Thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp (GĐTP) chiều 21/5, đa số các Đại biểu tán thành với quy định về bổ sung chức năng GĐTP cho phòng kỹ thuật hình sự thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao (KSNDTC) được nêu trong dự thảo luật.
Khắc phục những bất cập trong hoạt động điều tra
Quy định phòng giám định kỹ thuật hình sự thuộc Viện KSNDTC là một trong các tổ chức GĐTP công lập về kỹ thuật hình sự với nhiệm vụ giám định về âm thanh, hình ảnh từ các dữ liệu điện tử trong dự thảo Luật là vấn đề nhiều ĐB quan tâm.
ĐB Nguyễn Thị Xuân (đoàn Đắk Lắk) đề nghị không bổ sung quy định trên với lý do đây là lĩnh vực kỹ thuật chuyên biệt, đòi hỏi trình độ chuyên môn cao về kinh nghiệm.
Đặc biệt, quá trình đào tạo một giám định viên kỹ thuật hình sự công lập đòi hỏi chuyên sâu. ĐB cũng cho rằng, tại Báo cáo tổng kết thi hành Luật GĐTP năm 2012 không thấy nêu về những khó khăn, vướng mắc của Viện Kiểm sát trong việc trưng cầu chuyên ngành giám định về âm thanh.
Dẫn quá trình soạn thảo dự án Luật, ĐB cũng nhận định việc bổ sung này là yêu cầu thực tế chưa bức thiết. Đại biểu cũng bày tỏ băn khoăn về việc quy định chức năng, nhiệm vụ của phòng GĐTP công lập thuộc Viện KSNDTC có xung đột với Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân.
“Viện Kiểm sát nhân dân thực hiện quyền công tố, kiểm soát hoạt động tư pháp lại vừa trực tiếp thực hiện giám định thì liệu có đảm bảo sự khách quan, công minh trong vấn đề này hay không?”, Đại biểu đặt câu hỏi.
Bên cạnh đó, theo Đại biểu Xuân, trong bối cảnh hiện nay, việc bổ sung quy định này không phù hợp với quan điểm chỉ đạo của Đảng tại Nghị quyết 39, Nghị quyết 18 về tinh giản biên chế, sắp xếp lại tổ chức, bộ máy hiện nay.
Có quan điểm ngược lại, Đại biểu Lý Tiết Hạnh (đoàn Bình Định) cho biết, qua nghiên cứu tài liệu cho thấy, hiện nay, yêu cầu giám định kỹ thuật hình sự ngày càng cao.
Trong khi đó, nghiên cứu về chức năng, nhiệm vụ của Viện KSNDTC cho thấy đang thực hiện điều tra 38 tội danh xâm hại hoạt động tư pháp.
“Trong tình hình này, nếu không có đơn vị giám định sẽ phát sinh những bất cập về hoạt động điều tra. Bên cạnh đó, qua công tác giải quyết các vụ án kinh tế, tham nhũng nước ta thời gian qua cho thấy các khó khăn, vướng mắc trong giải quyết các vụ án kinh tế, tham nhũng, nhất là các vụ án tham nhũng thường do các trưng cầu giám định là chính”, Đại biểu phân tích và bày tỏ thống nhất việc bổ sung quy định nói trên.
Đồng quan điểm, Đại biểu Nguyễn Mai Bộ (đoàn An Giang) chỉ ra rằng, chưa bao giờ yêu cầu phải tránh oan sai trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử đòi hỏi cao như hiện nay.
Theo Đại biểu, việc thiết kế cơ quan giám định, thẩm định thuộc Viện KSNDTC xuất phát từ yêu cầu này và được quy định từ khoản 7 Điều 165 Bộ Luật Tố tụng hình sự khi nói về mối quan hệ giữa Viện kiểm sát với cơ quan điều tra, theo đó quy định viện kiểm sát trong quá trình kiểm sát hoạt động điều tra thì có quyền trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra trong trường hợp để kiểm tra, bổ sung tài liệu, chứng cứ khi xét phê chuẩn lệnh, quyết định của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc trường hợp phát hiện có dấu hiệu oan, sai, bỏ lọt tội phạm, vi phạm pháp luật mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng không được khắc phục hoặc trường hợp để kiểm tra, bổ sung tài liệu, chứng cứ khi quyết định việc truy tố.
