Chuyến thăm đã lập dấu mốc mới cho quan hệ Việt Nam-Hàn Quốc, đưa quan hệ Đối tác chiến lược song phương trở nên ngày càng thiết thực, hiệu quả và toàn diện hơn.
Lễ tiễn Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân tại sân bay quân sự Seoul, Hàn Quốc. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Theo Đặc phái viên TTXVN, tối 28/11, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân cùng đoàn cấp cao Việt Nam đã về đến Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Hàn Quốc, dự Hội nghị cấp cao kỷ niệm 30 năm Quan hệ đối thoại ASEAN-Hàn Quốc, Hội nghị cấp cao Mekong-Hàn Quốc lần thứ nhất theo lời mời của Tổng thống Moon Jae-in.
Chuyến công tác đối ngoại lần này gồm nhiều hoạt động đối ngoại bao gồm cả đa phương và song phương với những kết quả hết sức thiết thực, góp phần khẳng định chủ trương, đường lối đối ngoại do Đại hội Đảng lần thứ XII đề ra, chủ động tham gia, phát huy vai trò tại các cơ chế đa phương, tạo cơ sở để tiếp tục đề cao vai trò, nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác đối ngoại đa phương; quảng bá hình ảnh Việt Nam phát triển năng động, là đối tác tin cậy, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.
Đặc biệt, chuyến thăm đã lập dấu mốc mới cho quan hệ Việt Nam-Hàn Quốc với tổng giá trị các dự án hợp tác trị giá hàng tỷ USD, đưa quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Hàn Quốc ngày càng thiết thực, hiệu quả và toàn diện hơn.
Dự Hội nghị cấp cao kỷ niệm 30 năm Quan hệ đối thoại ASEAN-Hàn Quốc, Thủ tướng đã gợi mở một số định hướng hợp tác quan trọng cho 30 năm tiếp theo giữa ASEAN và Hàn Quốc, trong đó bao gồm: gia tăng tính chiến lược trong quan hệ đối tác, đề cao tuân thủ luật pháp quốc tế và định hình cấu trúc khu vực mở, bao trùm, minh bạch và dựa trên luật lệ; đẩy mạnh hợp tác kinh tế theo hướng cân bằng, cùng có lợi, tạo điều kiện cho hàng hóa và đầu tư hai bên tiếp cận thị trường của nhau; tiếp nhận lao động đến từ các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam, hỗ trợ họ làm quen với môi trường sống ở Hàn Quốc.
Thủ tướng đã nêu một số phương hướng đẩy mạnh hợp tác kết nối giữa Hàn Quốc và ASEAN, trong đó có kết nối và phát triển hạ tầng các cảng biển dọc tuyến vận tải biển chiến lược từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương, nối Đông Nam Á với Đông Bắc Á; đề nghị Hàn Quốc tích cực giải ngân Quỹ hạ tầng toàn cầu hỗ trợ các dự án hạ tầng của ASEAN.
[Thủ tướng dự Phiên họp đầu của Hội nghị Cấp cao ASEAN-Hàn Quốc]
Thủ tướng cũng đã dự Hội nghị Thượng đỉnh khởi nghiệp ASEAN-Hàn Quốc với chủ đề "Khởi nghiệp ASEAN-Hàn Quốc tạo đà phát triển" - sự kiện được xem là bước đi đầu tiên trong quá trình thiết lập hệ sinh thái khởi nghiệp.
Dự và phát biểu tại phiên bế mạc Hội nghị Thượng đỉnh CEO ASEAN-Hàn Quốc với vai trò nước Chủ tịch ASEAN 2020, Thủ tướng khẳng định việc phát triển bền vững, kết nối toàn diện là ưu tiên cao của ASEAN.
Trong đó các doanh nghiệp vừa là chủ thể vừa là lực lượng triển khai chủ đạo kinh doanh trong thị trường ASEAN có hơn 630 triệu dân, quy mô GDP năm 2018 đạt gần 3.000 tỷ USD, là nền kinh tế thứ 3 tại châu Á và thứ 5 thế giới.
