Đề án xét xử trực tuyến phải đáp ứng đủ, song hành về hạ tầng cơ sở thông tin và trình độ của các thẩm phán. Thẩm phán phải đáp ứng về trình độ chuyên môn và đảm bảo kiến thức về công nghệ, sử dụng thành thạo.
Ngày 26/8, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp trung ương đã họp phiên thứ 13 dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc - Trưởng Ban Chỉ đạo.
Sau khi lắng nghe ý kiến phát biểu của các thành viên Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp trung ương tại phiên họp thứ 13 của Ban Chỉ đạo để cho ý kiến về đề án “Đổi mới và hoàn thiện cơ chế nhân dân tham gia xét xử tại tòa án đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp”.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc. (Ảnh nguồn Internet).
Chủ tịch nước nhấn mạnh việc tổ chức phiên tòa xét xử trực tuyến là tất yếu, cần thiết trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4 diễn ra trên toàn cầu, dịch Covid-19 đang đe dọa nghiêm trọng đời sống nhân dân.
Đặc biệt, chúng ta đang thực hiện cam kết với quốc tế, đồng thời không trái với đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước…
Trung tướng Trần Văn Độ trả lời trực tuyến phóng viên Pháp luật Plus.
Để hiểu rõ hơn về việc tổ chức phiên tòa xét xử trực tuyến, cũng như điều kiện cần và đủ để triển khai hoạt động này, ngày 27/8, phóng viên Pháp luật Plus đã có cuộc trao đổi “trực tuyến” với Trung tướng Trần Văn Độ, nguyên phó Chánh án TAND tối cao, nguyên Chánh án Tòa án Quân sự Trung ương.
Trung tướng Trần Văn Độ cho biết: Hiện nay, Việt Nam mới đề cập tới hoạt động xét xử trực tuyến là đi chậm hơn so với một số nước trên thế giới.
Rõ ràng thời buổi công nghệ thông tin đã và đang phát triển vượt bậc, giảm thiểu thời gian, tiền bạc của nhân dân. Đề án tổ chức phiên tòa xét xử trực tuyến là cần thiết và là xu thế chung của thế giới.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là xét xử trực tuyến phải thật sự là trực tuyến. Để đảm bảo cho hoạt động xét xử trực tuyến phải đáp ứng đủ, song hành về hạ tầng cơ sở thông tin và trình độ của các thẩm phán.
Thẩm phán phải đáp ứng về trình độ chuyên môn và đảm bảo kiến thức về công nghệ, phải sử dụng thành thạo về công nghệ.
Cụ thể, mỗi phiên tòa phải có 02 thư ký, 01 thư ký làm nhiệm vụ ghi chép tại phiên xét xử trực tuyến (gọi là thư ký hành chính) và 01 thư ký chịu trách nhiệm về kỹ thuật, để đảm bảo các kết nối, đường truyền phải thông suốt.
Không được phép ghi hình trước rồi đến “trực tuyến” anh mới phát video. Hồ sơ vụ án phải được đọc và nêu trong phiên xét xử trực tuyến.
"Tóm lại, đề án xét xử trực tuyến là thiết thực, cần thiết nhưng cần bổ sung thêm quy định cụ thể để đảm bảo thông suốt trong hoạt động xét xử, đảm bảo minh bạch như tôi đã nêu ở trên”- Trung tướng Trần Văn Độ phân tích.
Là người từng kinh qua vị trí thực hành quyền công tố, ông Đỗ Xuân Tựu, nguyên Phó vụ trưởng, Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự VKSND tối cao cho biết: “Đây là đề án đúng đắn và tất yếu, vừa đáp ứng được yêu cầu hội nhập, vừa đảm bảo được thời hạn xét xử, đảm bảo quyền con người".
Hiện nay có một số vụ án vi phạm về thời hạn xét xử, một phần do đại dịch Covid-19, phần do nhiều án dẫn đến quá tải, cũng có vụ án chậm trễ do khó khăn trong việc triệu tập các nhân chứng.
Trong vụ án cần phải triệu tập nhân chứng nhưng nhân chứng này lại đang ở nước ngoài, để đảm bảo đúng pháp luật, phiên tòa lại phải hoãn…. Do đó, áp dụng hình thức xét xử trực tuyến vừa giảm được chi phí tiền bạc của Nhà nước, vừa đảm bảo được đúng thời gian xét xử theo quy định của pháp luật về tố tụng.
"Nói cách khác, xét xử trực tuyến tiến hành như xét xử trực tiếp nhưng với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. Vì vậy, yêu cầu của phiên tòa phải bảo đảm đúng pháp luật, minh bạch và công khai”- ông Tựu nêu.
Chủ tịch nước nhấn mạnh việc tổ chức phiên tòa xét xử trực tuyến là tất yếu, cần thiết trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4 diễn ra như vũ bão trên toàn cầu, dịch Covid-19 đang đe dọa nghiêm trọng đời sống nhân dân. Đặc biệt, chúng ta đang thực hiện cam kết với quốc tế, đồng thời không trái với đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Xét xử trực tuyến chỉ là biểu hiện cụ thể của xét xử trực tiếp với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, yêu cầu của phiên tòa phải bảo đảm đúng pháp luật. Đây là vấn đề mới cần bước đi thận trọng, chặt chẽ, tránh xảy ra sơ suất, trước hết phương án áp dụng trong án dân sự, tranh chấp thương mại, hành chính là chủ yếu và một số vụ án hình sự cần thiết, vừa làm vừa rút kinh nghiệm.
