Hà Nội 22 °C
TP Hồ Chí Minh 27 °C
Hải Phòng 24 °C
Đà Nẵng 26 °C
Yên Bái 20 °C
  • Hà Nội Hà Nội 22°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 27°C
  • Hải Phòng Hà Nội 24°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 26°C
  • Yên Bái Hà Nội 20°C

Phấn đấu hết năm 2025 cơ bản hoàn thành 600 km đường cao tốc vùng đồng bằng sông Cửu Long

Pháp luật về kinh tế
27/10/2024 07:23
N. Minh
aa
Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 490/TB-VPCP ngày 26/10/2024 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị tháo gỡ khó khăn, vướng mắc thúc đẩy phát triển hạ tầng giao thông khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Thông báo kết luận nêu rõ: Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại là một trong 3 đột phá chiến lược đã được Đại hội Đảng lần thứ XIII đề ra; trong đó xác định mục tiêu đến năm 2030 có 5.000 km đường cao tốc; vì vậy, Thủ tướng Chính phủ đã thành lập Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải, Ban Chỉ đạo đã họp 14 phiên; đồng thời, Thủ tướng Chính phủ ban hành hơn 400 văn bản chỉ đạo, điều hành, đôn đốc triển khai các dự án cao tốc.

Riêng đối với các dự án hạ tầng giao thông chiến lược vùng đồng bằng sông Cửu Long, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Thủ tướng Chính phủ đã trực tiếp 06 lần làm việc với các bộ, ngành, địa phương trong vùng; nhiều lần kiểm tra công trường, đôn đốc, thăm, động viên cán bộ, công nhân, nhà thầu thi công, tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ thi công, thăm bà con Nhân dân khu vực các dự án, kiểm tra công tác tái định cư, ổn định đời sống Nhân dân; sau thời gian 3 năm, từ khi bắt tay nghiên cứu, triển khai các dự án cao tốc vùng đồng bằng sông Cửu Long, nhiều cuộc họp đã được tổ chức, ban hành nhiều văn bản… kết quả bước đầu đến nay cho thấy, chúng ta đã "biến không thành có", "biến khó thành dễ"; từ ý tưởng đến hình thành các dự án cụ thể, nhiều đoạn tuyến, cây cầu đã hoàn thành… các tuyến cao tốc hiện đại đang được định hình rõ nét, mang lại triển vọng phát triển to lớn cho vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Với sự chỉ đạo quyết liệt của trung ương và quyết tâm của các địa phương, vùng đồng bằng sông Cửu Long từ nơi được coi là "vùng trũng" cao tốc, đến nay, mạng lưới hạ tầng giao thông tại vùng đồng bằng sông Cửu Long đã chuyển biến rất tích cực, toàn vùng có 120 km đường bộ cao tốc đã đưa vào khai thác, có 428 km đường bộ cao tốc đang triển khai thi công và phấn đấu để cơ bản hoàn thành năm 2025.

Ngoài ra có 215 km đang nghiên cứu để chuẩn bị đầu tư, đáp ứng mong mỏi của Nhân dân vùng đồng bằng sông Cửu Long trong việc sớm hình thành hệ thống hạ tầng giao thông kết nối nội vùng và cả nước; đồng thời mở ra không gian phát triển mới, giảm chi phí logistics, chi phí đầu vào, tăng sức cạnh tranh của hàng hóa, mang lại lợi ích cho các địa phương...

Phấn đấu hết năm 2025 cơ bản hoàn thành 600 km đường cao tốc vùng đồng bằng sông Cửu Long
Phấn đấu hết năm 2025 cơ bản hoàn thành 600 km đường cao tốc vùng đồng bằng sông Cửu Long .

Quá trình triển khai các dự án trong thời gian qua cho thấy các địa phương, nhà thầu, đơn vị thi công đã trưởng thành hơn, lớn mạnh hơn, bước đầu làm chủ và triển khai được các dự án quy mô lớn; đã tháo gỡ được khó khăn, giải quyết được vướng mắc, cơ bản bố trí được nguồn vật liệu san lấp cho các dự án khu vực phía Nam với khoảng 65 triệu m3; công tác giải phóng mặt bằng cơ bản đạt tiến độ với trên 90% mặt bằng được bàn giao, nhiều dự án đã hoàn thành 100%; công tác hỗ trợ tái định cư và chăm lo đời sống Nhân dân được các địa phương chú trọng, thực hiện tốt; tình hình an ninh, trật tự, an toàn xã hội tại các khu vực dự án được bảo đảm.

Bên cạnh kết quả đạt được là cơ bản, việc triển khai các dự án vẫn còn những tồn tại, hạn chế và khó khăn, thách thức: Công tác quản lý ở một số địa phương khi lần đầu được giao chủ quản dự án lớn, yêu cầu kỹ thuật cao, nhất là giải phóng mặt bằng, bảo đảm vật liệu san lấp, đắp nền… vì vậy phải nỗ lực hơn nữa; có dự án còn chưa bảo đảm tiến độ cung cấp vật liệu; việc thí điểm sử dụng cát biển vẫn còn một số lúng túng; công tác giải phóng mặt bằng một vài dự án chưa đáp ứng yêu cầu tiến độ...

Mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 phải hoàn thành 3.000 km đường cao tốc trên cả nước (trong đó khu vực đồng bằng sông Cửu Long phấn đấu có khoảng 600 km) để chào mừng Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV, kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập nước, 50 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước; và quan trọng nhất là góp phần tạo không gian phát triển mới, các khu công nghiệp mới, khu đô thị mới, khu dịch vụ mới, giá trị gia tăng mới của đất, tạo công ăn, việc làm, thu nhập và sinh kế tốt hơn cho người dân trên địa bàn nói riêng và Nhân dân cả nước nói chung.

Phấn đấu hết năm 2025 cơ bản hoàn thành 600 km đường cao tốc vùng đồng bằng sông Cửu Long

Với khối lượng công việc trong thời gian tới của từng dự án còn rất lớn, đòi hỏi các cấp, các ngành, các địa phương phải hết sức khẩn trương, chủ động, linh hoạt, sáng tạo vận dụng các chủ trương, cơ chế, chính sách để triển khai các dự án; hưởng ứng thiết thực và thực hiện hiệu quả Phong trào thi đua "500 ngày đêm cao điểm hoàn thành thắng lợi các dự án đường bộ cao tốc".

Nỗ lực phấn đấu đạt mục tiêu đến hết năm 2025 cơ bản hoàn thành 600 km đường cao tốc vùng đồng bằng sông Cửu Long và đến năm 2030 có khoảng 1.200 km.

Việc triển khai các dự án cần phải tăng tốc, bứt phá hơn, mạnh mẽ hơn, với quyết tâm chính trị cao hơn, cách làm khoa học, hiệu quả hơn; các bộ, ngành, địa phương tiếp tục tập trung quán triệt 3 quan điểm xuyên suốt: (i) Giao thông vận tải phải thông suốt, đi trước mở đường; (ii) "Chỉ bàn làm, không bàn lùi", bảo đảm đúng và vượt tiến độ các dự án, nâng cao chất lượng, bảo đảm kỹ thuật, mỹ thuật, an toàn, vệ sinh, môi trường, phòng chống tiêu cực, lãng phí; (iii) "Bàn để quyết chứ không bàn để đấy", "đã bàn, đã quyết là phải làm", làm phải có sản phẩm, kết quả cụ thể.

Phấn đấu hết năm 2025 cơ bản hoàn thành 600 km đường cao tốc vùng đồng bằng sông Cửu Long
Không để xảy ra tình trạng thiếu cát, sỏi.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương liên quan tập trung chỉ đạo tiếp tục thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp theo các Nghị quyết của Quốc hội, phát huy, nhân rộng kinh nghiệm triển khai dự án đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch (Quảng Bình) - Phố Nối (Hưng Yên), khẩn trương tháo gỡ khó khăn vướng mắc, không được để thiếu nguyên vật liệu, nếu có vướng mắc phải tháo gỡ ngay, không để lãng phí kéo dài; phát huy tính tự lực tự cường của doanh nghiệp, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các nhiệm vụ, công việc đề ra (trong đó có ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 335/TB-VPCP ngày 19 tháng 7 năm 2024), bảo đảm chất lượng, hiệu quả và thời hạn quy định.

Khẩn trương đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng

Về giải phóng mặt bằng, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố: Cần Thơ, Tiền Giang, An Giang, Hậu Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng khẩn trương đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, di dời hệ thống điện cao thế để bàn giao toàn bộ mặt bằng cho các dự án cao tốc trong tháng 10 năm 2024.

Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang, Bạc Liêu tập trung giải quyết dứt điểm các khó khăn vướng mắc, quyết liệt chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện giải phóng mặt bằng, di dời hạ tầng kỹ thuật để cơ bản hoàn thành và bàn giao cho Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn Rạch Sỏi - Bến Nhất, Gò Quao - Vĩnh Thuận trong tháng 10 năm 2024.

Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng nút giao Lộ Tẻ để bàn giao cho Dự án Cao Lãnh - Lộ Tẻ trong tháng 10 năm 2024.

Bộ Giao thông vận tải cùng với Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long và các đơn vị có liên quan khẩn trương giải quyết dứt điểm việc đền bù, hỗ trợ tái định cư đối với khoảng 40 hộ dân bị ảnh hưởng bởi các dự án trên địa bàn, không để xảy ra khiếu kiện làm mất an ninh trật tự trên địa bàn; thực hiện xong trong tháng 10 năm 2024.

Bộ Công Thương và Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp tiếp tục chỉ đạo EVN đẩy nhanh tiến độ di dời đường điện cao thế để bàn giao mặt bằng cho các dự án trong tháng 10 năm 2024.