“Tôi đặt giả sử là trong giám định âm thanh, kỹ thuật hình ảnh mà hiện chúng ta định giao cho Viện KSNDTC mà đã được chính cơ quan giám định của Bộ Công an đã giám định nhưng giờ phát hiện khả năng có vấn đề, nếu giờ lại giao chính lại cho giám định của Bộ Công an đó thì sẽ kết luận thế nào?”, Đại biểu đặt vấn đề.
Đại biểu Nguyễn Mai Bộ.
Vẫn theo Đại biểu, thực tiễn những người làm ở tòa án, viện kiểm sát, cơ quan điều tra cũng cho thấy, trong lịch sử tư pháp Việt Nam có vụ Tùng Dương ở cầu Chương Dương biết bao nhiêu lần giám định kết luận của giám định công an không ra được, đến khi giao cho giám định bên quân đội mới ra được vụ án.
Do đó, Đại biểu cho rằng quy định như vậy là để thực hiện yêu cầu cao nhất của tố tụng.
ĐB Nguyễn Thị Kim Thúy (đoàn Đà Nẵng) cũng tán thành với việc bổ sung chức năng GĐTP cho Phòng kỹ thuật hình sự thuộc VKSNDTC với lý do để tránh quy trình khép kín trong giám định nếu để cơ quan giám định của Bộ Công an giám định lại các vụ việc.
Có thể không phải chi tiền mua thiết bị
Làm rõ ý kiến của các ĐB vào cuối phiên họp, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, về việc chuyển chi phí và lệ phí sang phí, trong quá trình soạn thảo, vấn đề này đã được đặt ra và đã được thảo luận tương đối kỹ.
Nhận định việc sửa quy định về vấn đề này là rất tốt và có những lý do khá thuyết phục nhưng ông Long cũng chỉ ra rằng, nếu sửa quy định này thì phải sửa nhiều quy định của pháp luật có liên quan như các quy định trong pháp luật về tố tụng hình sự, pháp luật về tố tụng hành chính, các quy định hành chính liên quan đến phí và lệ phí…
Trong khi đó, việc sửa đổi, bổ sung luật lần này chỉ tập trung vào một số điều phục vụ công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Do đó, lần sửa luật này chưa đặt vấn đề về việc trên.
Bên cạnh đó, nếu chuyển sang phí sẽ chỉ phù hợp với các tổ chức GĐTP công lập trong khi hệ thống của chúng ta còn có các tổ chức ngoài công lập.
Vì vậy, dự thảo hiện hành cơ bản giữ nguyên các quy định liên quan đến chi phí, quy định rõ kinh phí này thành nguồn riêng cấp cho các cơ quan tiến hành tố tụng để khắc phục vướng mắc hiện nay là việc thanh toán các chi phí rất chậm.
Về việc thành lập phòng giám định hình sự thuộc Viện KSNDTC, Bộ trưởng Lê Thành Long cho hay, Chính phủ thiết kế quy định này theo đề xuất của Viện KSNDTC. Sau khi QH cho ý kiến tại kỳ họp thứ 8, theo yêu cầu của Ủy ban thường vụ QH và các ĐBQH, Viện KSNDTC đã có báo cáo đánh giá tác động bổ sung được gửi kèm cùng hồ sơ trình dự án Luật.
Theo Bộ trưởng Long, ở đây có vấn đề liên quan đến nguyên lý, tức việc thực hiện các chức năng điều tra của Viện KSNDTC như một số Đại biểu đã phát biểu. Bên cạnh đó, việc này cũng là cần thiết để đẩy nhanh quá trình giám định và làm cho quá trình tố tụng đúng tiến độ.
Việc này cũng tạo thêm 1 kênh để xử lý các trường hợp mà các tổ chức tiến hành giám định có vấn đề chưa thống nhất với nhau.
Bộ trưởng Lê Thành Long cũng chỉ ra rằng, dự thảo Luật quy định chỉ thành lập phòng giám định tại Viện KSNDTC và cũng chỉ trong phạm vi là thực hiện giám định âm thanh, hình ảnh từ các dữ liệu.
