Hơn chục năm trở lại đây, một trong những lợi thế thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Việt Nam là nguồn lao động dồi dào, chi phí rẻ, môi trường ổn định. Tuy nhiên, thời kỳ cơ cấu dân số vàng sắp kết thúc, Việt Nam cần nỗ lực cải cách thể chế, xây dựng hạ tầng, tận dụng vị trí địa lý nhằm tiếp tục thu hút dòng vốn FDI trong bối cảnh dân số ngày càng già đi.
Số liệu của Bộ KH&ĐT cho thấy, sau hơn 30 năm thực hiện chính sách thu hút FDI, luỹ kế đến hết tháng 11/2020, tổng vốn đăng ký mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 382 tỷ USD. Vốn thực hiện đạt 229,1 tỷ USD, bằng 59,8% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tính luỹ kế đến nay, cả nước có 32.915 dự án còn hiệu lực. Hoạt động của doanh nghiệp FDI đã góp phần vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong nhiều năm liên tục.
Khảo sát của nhiều tổ chức về kinh tế cho thấy, một trong những lợi thế trong thu hút FDI của Việt Nam thời gian qua đến từ nguồn lao động giá rẻ. Tuy nhiên, lợi thế này sắp kết thúc. Sau khi nghiên cứu sâu kết quả của Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, Tổng cục Thống kê đưa ra dự báo năm 2039, Việt Nam chấm dứt thời kỳ cơ cấu dân số vàng xuất hiện và tồn tại từ năm 2007.
“Từ năm 2039, dân số từ 65 tuổi trở lên sẽ vượt 15% tổng số dân và chấm dứt thời kỳ cơ cấu dân số vàng. Giai đoạn 2026-2039, Việt Nam vẫn trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng nhưng tỷ trọng dân số từ 65 tuổi trở lên đã tăng.Năm 2026, Việt Nam sẽ bước vào thời kỳ dân số già. Dự báo, thời kỳ dân số già sẽ kéo dài trong 28 năm và đến thời kỳ cơ cấu dân số rất già, tương ứng với tỷ trọng dân số từ 65 tuổi trở lên chiếm từ 20% đến dưới 29,9%”, bà Nguyễn Thị Hương, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết.
Theo TS Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương, Việt Nam có số lượng lao động tương đối nhiều nhưng giai đoạn thu hút đầu tư để sử dụng lao động chi phí thấp đã qua. Để đối phó với tình trạng dân số già, từ bây giờ, Việt Nam cần chú trọng đào tạo lao động chất lượng cao.
“Trong giai đoạn ngắn hạn, rất khó có thể có nguồn lao động chất lượng cao. Trước mắt, cơ quan quản lý, nhà trường và doanh nghiệp có thể áp dụng hình thức đào tạo theo gói. Tức là, trong một dự án đầu tư cụ thể với một quy mô tương ứng, nhà đầu tư phải xác định cần bao nhiêu lao động và số lao động cần những kỹ năng gì. Cơ quan quản lý, trường đào tạo kết hợp với nhau để thiết kế chương trình đào tạo kỹ năng lao động cho từng dự án, từng loại nhà đầu tư. Điều này mới có thể giải quyết được yêu cầu của nhà đầu tư”, ông Cung đề xuất.
Theo ông Đỗ Nhất Hoàng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH&ĐT), trong bối cảnh sắp chuyển giai đoạn dân số già, để phát triển nguồn nhân lực tương lai, Bộ LĐTB&XH và địa phương cần đào tạo lao động ngành nghề chất lượng cao như kỹ thuật số, công nghệ thông tin, ứng dụng tin học, điện tử viễn thông, cơ khí chế tạo. Rà soát chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp FDI. Xây dựng cơ sở dữ liệu danh sách lao động kỹ thuật Việt Nam đã làm việc, tu nghiệp ở nước ngoài để cung cấp cho doanh nghiệp tuyển chọn.
Cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh
Về lợi thế thu hút FDI của Việt Nam, đại diện Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH&ĐT) cho biết, dù sắp đối mặt với bất lợi thế là dân số bắt đầu già nhưng sự hấp dẫn của môi trường đầu tư Việt Nam hiện nay vẫn có thế mạnh từ các yếu tố nội tại của nền kinh tế và các tác động của yếu tố bên ngoài. Các yếu tố bên trong, các điểm lợi thế, thuận lợi sẵn có của môi trường đầu tư Việt Nam như: Chính trị ổn định, kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững, thị trường rộng lớn, chi phí cạnh tranh, chính sách ưu đãi hấp dẫn, nền kinh tế đang hội nhập ngày càng sâu rộng và vị trí địa lý thuận lợi.