Dự Hội nghị cấp cao Mekong-Hàn Quốc lần thứ nhất, Thủ tướng nhấn mạnh đến 3 mục tiêu chính mà hợp tác Mekong-Hàn Quốc cần hướng đến là: củng cố môi trường hoà bình khu vực; phát triển kinh tế lấy người dân làm trung tâm, đổi mới – sáng tạo làm động lực chính; tăng trưởng kinh tế song hành với bảo vệ môi trường và gìn giữ tài nguyên thiên nhiên.
Thăm chính thức Hàn Quốc, là đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam, đứng thứ nhất về đầu tư, thứ hai về ODA, thứ ba về thương mại, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Hàn Quốc, hội kiến Chủ tịch Quốc hội, gặp Thủ tướng Hàn Quốc, tiếp Thị trưởng thủ đô Seoul, thành phố Busan, Chủ tịch Hội hữu nghị Hàn-Việt...
Trong cuộc hội đàm với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, hai bên nhấn mạnh quá trình hợp tác kinh tế là trụ cột và động lực cho sự phát triển chung của quan hệ song phương.
Hai bên nhất trí nỗ lực đạt mục tiêu đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 100 tỷ USD trong năm tới, trong đó Hàn Quốc sẽ xem xét tích cực mở cửa nhập khẩu các loại nông sản, hoa quả của Việt Nam, đồng thời triển khai hiệu quả khoản viện trợ phát triển chính thức đã cam kết trong giai đoạn 2016-2020 với trị giá 1,5 tỷ USD.
Hai bên thống nhất, tiếp tục khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động giao lưu nhân dân; quan tâm, hỗ trợ cộng đồng gần 200.000 người Việt Nam tại Hàn Quốc và cộng đồng khoảng 160.000 người Hàn Quốc tại Việt Nam.
Hai nhà lãnh đạo đã nhấn mạnh tầm quan trọng của bảo đảm hòa bình, an ninh, an toàn và tự do hàng hải, hàng không và giải quyết các bất đồng, tranh chấp ở Biển Đông của Việt Nam bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế và Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, Việt Nam ủng hộ và sẵn sàng đóng góp cho bán đảo Triều Tiên hòa bình, phi hạt nhân hóa theo các Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Sau buổi hội đàm, hai nhà lãnh đạo đã chứng kiến ký kết một số văn kiện hợp tác gồm Nghị định thư sửa đổi Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần giữa Việt Nam và Hàn Quốc; Bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực hàng hải và đào tạo thuyền viên, hợp tác ngân hàng phát triển…
Trong chuyến thăm, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã có các cuộc tọa đàm, tiếp các tập đoàn kinh tế hàng đầu của Hàn Quốc về các lĩnh vực công nghiệp, tài chính, ngân hàng, dịch vụ, hạ tầng và dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam-Hàn Quốc.
Thủ tướng đã chứng kiến hai bên trao các bản ghi nhớ hợp tác, giấy chứng nhận đầu tư với 33 dự án có tổng số vốn gần 20 tỷ USD. Nhân dịp này, Thủ tướng đã tới thăm Đại sứ quán, thăm hỏi bà con kiều bào và gặp gỡ các trí thức trẻ Việt Nam tại Hàn Quốc.
Có thể nói, với 30 hoạt động song phương và đa phương tham dự 2 hội nghị cấp cao và thăm chính thức Hàn Quốc, chuyến công tác của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tạo động lực cho một "kỳ tích mới" trong quan hệ Việt Nam-Hàn Quốc, góp phần đưa quan hệ hợp tác ASEAN-Hàn Quốc lên tầm cao mới, vì hòa bình, ổn định, phát triển của khu vực và trên thế giới./.