Theo thông tin từ Viện KSNDTC, quy định về việc này không phình bộ máy hoặc chỉ nhỉnh lên 1 chút, chỉ 1 phòng tại Viện KSNDTC.
Bên cạnh đó, chi phí mua thiết bị chỉ hết hơn 9 tỉ đồng và khả năng không phải chi tiền của Nhà nước mà đã có 1 dự án cấp trang thiết bị.
Đó là một trong những nội dung quan trọng được Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh tại phiên họp lần thứ hai của Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án phát triển kinh tế tư nhân.
Sáng 27/3, Đoàn công tác của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Ninh Thuận về Dự án Luật năng lượng nguyên tử (sửa đổi) và Dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận.
Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 125/TB-VPCP ngày 19/3/2025 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo tại Phiên họp lần thứ 16 Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải
Sáng 17/3, tại cuộc họp Ban Thường vụ Đảng uỷ Quốc hội để cho ý kiến về Đề án phương hướng bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XVI và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026-2031. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, sau khi sửa đổi Hiến pháp sẽ đi vào nghiên cứu xem xét việc bỏ cấp huyện, sắp xếp cấp tỉnh.
Tuyển sinh năm 2025, việc tiếp nhận hồ sơ, thủ tục đăng ký sơ tuyển của thí sinh có nguyện vọng xét tuyển vào các trường CAND sẽ được giao cho Công an cấp xã.
Lễ hội Phủ Dầy năm 2025 tại xã Kim Thái (Vụ Bản) đã diễn ra sôi nổi với nhiều nghi lễ linh thiêng và hoạt động văn hóa dân gian đặc sắc. Nhờ điều kiện thời tiết
Giải leo núi "Bước chân trên mây" lần thứ II chính thức khởi tranh từ ngày 11-13/4/2025 với sự góp mặt của hơn 100 vận động viên là các nhà báo, phóng viên thuộc các cơ quan thông tấn báo chí trong cả nước.
Lãnh đạo Công an tỉnh Quảng Bình cho biết, cơ quan chức năng đã ban hành quyết định khởi tố 22 bị can trong vụ án liên quan đến Công ty Cây xanh Công Minh.
Lãnh đạo Công an tỉnh Quảng Bình cho biết, cơ quan chức năng đã ban hành quyết định khởi tố 22 bị can trong vụ án liên quan đến Công ty Cây xanh Công Minh.
Ngày 2/4, Công an tỉnh Bắc Kạn cho biết, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao vừa làm rõ đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên Facebook.
Sau vài lần đầu tư có lãi, người phụ nữ tiếp tục dồn tiền đầu tư với số tiền lớn, tuy nhiên khi số tiền lên đến gần 20 tỷ thì không thể rút, người phụ nữ mới biết mình bị lừa.
Ngày 2/4, Công an tỉnh Bình Phước tổ chức khám nghiệm, điều tra, làm rõ vụ án mạng xảy ra tại xã Lộc Thuận, huyện Lộc Ninh, khiến một người chết, một người bị thương.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội đang truy nã Nguyễn Ngọc Cảnh về tội Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy và Xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt.
Công an tỉnh Lào Cai vừa đấu tranh triệt phá thành công một đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất độc xyanua và tàng trữ trái phép vật liệu nổ với số lượng lớn, tạm giữ 47 đối tượng liên quan.
Do mâu thuẫn cá nhân, nhóm thanh thiếu niên tại xã Bình Minh (Vĩnh Thuận – Kiên Giang) gồm 10 người đã sử dụng 3 dao tự chế (loại dao phóng lợn) để giải quyết.
Ngày 2/4, thông tin từ lãnh đạo UBND xã Quý Hòa (huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình) xác nhận, lực lượng chức năng đã bắt giữ anh chồng dùng gậy sắt đánh em dâu tử vong.
Gần 1 tháng nay trên tuyến tỉnh lộ 337 và Quốc lộ 279 đoạn từ xã Thống Nhất đến cảng Làng Khánh (TP Hạ Long), thường xuyên xuất hiện hàng chục xe tải lớn chở đất chạy rầm rập suốt ngày đêm, cuốn theo bụi mù mịt.
Chiều 17/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.