Chia sẻ tại Hội nghị quốc tế “Tăng cường hợp tác với các Quỹ Đầu tư nhằm huy động tài chính xanh phục vụ tăng trưởng bền vững và cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước”, ông Nguyễn Chí Thành, Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) nhìn nhận, trong quá trình hội nhập quốc tế toàn diện, tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước được kỳ vọng sẽ tiếp tục là lực lượng tiên phong trong đối thoại, thương thảo với đối tác quốc tế.
Từ đó có thể đưa về nhiều hơn nguồn vốn tiềm năng, có chất lượng của các quỹ đầu tư cũng như nguồn tài chính xanh cho nền kinh tế Việt Nam; từng bước tạo ra động lực, sức lan tỏa cho các thành phần kinh tế khác tham gia vào tiến trình thúc đẩy tăng trưởng bền vững của nền kinh tế Việt Nam.
Lãnh đạo SCIC khẳng định sẽ tiếp tục đẩy mạnh quá trình sắp xếp, phân loại doanh nghiệp nhà nước và đẩy mạnh thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp, nhất là lĩnh vực nhà nước không cần nắm giữ cổ phần. Trên cơ sở đó đảm bảo thu hồi vốn hiệu quả cho nhà nước.
SCIC nắm giữ trên 50% vốn tại nhiều Tập đoàn và Tổng công ty như Tổng công ty cổ phần Bảo Minh, Tổng công ty Xuất nhập khẩu Thủy sản Việt Nam (Seaprodex), Tổng công ty Sông Đà, Tổng công ty Thép Việt Nam, Tổng công ty Điện tử tin học Việt Nam (Viettronics), Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex)...
Năm 2022, SCIC thoái vốn thành công tại 21 doanh nghiệp với tổng giá trị vốn thu về đạt 1.130 tỷ đồng và thặng dư vốn đat 888 tỷ đồng. SCIC là một trong những doanh nghiệp đi đầu trong tái cơ cấu, thoái vốn doanh nghiệp.
Còn theo Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, bên cạnh dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, Việt Nam đang đẩy mạnh thu hút nguồn tài chính gián tiếp từ các quỹ đầu tư nhằm phục vụ cơ cấu lại nền kinh tế. Trong đó, trọng tâm là cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước và tận dụng các động lực tăng trưởng mới về chuyển đổi xanh, tăng trưởng xanh.
Từ khi chính thức đi vào hoạt động (tháng 8/2006) đến nay, SCIC đã tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước tại 1.079 doanh nghiệp.
Tổng giá trị vốn Nhà nước (theo vốn điều lệ) 30.798 tỷ đồng. Tổng số vốn do SCIC làm chủ sở hữu chiếm khoảng gần 2% tổng số vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp. Đến ngày 30/9/2022, danh mục đầu tư của SCIC gồm 126 doanh nghiệp, với tổng số vốn theo giá trị sổ sách là 47.344 tỷ đồng, trên tổng vốn điều lệ là 158.111 tỷ đồng.
Phát huy vai trò SCIC - Nhà đầu tư của Chính phủ
Sau quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, thời gian tới, SCIC đang được định hướng trở thành Quỹ đầu tư thực hiện nhiệm vụ nhà đầu tư của Chính phủ.
Để đạt được mục tiêu này, SCIC sẽ chú trọng phối hợp với định chế tài chính, quỹ đầu tư trong nước và ngoài nước, các tập đoàn, tổng công ty thuộc hệ sinh thái Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp để thu hút vốn đầu tư, thông qua công cụ như thành lập quỹ đầu tư chung, công ty đầu tư như bảo lãnh, phát hành trái phiếu xanh.
Thành lập các quỹ đầu tư để đầu tư vào ngành, lĩnh vực và dự án trọng điểm của nền kinh tế Việt Nam; Huy động vốn trên thị trường tài chính quốc tế; Thu hút quỹ các đầu tư quốc gia mua cổ phần tại doanh nghiệp trong danh mục của SCIC. Từ đó tập trung vào doanh nghiệp phát triển hiệu quả về kinh tế và giải pháp bền vững môi trường.
Ông Hồ Sỹ Hùng, Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đánh giá, trong suốt quá trình 17 năm hoạt động của SCIC, vốn nhà nước đã được bảo toàn và phát triển. SCIC đã giải ngân hơn 37.000 tỷ đồng vốn đầu tư; bán vốn tại doanh nghiệp với giá trị hơn 12.400 tỷ đồng, thu về trên 51.000 tỷ đồng; doanh thu tăng gấp 49 lần, lợi nhuận sau thuế tăng 77 lần, tổng tài sản tăng 11 lần... SCIC hỗ trợ thúc đẩy doanh nghiệp tăng sức cạnh tranh và chủ động tham gia vào tái cơ cấu doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tối ưu vốn nhà nước.
“Trước yêu cầu phát triển kinh tế đất nước, để đẩy nhanh tiến trình đổi mới, thực hiện vai trò nhà đầu tư của Chính phủ, tôi đề nghị SCIC sớm hoàn thiện báo cáo Thủ tướng chiến lược phát triển SCIC giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2035 để đẩy mạnh đầu tư vốn. SCIC cần đẩy mạnh hơn chức năng đầu tư kinh doanh vốn, thể hiện rõ nét hơn vai trò nhà đầu tư của Chính phủ”, Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhấn mạnh.
Vào tháng 12/2023 vừa qua, SCIC từng thông báo thực hiện chào bán cạnh tranh toàn bộ 840.910 cổ phần, chiếm 59,95% vốn đang lưu hành tại CTCP Phim truyện I.
Liên hoan hợp xướng thành phố Thủ Đức năm 2024 là dịp để lan toả, giao lưu, thắt chặt tình đoàn kết giữa các trường học và các cơ sở tôn giáo trên địa bàn.
Hội đồng xét xã đạt Tiêu chí quốc gia y tế xã cấp thành phố đã thống nhất với kết quả 85/85 xã, phường, thị trấn đủ điều kiện công nhận đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
Theo đó, bà Hà Thị Mai Phương, Chuyên viên chính Vụ Tổng hợp giữ chức vụ Phó Hiệu trưởng Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương Nha Trang; thời hạn bổ nhiệm là 5 năm.
Ngay đầu năm đã có nhiều dấu hiệu cho thấy cánh cửa mở rộng hơn cho xuất khẩu (XK) nông sản Việt trong năm 2024. Chưa kể, ngay bên lề Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đang diễn ra, đã có một sự kiện hội nghị dành riêng cho các nước XK nông sản, nhằm tìm kiếm những cách thức cạnh tranh XK công bằng nhất.
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 818/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho Sở Xây dựng Hà Nội giải quyết, tiếp nhận một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố.
UBND tỉnh yêu cầu tiếp tục thực hiện quyết liệt cải cách TTHC, tạo điều kiện “tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất” cho doanh nghiệp khi đầu tư vào Nghệ An.
Các hãng tàu nước ngoài được tự tăng phụ phí xếp dỡ tại cảng mà không cần giải trình lý do. Đây là hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu (XNK) Việt Nam. Trong tình thế xung đột Biển Đỏ vẫn đang tác động mạnh đến hàng hóa Việt thì việc tăng phụ phí của các hãng tàu đã làm cho DN Việt “khó chồng khó”.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.