Hà Nội 26 °C
TP Hồ Chí Minh 33 °C
Hải Phòng 28 °C
Đà Nẵng 28 °C
Yên Bái 23 °C
  • Hà Nội Hà Nội 26°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 33°C
  • Hải Phòng Hà Nội 28°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 28°C
  • Yên Bái Hà Nội 23°C

Phương án giá mua điện mặt trời: “Loạn xạ” phương án tham mưu

Thương trường
17/10/2019 09:57
Nhật Thu
aa
“Thủ phủ” điện mặt trời (ĐMT) ở Ninh Thuận, Bình Thuận… quanh năm nắng gió được cho là sẽ lợi hơn Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn… một năm có 3 tháng đông, trời mù nhiều hơn nắng ráo. Tiềm năng, lợi thế về bức xạ mặt trời mỗi vùng khác nhau cần chính sách về giá mua điện khác nhau mới kích thích được doanh nghiệp “đổ tiền” vào những vùng khó khăn...


Anh139.

Nếu áp dụng chính sách một giá, dư luận lo ngại DN chỉ “rót” tiền vào khu vực phía Nam thay vì các tỉnh miền núi phía Bắc

Từng đề xuất phương án “thu mua” ĐMT theo bốn giá, tại bốn vùng được cho là hợp lý. Nhưng tới giờ chót, Bộ Công Thương đã bất ngờ tham mưu phương án một giá - khiến dư luận hết sức ngạc nhiên.

Bộ Công Thương từng bảo vệ phương án bốn giá ra sao?

Việt Nam được đánh giá là đất nước rất có tiềm năng phát triển ĐMT với cường độ bức xạ mặt trời trung bình khoảng 4,5-5,5 kWh/m2/ngày. Tuy nhiên, tính đến thời điểm này, mới chỉ có duy nhất Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án ĐMT tại Việt Nam là văn bản duy nhất điều chỉnh cơ chế về giá ĐMT.

Ông Đỗ Đức Quân, Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương) khẳng định, không có văn bản quy phạm pháp luật nào đề cập riêng về ĐMT, tất cả các khâu liên quan đến lĩnh vực này được quy định chung trong Luật Điện lực, Luật Đầu tư, Luật Đất đai…

Theo Quyết định 11/QĐ-TTg, với mục tiêu khuyến khích nhà đầu tư đầu tư mạnh để phát triển tiềm năng của ĐMT, Thủ tướng Chính phủ quyết định, kể từ 1/6/2017 - 30/6/2019, ĐMT sẽ được mua với mức giá 9,35 cent/kWh (khoảng 2.156 đồng). Với cơ chế ưu đãi này, nhiều nhà đầu tư đã nhảy vào lĩnh vực năng lượng mới, tìm kiếm cơ hội với việc phát triển các dự án quy mô lớn.

Cũng với quyết định này, Tập đoàn Điện lực Việt Nam có thời điểm cực kỳ vất vả, phải vận hành hết công suất, thuê lại cả các cán bộ đã nghỉ hưu để có đủ nhân lực tiến hành công việc, kịp thời đưa vào nghiệm thu phát điện các dự án ĐMT để có thể hưởng phương án giá ưu đãi. Tính tới nay, đã có 4.442 MW ĐMT đã được đấu nối với lưới điện quốc gia.

Quyết định số 11 đến nay dù đã hết hiệu lực, nhưng một phần của văn bản này vẫn còn tiếp tục được thực hiện do có Nghị quyết 115 của Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội Ninh Thuận. Theo đó, giá mua ĐMT tại Ninh Thuận tiếp tục được giữ ở mức 9,35 cent/kWh cho đến hết năm 2020. Còn các tỉnh khác vẫn phải chờ phương án giá mới.

Sau mốc “thời gian vàng” 30/6/2019, Bộ Công Thương đã đưa ra 2 dự thảo phương án mới về giá ĐMT. Cụ thể, phương án thứ nhất chia thành 4 vùng, với các mức giá như sau: Vùng 1 (vùng ít tiềm năng nhất, tập trung các tỉnh phía Bắc) có mức giá cao nhất với 2.102 đồng/kWh; vùng 2 có giá 1.809 đồng/kWh; vùng 3 có giá 1.620 đồng/kWh và vùng 4 (vùng nhiều tiềm năng nhất như Ninh Thuận, Bình Thuận, Đắk Lắk...) có mức giá thấp nhất - 1.525 đồng/kWh.

Sau đó, Bộ Công Thương lại dự thảo với phương án giá ĐMT theo 2 vùng. Cụ thể, giá “ĐMT nổi” tại vùng 1 là 1.916 đồng/kWh (8,38 cent), “ĐMT mặt đất” là 1.758 đồng/kWh (7,09 cent); Vùng 2 gồm 6 tỉnh có bức xạ tốt như Bình Thuận, Ninh Thuận... có 2 mức giá lần lượt là 7,89 cent/kWh (1.803 đồng) và 6,67 cent/kWh (1.525 đồng).