Lễ tiễn Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân tại sân bay quân sự Seoul, Hàn Quốc. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Chiều 28/9, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chủ trì phiên họp thứ ba của Ban Chỉ đạo.
Sáng 9/2, Lễ kỷ niệm 230 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa và đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt “Gò Đống Đa” đã diễn ra tại Công viên văn hóa Đống Đa, Hà Nội.
Đề án xét xử trực tuyến phải đáp ứng đủ, song hành về hạ tầng cơ sở thông tin và trình độ của các thẩm phán. Thẩm phán phải đáp ứng về trình độ chuyên môn và đảm bảo kiến thức về công nghệ, sử dụng thành thạo.
Sáng nay, 20/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đi kiểm tra hệ thống cảng Cái Mép – Thị Vải, trong đó có bến cảng nước sâu lớn nhất, quy mô nhất cả nước.
Trong kỷ nguyên vươn mình, hơn bao giờ hết, Việt Nam cần có chế định luật sư công để tư vấn giải quyết tranh chấp quốc tế và tham gia tranh tụng tại cơ quan tài pháp quốc tế để bảo vệ lợi ích của nhà nước.
Chính phủ ban hành Nghị định 151/2025/NĐ-CP Quy định về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 02 cấp, phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực đất đai.
Các đối tượng sử dụng nhiều thủ đoạn như lợi dụng các lỗ hổng bảo mật để tạo ra các công cụ phần mềm tự động thu thập thẻ thanh toán ngân hàng quốc tế của người nước ngoài nhằm chiếm đoạt tài sản.
Các đối tượng sử dụng nhiều thủ đoạn như lợi dụng các lỗ hổng bảo mật để tạo ra các công cụ phần mềm tự động thu thập thẻ thanh toán ngân hàng quốc tế của người nước ngoài nhằm chiếm đoạt tài sản.
Vũ Tuấn Anh dùng chiêu trò giới thiệu bản thân có nhiều đầu mối ôtô hạng sang đã qua sử dụng, giá rẻ và rủ người quen chung vốn đầu tư nhưng thực chất là để lừa đảo.
Sau khi gây án, Chau Chan Nô đến khu vực Cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên tìm cách trốn qua Campuchia thì bị lực lượng Biên Phòng phối hợp với Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh An Giang bắt giữ.
Vụ án Trần Thị Thủy cùng Nguyễn Thọ Lập bị truy tố và bắt tạm giam về tội lừa đảo chiếm đoạt số tiền gần 25 tỷ đồng đang thu hút được sự quan tâm của dư luận bởi nhiều lý do. Đáng nói hơn cả là việc những người có quan hệ giao dịch dân sự với Thủy cũng bị truy tố về tội “Che giấu tội phạm”.
Thời gian gần đây, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều tài khoản Facebook mạo danh Bộ Tư Pháp, đăng tải thông tin hỗ trợ người dân lấy lại tiền bị lừa đảo.
Công an Đồng Nai vừa kịp thời ngăn chặn vụ lừa đảo “bắt cóc online”, giải cứu một cô gái bị ép chuyển tiền, đồng thời cảnh báo người dân cảnh giác với các cuộc gọi giả danh công an.
Ngày 4/6, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kiên Giang và Thường trực Tỉnh ủy An Giang về tình hình triển khai các nghị quyết, kết luận của Trung ương; công tác tổ chức bộ máy; quốc phòng, an ninh
Công an tỉnh Tiền Giang đang tiến hành điều tra, làm rõ vụ một chủ doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo nghi bị lừa đảo trên không gian mạng với số tiền trên 420 tỷ đồng.
Gần 1 tháng nay trên tuyến tỉnh lộ 337 và Quốc lộ 279 đoạn từ xã Thống Nhất đến cảng Làng Khánh (TP Hạ Long), thường xuyên xuất hiện hàng chục xe tải lớn chở đất chạy rầm rập suốt ngày đêm, cuốn theo bụi mù mịt.
Chiều 17/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.