Yêu cầu đặt ra là bảo đảm thuận lợi nhưng không ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, đương sự có liên quan, các chủ thể trong phiên tòa và bảo đảm nguyên tắc của tố tụng, bảo đảm an toàn, hiệu quả, bảo mật (hạ tầng kỹ thuật phải bảo đảm), chặt chẽ của quá trình tranh tụng và những vấn đề đặt ra.
Chủ tịch nước đề nghị hoàn thiện đề án theo tinh thần nói trên, bảo đảm không trái với đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Thẩm quyền xác định khái niệm trực tuyến, các ý kiến đóng góp đưa ra nhiều phương án, trong đó có việc Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn cụ thể, các cơ quan Viện kiểm sát, Công an họp bàn, thống nhất phương án báo cáo Thường vụ Quốc hội có ý kiến chính thức.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long vừa ký Quyết định số 663/QĐ-TTg ngày 25/3/2025 phê duyệt Đề án Phát triển Đại học Bách khoa Hà Nội thuộc nhóm cơ sở giáo dục đại học hàng đầu châu Á.
Với chủ đề “Tôn vinh tín ngưỡng thờ Mẫu và bản sắc văn hóa Tuyên Quang”, Lễ hội đền Hạ, đền Thượng, đền Ỷ La 2025 là sự kiện văn hóa - tâm linh lớn của tỉnh, giúp công chúng khám phá chiều sâu đạo Mẫu, đặc biệt là tục thờ Mẫu Thoải tại vùng đất thành Tuyên linh thiêng. Nhân dịp này, tại Di tích lịch sử đền Minh Lương, Nghệ nhân ưu tú Đặng Ngọc Anh đã trao tặng 300 phần quà tới các gia đình có hoàn cảnh khó khăn.
Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 374/QĐ-TTg ngày 19/2/2025 phê duyệt Đề án phát triển hệ thống trung tâm đào tạo xuất sắc và tài năng về công nghệ 4.0 đến năm 2030.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Nai vừa khởi tố, bắt tạm giam 5 đối tượng liên quan vụ việc đe dọa, uy hiếp để đòi nợ 500 triệu đồng ở TP Biên Hòa.
Sáng 7/4 (tức mùng 10/3 năm Ất Tỵ), lễ hội Giá tại làng Yên Sở (huyện Hoài Đức, Hà Nội) chính thức khai mạc với nhiều nghi lễ truyền thống, trong đó nổi bật là
Theo Bộ Tài chính, 3 tháng đầu năm 2025, số thuế thu được từ hoạt động thương mại điện tử đạt 34,500 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ năm trước. Trong 3 năm gần đây, tổng thu từ hoạt động này đạt khoảng 296,000 tỷ đồng.
Sự thiếu hụt nhân lực chất lượng cao đang trở thành nút thắt lớn, cản trở tiến trình chuyển đổi số, cải cách hành chính và vận hành các siêu dự án như sân bay Long Thành tại Đông Nam Bộ.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Nai vừa khởi tố, bắt tạm giam 5 đối tượng liên quan vụ việc đe dọa, uy hiếp để đòi nợ 500 triệu đồng ở TP Biên Hòa.
Ngày 6/4, Công an tỉnh Khánh Hòa ra quyết định khởi tố bị can đối với Lâm Đặng Thanh Quân (26 tuổi, trú xã Vạn Long, huyện Vạn Ninh) để điều tra về hành vi ''Chống người thi hành công vụ''.
Theo luật sư Trương Anh Tú: Việc một số người nổi tiếng trên mạng xã hội bị xử phạt hành chính do quảng cáo sai lệch công dụng sản phẩm đang đặt ra hồi chuông cảnh báo về ranh giới mong manh giữa xử phạt hành chính và trách nhiệm hình sự. Câu chuyện không chỉ dừng ở một video hay một bài đăng, mà là dấu hiệu cho thấy mạng xã hội không còn là “vùng trũng pháp lý” như trước.
Công an tỉnh Quảng Nam đã tống đạt quyết định khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam Tô Thị Ty Na (44 tuổi, trú thị trấn Hà Lam, huyện Thăng Bình, Quảng Nam) để điều tra hành vi giết người.
Cơ quan CSĐT Công an Nghệ An đã khởi tố vụ án hình sự “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ”, tiếp tục điều tra rõ nguyên nhân vụ tai nạn giao thông vào tối 4/4/2025.
Liên quan vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Cây xanh Công Minh, ngày 06/3/2025, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố đối với 03 bị can.
Theo cơ quan Công an thì đối tượng Tùng "Hiên" là đối tượng có ảnh hưởng đặc biệt trong các băng nhóm xã hội, đặc biệt trên địa bàn quận Thanh Xuân vì đối tượng này từng có 5 tiền án về các tội Cưỡng đoạt tài sản, Cố ý gây thương tích, Gây rối trật tự công cộng.
Gần 1 tháng nay trên tuyến tỉnh lộ 337 và Quốc lộ 279 đoạn từ xã Thống Nhất đến cảng Làng Khánh (TP Hạ Long), thường xuyên xuất hiện hàng chục xe tải lớn chở đất chạy rầm rập suốt ngày đêm, cuốn theo bụi mù mịt.
Chiều 17/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.