Đột ngột... một giá!

Theo tìm hiểu của PLVN, trong 2 phương án nêu trên, Bộ Công Thương đã từng nghiêng về phương án giá cho 4 vùng, với lý do việc phân chia làm 2 vùng sẽ không đủ hấp dẫn để thu hút nhà đầu tư vào các tỉnh miền Bắc và Bắc miền Trung và có thể xuất hiện tình trạng quá tải lưới truyền tải khi các dự án ĐMT hiện nay đều tập trung quá nhiều tại các tỉnh phía Nam, nơi rất có lợi thế về nắng và bức xạ mặt trời.

Trong khi một trong hai phương án trên chưa được “chốt”, thì mới đây, trong Dự thảo “Quyết định của Thủ tướng về cơ chế khuyến khích phát triển các Dự án ĐMT tại Việt Nam”, Bộ Công Thương lại bất ngờ kiến nghị Thủ tướng xem xét, phê duyệt Quyết định theo phương án hoàn toàn mới đó là “một giá” áp dụng chung trên toàn quốc thay cho phương án chia thành nhiều vùng như trên đã nêu?

Cụ thể, Bộ Công Thương đã tham mưu xây dựng mức giá như sau: “ĐMT mặt đất” có giá 1.620 đồng/kWh (khoảng 7,09 cents/kWh); “ĐMT nổi” có giá 1.758 đồng/kWh (khoảng 7,69 cents/kWh).

Điều này gây sửng sốt đối với giới đầu tư cũng như các chuyên gia năng lượng. Một số ý kiến cho rằng, khuyến khích ĐMT theo chính sách một giá áp dụng chung trên toàn quốc là chưa phản ánh dược sự khác nhau về tiềm năng và vị trí địa lý của từng vùng, miền. Điều đó có thể dẫn tới sự tập trung nhiều dự án tại một số tỉnh có tiềm năng, gây áp lực cho lưới truyền tải và có khả năng ảnh hưởng đến sự ổn định của toàn hệ thống điện.

Cụ thể hơn, các chuyên gia cho rằng, trong điều kiện lưới điện luôn đi sau và mất nhiều thời gian đầu tư (có thể gấp đến 10 lần) hơn so với các Dự án ĐMT, thì việc áp dụng chính sách đồng giá sẽ khiến trách nhiệm quản lý nhà nước thêm bội phần khó khăn.

Một nguồn tin của PLVN cho hay, có thể sau một thời gian áp dụng cơ chế giá này, Bộ Công Thương sẽ tính tới phương án đấu thầu cạnh tranh. Theo đó, nhà đầu tư Dự án ĐMT được lựa chọn để mua sẽ là nhà đầu tư có mức giá bán điện thấp nhất. Dự kiến, phương án này sẽ áp dụng sau năm 2021 và cho tất cả các loại hình năng lượng tái tạo.

Mặc dù chưa rõ khi nào phương án giá trên sẽ được Thủ tướng quyết định, nhưng quan sát từ dư luận thấy rằng, phương án một giá mà Bộ Công Thương đưa ra đang gây ra nhiều tranh cãi, dù phương án này, các doanh nghiệp vẫn có thể tiến hành đầu tư và ít nhiều vẫn có lãi. Nhưng điều đáng bàn ở đây là nếu “chốt” phương án đồng giá, thì tương lai các tỉnh nghèo ở vùng núi phía Bắc sẽ khó có cơ hội thu hút nhà đầu tư “đổ tiền” vào lĩnh vực này, từ đó tạo nên một sự chênh lệch khá lớn về mặt kinh tế - xã hội giữa các tỉnh nghèo vùng cao với các các tỉnh đồng bằng nhiều lợi thế.

Hơn 10 dự án sẽ hòa lưới điện quốc gia năm nay

Nhà máy điện mặt trời (ĐMT) đầu tiên của Việt Nam được khởi công vào tháng 8/2015 tại huyện Mộ Đức (Quảng Ngãi) với công suất thiết kế 19,2 MW, có tổng vốn đầu tư gần 900 tỷ. Công trình dự kiến hòa mạng điện lưới quốc gia vào giữa năm 2016 nhưng do trục trặc khâu giải phóng mặt bằng nên đến tháng 1/2019 mới bắt đầu triển khai xây dựng và tháng 4/2019 chính thức đưa vào vận hành.

