Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã ban hành Quyết xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty cổ phần Tập đoàn Kido (sau đây gọi tắt là: Tập đoàn Kido).
Theo đó, Tập đoàn Kido bị xử phạt 92,5 triệu đồng vì đã có hành vi vi phạm hành chính không công bố đối với thông tin phải công bố theo quy định pháp luật.
Cụ thể, Tập đoàn Kido không công bố thông tin (CBTT) đến Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) về Báo cáo tình hình sử dụng nguồn vốn từ phát hành trái phiếu năm 2021, bán niên 2022, tình hình thanh toán lãi, gốc trái phiếu năm 2021, bán niên năm 2022, tình hình sử dụng số tiền thu được từ việc phát hành trái phiếu đối với trái phiếu còn dư nợ được kiểm toán năm 2022, bán niên năm 2023, tình hình thực hiện cam kết của doanh nghiệp phát hành đối với người sở hữu trái phiếu năm 2022, bán niên năm 2023.
Bên cạnh đó, Tập đoàn Kido còn CBTT không đúng thời hạn trên hệ thống CBTT của UBCKNN và trên trang thông tin của Sở giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE) tài liệu sử dụng trong cuộc họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2023, cụ thể: Tờ trình ĐHĐCĐ thường niên năm 2023 liên quan đến nội dung Hội đồng quản trị (HĐQT) trình ĐHĐCĐ xem xét và thông qua việc tiếp tục phương án phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động đã được thông qua theo Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên năm 2022 ngày 23/3/2022, không đảm bảo ít nhất 21 ngày.
Tập đoàn Kido còn bị phạt 25 triệu đồng vì đã có hành vi vi phạm hành chính: Công ty đại chúng không đưa nội dung thù lao của từng thành viên Hội đồng quản trị, tiền lương của Tổng giám đốc (Giám đốc) và người quản lý khác thành mục riêng trong Báo cáo tài chính hàng năm của công ty và báo cáo ĐHĐCĐ tại cuộc họp thường niên.
Theo đó, Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021 của Công ty không đưa nội dung thù lao của từng thành viên HĐQT, tiền lương của Tổng Giám đốc và người quản lý khác thành mục riêng và không báo cáo tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2022.
Như vậy, tổng mức phạt tiền đối với Tập đoàn Kido là 117,5 triệu đồng.
Bị phạt do khai sai thuế trong 3 năm liên tiếp, Tập đoàn Kido kinh doanh ra sao?
Như Pháp luật Plus từng thông tin, vừa qua Tập đoàn Kido cũng đã nhận được quyết định về việc xử phạt hành chính về thuế qua thanh tra việc chấp hành pháp luật thuế trong 3 năm 2020, 2021 và 2022.
Theo đó, Tập đoàn Kido bị phạt 3,22 tỷ về hành vi khai sai dẫn đến thiếu số thuế phải nộp. Bên cạnh đó, Công ty còn phải nộp bổ sung: Thuế thu nhập doanh nghiệp gần 12 tỷ, thuế giá trị gia tăng hơn 1,9 tỷ và thuế thu nhập cá nhân gần 2,2 tỷ.
Đồng thời, doanh nghiệp phải đóng thêm tiền chậm nộp thuế hơn 1,6 tỷ đồng. Công ty được giảm số thuế giá trị gia tăng còn được khấu trừ chuyển kỳ sau của kỳ thuế tháng 12/2022 là 142,7 triệu đồng.
Tổng số tiền bị phạt và truy thu thuế của Tập đoàn Kido là gần 21 tỷ đồng.
CTCP Tập đoàn KIDO hoạt động chính là bán buôn thực phẩm, sản xuất và kinh doanh các sản phẩm thực phẩm và nước uống như kem ăn, sữa và các sản phẩm từ sữa, các loại đồ uống không cồn…
CTCP Tập đoàn KIDO sở hữu một số Công ty con như TCT Dầu thực vật Việt Nam, CTPC Dầu thực vật Tường An, Công ty TNHH Kido – Nhà bè…
Về bức tranh tài chính, quý 3/2023, Tập đoàn Kido ghi nhận doanh thu thuần đạt 2.303 tỷ đồng, giảm 28% so với cùng kỳ. Điểm sáng là doanh nghiệp ghi nhận phần lãi trong công ty liên doanh liên kết với 30,7 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ đến 34,9 tỷ đồng.
Điều này đã giúp cho Công ty ghi nhận lợi nhuận sau thuế trong quý 3 năm nay đạt 81,9 tỷ đồng, cao gấp 2,73 lần so với cùng kỳ năm 2022. Gần nhất, Tập đoàn Kido đã thông báo sở hữu 68% cổ phần của thương hiệu bánh bao Thọ Phát.
Lũy kế 9 tháng đầu năm 2023, doanh thu thuần của Tập đoàn Kido ở mức 6.669 tỷ đồng, giảm 30% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, lãi sau thuế tăng 75% lên 646 tỷ đồng.
Với kết quả đạt được, Tập đoàn Kido đã hoàn thành 44% kế hoạch doanh thu và 97% mục tiêu lợi nhuận năm.
Thông tin từ Bộ Tài chính chiều 12/11 cho biết, trong tháng 10 và 10 tháng năm 2024, thị trường chứng khoán và trái phiếu tăng hơn so với cùng kỳ năm 2023.
UBCKNN đã ban hành Quyết định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Công ty Lĩnh Phong – C.O.N.I.C.
Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) sẽ áp dụng thí điểm thu phí đỗ ôtô bằng công nghệ RFID tại ba tuyến đường trung tâm như Hai Bà Trưng, Lê Lai, quận 1 và Phạm Hữu Chí, quận 5 thay cho ứng dụng trước đó.
Chúng ta đều biết rằng, từ ngàn đời nay, người phụ nữ Việt Nam luôn gắn liền với hình ảnh “công, dung, ngôn, hạnh” - tứ đức làm nên vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Á Đông. Họ là những người tần tảo lo toan cho gia đình, gánh vác cơm áo gạo tiền, là c
Hội đồng xét xã đạt Tiêu chí quốc gia y tế xã cấp thành phố đã thống nhất với kết quả 85/85 xã, phường, thị trấn đủ điều kiện công nhận đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
Chiều 20/11, tại Bình Thuận, đại diện BTC cuộc thi Hoa hậu Biển Việt Nam 2024 và Đài Phát Thanh – Truyền hình tỉnh Bình Thuận đã chính thức ký kết hợp tác trong việc tổ chức và truyền thông cho cuộc thi, hứa hẹn mang đến cho khán giả những trải nghiệ
Ngay đầu năm đã có nhiều dấu hiệu cho thấy cánh cửa mở rộng hơn cho xuất khẩu (XK) nông sản Việt trong năm 2024. Chưa kể, ngay bên lề Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đang diễn ra, đã có một sự kiện hội nghị dành riêng cho các nước XK nông sản, nhằm tìm kiếm những cách thức cạnh tranh XK công bằng nhất.
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 818/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho Sở Xây dựng Hà Nội giải quyết, tiếp nhận một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố.
UBND tỉnh yêu cầu tiếp tục thực hiện quyết liệt cải cách TTHC, tạo điều kiện “tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất” cho doanh nghiệp khi đầu tư vào Nghệ An.
Các hãng tàu nước ngoài được tự tăng phụ phí xếp dỡ tại cảng mà không cần giải trình lý do. Đây là hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu (XNK) Việt Nam. Trong tình thế xung đột Biển Đỏ vẫn đang tác động mạnh đến hàng hóa Việt thì việc tăng phụ phí của các hãng tàu đã làm cho DN Việt “khó chồng khó”.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.