Ông Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cho biết, điểm mạnh của nhân lực Việt Nam là tính linh hoạt. Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, công nghệ thay đổi nhanh chóng, sự linh hoạt sẽ là điểm mạnh tiềm năng cho nhân lực Việt Nam.
“Thời gian gần đây, chính sách của Việt Nam đã có nhiều thay đổi.Trước đây, doanh nghiệp phản ánh nhiều về việc chính sách đưa ra phù hợp nhưng thực thi khó.Tuy nhiên, gần đây, tôi thấy có những điểm khởi sắc, hết sức đáng mừng về sự cụ thể hóa quyết tâm thu hút vốn FDI chất lượng cao của Chính phủ”, ông Toàn đánh giá.
“Từ năm 2039, dân số từ 65 tuổi trở lên sẽ vượt 15% tổng số dân và chấm dứt thời kỳ cơ cấu dân số vàng. Giai đoạn 2026-2039, Việt Nam vẫn trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng nhưng tỷ trọng dân số từ 65 tuổi trở lên đã tăng.Năm 2026, Việt Nam sẽ bước vào thời kỳ dân số già. Dự báo, thời kỳ dân số già sẽ kéo dài trong 28 năm và đến thời kỳ cơ cấu dân số rất già, tương ứng với tỷ trọng dân số từ 65 tuổi trở lên chiếm từ 20% đến dưới 29,9%”. Bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê
Ngày 18/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch (VHTTDL) với chủ đề: "Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam".
Trong hơn 1.353 tỷ đồng vốn đã được giải ngân, Ban Quản lý dự án bồi thường giải phóng mặt bằng và hỗ trợ tái định cư tỉnh Đồng Nai đã chi trả hơn 1.326 tỷ đồng tiền bồi thường, hỗ trợ cho các hộ dân trong vùng dự án.
Theo báo cáo của UBND thành phố Hà Nội, tính đến 15/6/2024, trong tổng số 712 dự án chậm triển khai đã có 705 dự án với tổng diện tích 11.345 ha đất đã có kết luận thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm và chỉ đạo xử lý, giao các đơn vị tiếp tục giám sát, đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ đầu tư, đưa đất vào sử dụng.
Đến nay tổng nguồn vốn đầu tư công đã được Đồng Nai giải ngân là hơn 11.000 tỷ đồng. Như vậy tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh đang cao hơn mức bình quân của cả nước.
Mới đây, một vụ tử vong đau lòng do chó dại cắn đã xảy ra, và nạn nhân lại chính là chủ một quán thịt chó. Vụ việc này không chỉ là hồi chuông cảnh báo về nguy cơ từ bệnh dại mà còn khiến dư luận bức xúc về thực trạng bắt chó bằng những phương pháp tàn nh
Trong một chuyến đi công việc, tôi tình cờ bắt gặp một cảnh tượng khiến lòng mình chùng xuống. Một người đàn ông đang bán một con rùa lớn, nặng hơn 10 kg. Con rùa bị lật ngửa, nằm bất động trên một cục gạch, đôi mắt lộ vẻ bất lực và đau đớn. Nhìn hình ảnh
Ngay đầu năm đã có nhiều dấu hiệu cho thấy cánh cửa mở rộng hơn cho xuất khẩu (XK) nông sản Việt trong năm 2024. Chưa kể, ngay bên lề Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đang diễn ra, đã có một sự kiện hội nghị dành riêng cho các nước XK nông sản, nhằm tìm kiếm những cách thức cạnh tranh XK công bằng nhất.
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 818/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho Sở Xây dựng Hà Nội giải quyết, tiếp nhận một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố.
UBND tỉnh yêu cầu tiếp tục thực hiện quyết liệt cải cách TTHC, tạo điều kiện “tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất” cho doanh nghiệp khi đầu tư vào Nghệ An.
Các hãng tàu nước ngoài được tự tăng phụ phí xếp dỡ tại cảng mà không cần giải trình lý do. Đây là hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu (XNK) Việt Nam. Trong tình thế xung đột Biển Đỏ vẫn đang tác động mạnh đến hàng hóa Việt thì việc tăng phụ phí của các hãng tàu đã làm cho DN Việt “khó chồng khó”.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.