Đầu tư vào ĐMT chỉ thực sự bùng nổ sau khi Thủ tướng có quyết định khuyến khích phát triển lĩnh vực này bằng cơ chế giá mua điện, ở mức 9,35 cent/kWh (tương đương 2.156 đồng/kWh) từ tháng 4/2017. Tính đến nay, Việt Nam đã có 82 dự án ĐMT với tổng công suất 4.460 MW đã hòa lưới điện quốc gia, chiếm khoảng 8,8% tổng sản lượng điện cả nước. Ngoài ra, dự kiến cuối 2019 sẽ có 13 dự án được hoàn thiện với tổng công suất 630 MW. Tổng cộng, dự kiến, hết năm 2019 sẽ có khoảng hơn 5.000 MW ĐMT đi vào phát điện. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã có 626,8MW điện gió đã nối lưới. Như vậy tổng nguồn năng lượng tái tạo (NLTT) của Việt Nam vượt qua con số dự kiến đạt được của NLTT trong Quy hoạch điện VII.

Tuy nhiên, ông Lê Hải Đăng - Trưởng Ban Chiến lược, Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho biết, vẫn cần có cơ chế khuyến khích để có thể đạt được con số 15.190 MW NLTT (chiếm 42% tổng cơ cấu nguồn) vào năm 2030. Trước mắt, để đảm bảo cung cấp điện giai đoạn đến 2025, EVN đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ và Bộ Công Thương tiếp tục có cơ chế giá ưu đãi để khuyến khích phát triển các dự án NLTT để có thể đưa vào vận hành thêm 12.700MW ĐMT và 7.200MW điện gió trong giai đoạn đến năm 2023 (ưu tiên phát triển các dự án đã có quy hoạch và không bị ràng buộc lưới điện truyền tải). Sẽ không dễ dàng để Việt Nam có thể đạt được mục tiêu này do cơ chế giá mua ĐMT đang có sự thay đổi.

Tính đến thời điểm này, quốc gia dẫn đầu thế giới về sử dụng NLTT là Đức (với hơn 38.000 MW). Hiện Đức đang nỗ lực để đạt mục tiêu trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới sử dụng 100% NLTT. Trong nửa đầu năm 2019, nguồn điện từ NLTT đã chiếm đến 38% sản lượng điện của nước này. Trong đó, năng lượng gió và năng lượng mặt trời chiếm 2/3 lượng điện từ NLTT.

bài liên quan
Thái Nguyên: Tạm giữ gần 1.600 đơn vị sản phẩm  linh kiện máy giặt hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Thái Nguyên: Tạm giữ gần 1.600 đơn vị sản phẩm linh kiện máy giặt hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Lực lượng chức năng tỉnh Thái Nguyên vừa phát hiện tạm giữ gần 1.600 đơn vị sản phẩm linh kiện máy giặt hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Đề xuất người không có năng lực hành vi dân sự không được chuyển đổi giới tính.

Đề xuất người không có năng lực hành vi dân sự không được chuyển đổi giới tính.

Tại Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính, cơ quan soạn thảo đã đề xuất quy định người không có năng lực hành vi dân sự không được chuyển đổi giới tính.
Những bất cập lớn nhất về giá điện

Những bất cập lớn nhất về giá điện

Chiều ngày, 10/10, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm "Giá thành điện – Thực trạng và giải pháp" với sự tham dự của các nhà quản lý, đại biểu quốc hội, chuyên gia kinh tế, năng lượng.
Lật tẩy thủ đoạn giả điên của người đàn ông tàng trữ, buôn bán trái phép chất ma túy

Lật tẩy thủ đoạn giả điên của người đàn ông tàng trữ, buôn bán trái phép chất ma túy

Cơ quan Công an tỉnh Quảng Ninh vừa lật tẩy thủ đoạn của người đàn ông buôn bán ma túy, khi bị bắt thì tự nhận bản thân bị bệnh tâm thần để gây khó khăn cho hoạt động điều tra.
Ngăn chặn kịp thời người phụ nữ định chuyển 200 triệu đồng cho kẻ lừa đảo

Ngăn chặn kịp thời người phụ nữ định chuyển 200 triệu đồng cho kẻ lừa đảo

Một người phụ nữ có ý định chuyển số tiền 200 triệu đồng cho đối tượng giả danh công an lừa đảo đã được lực lượng chức năng công an địa phương ngăn chặn kịp thời.
Mới nhất
Đọc nhiều
Xuyên đêm truy bắt 15 đối tượng gây náo loạn đường phố Thủ đô

Xuyên đêm truy bắt 15 đối tượng gây náo loạn đường phố Thủ đô

Phát hiện nhóm thanh thiếu niên điều khiển xe máy có hành vi phóng nhanh, lạng lách... gây náo loạn đường phố, Công an quận Hà Đông phối hợp với Phòng Cảnh sát hình sự xuyên đêm truy lùng, bắt giữ toàn bộ các đối tượng.
PV Power (POW) báo lãi trước thuế 833 tỷ đồng, đạt 84% kế hoạch đề ra năm 2024

