnh đạo Công ty Cổ phần Đầu tư Nhơn Trạch (thuộc Công ty CP Tổng Công ty Tín Nghĩa) về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí".
Ngày 6/3, Tòa án nhân dân TP Hà Nội mở phiên tòa xét xử sơ thẩm 6 bị cáo trong vụ "thổi giá" đất đấu giá lên tới 30 tỷ đồng/m2, xảy ra tại huyện Sóc Sơn (Hà Nội).
TAND tỉnh Quảng Ninh vừa mở phiên sơ thẩm xét xử vụ án đường dây vận chuyển, tàng trữ trái phép chất ma túy đối với 3 bị cáo, trong đó có 1 bị cáo chịu mức án tử hình, 1 bị cáo chung thân và 1 bị cáo bị 20 năm tù giam.
TAND quận Long Biên, TP.Hà Nội vừa đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án “Phá hoại tài sản” đối với cụ bà Nguyễn Thị Quý (74 tuổi) và người con trai 41 tuổi, nhưng đã quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Đáng chú ý, hai bị cáo trong vụ án này vốn từng là người bị hại sau một thời gian dài mâu thuẫn, xích mích với hàng xóm về đất đai, bị đe doạ, hành hung và uy hiếp tinh thần...
Gần 1 tháng nay trên tuyến tỉnh lộ 337 và Quốc lộ 279 đoạn từ xã Thống Nhất đến cảng Làng Khánh (TP Hạ Long), thường xuyên xuất hiện hàng chục xe tải lớn chở đất chạy rầm rập suốt ngày đêm, cuốn theo bụi mù mịt.
Chiều 17/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.