PV Power (POW) báo lãi trước thuế 833 tỷ đồng, đạt 84% kế hoạch đề ra năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, tổng sản lượng điện toàn tổng công ty PV Power ước đạt 11.421 triệu kWh, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2023.
Đề xuất tiêu chí xác định chuẩn nghèo đa chiều

Đề xuất tiêu chí xác định chuẩn nghèo đa chiều

Xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 07/2021/NĐ-CP ngày 27/01/2021 của Chính phủ quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025.
Tin bài khác
Rộng cửa xuất khẩu nông sản

Rộng cửa xuất khẩu nông sản

Ngay đầu năm đã có nhiều dấu hiệu cho thấy cánh cửa mở rộng hơn cho xuất khẩu (XK) nông sản Việt trong năm 2024. Chưa kể, ngay bên lề Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đang diễn ra, đã có một sự kiện hội nghị dành riêng cho các nước XK nông sản, nhằm tìm kiếm những cách thức cạnh tranh XK công bằng nhất.
Hà Nội ủy quyền cho Sở Xây dựng được chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản

Hà Nội ủy quyền cho Sở Xây dựng được chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản

UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 818/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho Sở Xây dựng Hà Nội giải quyết, tiếp nhận một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố.
Công ty Cổ phần BENGAL Việt Nam nợ gần 1,5 tỷ đồng tiền thuế

Công ty Cổ phần BENGAL Việt Nam nợ gần 1,5 tỷ đồng tiền thuế

Do chậm nộp tiền thuế và quá thời hạn nộp thuế, Công ty Cổ phần BENGAL Việt Nam bị Cục thuế tỉnh Bắc Giang cưỡng chế số tiền gần 1,5 tỷ đồng.
Công ty CP COMA 68 tiếp tục bị cưỡng chế gần 500 triệu đồng tiền thuế

Công ty CP COMA 68 tiếp tục bị cưỡng chế gần 500 triệu đồng tiền thuế

Do nợ thuế quá thời hạn nộp thuế, Công ty CP COMA 68 bị cưỡng chế số tiền gần 500 triệu đồng.
Nam Định: Xã Trực Hùng cho 18 trường hợp thuê đất bãi là không đúng thẩm quyền

Nam Định: Xã Trực Hùng cho 18 trường hợp thuê đất bãi là không đúng thẩm quyền

Nội dung này được cơ quan chức năng tỉnh Nam Định nêu rõ trong một văn bản ban hành mới đây.
Chủ đầu tư KDC Phúc Gia Tân bị xử phạt vì thi công không giấy phép môi trường

Chủ đầu tư KDC Phúc Gia Tân bị xử phạt vì thi công không giấy phép môi trường

Hành vi vi phạm của Công ty TNHH Đầu tư Lê Gia Newland đã bị UBND tỉnh Bình Định phát hiện và ban hành quyết định xử phạt hành chính.
Xử phạt KIM Việt Nam do cho khách hàng giao dịch vượt quá giới hạn

Xử phạt KIM Việt Nam do cho khách hàng giao dịch vượt quá giới hạn

Công ty TNHH Quản lý quỹ KIM Việt Nam vừa phải nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Nghệ An: Tạo điều kiện

Nghệ An: Tạo điều kiện 'tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất' cho doanh nghiệp đầu tư

UBND tỉnh yêu cầu tiếp tục thực hiện quyết liệt cải cách TTHC, tạo điều kiện “tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất” cho doanh nghiệp khi đầu tư vào Nghệ An.
Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gặp

Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gặp 'bão phí' ở đường biển

Các hãng tàu nước ngoài được tự tăng phụ phí xếp dỡ tại cảng mà không cần giải trình lý do. Đây là hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu (XNK) Việt Nam. Trong tình thế xung đột Biển Đỏ vẫn đang tác động mạnh đến hàng hóa Việt thì việc tăng phụ phí của các hãng tàu đã làm cho DN Việt “khó chồng khó”.
Fecon (FCN) lần đầu thua lỗ kể từ năm 2008

Fecon (FCN) lần đầu thua lỗ kể từ năm 2008

Với khoản lỗ ròng hơn 43,1 tỷ đồng, CTCP Fecon đã có lần đầu tiên thua lỗ kể từ năm 2008 và không hoàn thành các mục tiêu lợi nhuận, doanh thu.
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
tong bi thu nguyen phu trong nha lanh dao ly luan xuat sac

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà lãnh đạo, lý luận xuất sắc

(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
tinh cam dac biet cua nhan dan voi tong bi thu nguyen phu trong

Tình cảm đặc biệt của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
bo tu phap dung dau cac bo nganh ve chi so cai cach hanh chinh nam 2023

Bộ Tư pháp đứng đầu các bộ, ngành về Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023

(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.