Không để xảy ra tình trạng thiếu cát, sỏi, vật liệu

Về vật liệu xây dựng, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ủy ban nhân dân các tỉnh có nguồn vật liệu đá (An Giang, Kiên Giang, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu…) tiếp tục đẩy mạnh, quyết liệt hỗ trợ, phối hợp với các chủ đầu tư (khi có đề nghị) để ưu tiên cấp đá cho các dự án trọng điểm, không để xảy ra tình trạng thiếu cát, sỏi, vật liệu thông thường, nguồn cấp phối đá dăm.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh có nguồn vật liệu san lấp (Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Sóc Trăng, An Giang) áp dụng mọi cơ chế, chính sách đặc thù và cơ chế thuận lợi nhất để giải quyết đủ nguồn vật liệu theo chỉ tiêu được giao, cũng như đã cam kết (về trữ lượng, công suất khai thác), bảo đảm hoàn thành các thủ tục cấp phép để thực hiện khai thác toàn bộ các mỏ trong tháng 10 năm 2024.

Các địa phương kiểm soát chặt chẽ giá vật liệu xây dựng trên địa bàn, tránh tình trạng đầu cơ, nâng giá, ép giá khi nhu cầu vật liệu san lấp tăng cao.

Bộ Tài nguyên và Môi trường: Sớm hướng dẫn các địa phương về thời gian được phép hoạt động khai thác trong ngày đối với khai thác cát, sỏi lòng sông; chủ động hướng dẫn tỉnh An Giang đẩy nhanh thủ thục cấp phép khai thác mỏ đá Antraco, hoàn thành cấp phép trong tháng 12 năm 2024; sớm giao khu vực biển cho các nhà thầu dự án thành phần 4 cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng; đồng thời tiếp tục cùng với Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn Ủy ban nhân dân các địa phương và các cơ quan, đơn vị thực hiện thí điểm sử dụng cát biển làm vật liệu san lấp cho một số dự án hạ tầng giao thông theo chủ trương của Đảng, Quốc hội.

Các Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án, nhà thầu thi công, tư vấn giám sát bám sát công việc, chủ động làm việc với Ủy ban nhân dân các địa phương, các sở, ngành để đẩy nhanh tiến độ giải quyết việc cung ứng vật liệu san lấp đắp nền đường.

Kiểm soát chặt chẽ tiến độ thi công theo kế hoạch

Về công tác thi công, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các cơ quan chủ quản (Bộ Giao thông vận tải và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố có liên quan) quyết liệt chỉ đạo các chủ đầu tư, các nhà thầu phối hợp chặt chẽ với các địa phương có mỏ vật liệu để hoàn thiện các thủ tục cấp mỏ, bảo đảm nguồn vật liệu cát, đá, không để ảnh hưởng đến tiến độ thi công; xây dựng phương án tập kết vật liệu đá về công trường gửi các địa phương để chủ động trong việc điều tiết, cung ứng; chỉ đạo các chủ đầu tư, nhà thầu căn cứ kế hoạch hoàn thành dự án, xây dựng và ban hành kế hoạch chi tiết "đường găng tiến độ" phù hợp điều kiện giải phóng mặt bằng, nguồn vật liệu, diễn biến thời tiết để làm cơ sở theo dõi, đôn đốc, kiểm soát chặt chẽ tiến độ thi công theo kế hoạch, đặc biệt các Dự án có kế hoạch hoàn thành vào cuối năm 2025.

Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án quyết liệt chỉ đạo các nhà thầu tăng cường nhân lực, thiết bị, bổ sung các mũi thi công, bố trí đủ tài chính, tổ chức thi công "3 ca 4 kíp" để bù lại tiến độ ngay khi được cấp mỏ vật liệu; tăng cường công tác quản lý chất lượng, bảo đảm an toàn giao thông, an toàn lao động, vệ sinh môi trường, kỹ - mỹ thuật; đẩy nhanh các thủ tục nghiệm thu, thanh toán khối lượng hoàn thành, tuyệt đối không để xảy ra tiêu cực, lãng phí, thất thoát tài sản và tiền vốn của Nhà nước; kiên quyết xử lý các nhà thầu chậm tiến độ; hoàn thành công tác giải ngân các dự án theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Bộ Giao thông vận tải và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Hậu Giang thường xuyên cập nhập tiến độ giải quyết các thủ tục cung ứng vật liệu cho các dự án, triển khai ngay các hoạt động khai thác thực địa đưa về công trường để hỗ trợ gia tải xử lý lún và chủ động nguồn vật liệu cấp phối đá dăm./.

bài liên quan
Thủ tướng ban hành Công điện yêu cầu xử lý dứt điểm tàu cá "03 không" trước 20/11/2024

Thủ tướng ban hành Công điện yêu cầu xử lý dứt điểm tàu cá "03 không" trước 20/11/2024

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Công điện số 111/CĐ-TTg ngày 4/11/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách, trọng tâm chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), chuẩn bị đón và làm việc với Đoàn Thanh tra lần thứ 5 của Ủy ban châu Âu.
Thủ tướng yêu cầu ngành Giáo dục phải ngang tầm các nước phát triển càng sớm càng tốt

Thủ tướng yêu cầu ngành Giáo dục phải ngang tầm các nước phát triển càng sớm càng tốt

Chiều 2/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia đổi mới giáo dục và đào tạo, chủ trì phiên họp của Ủy ban về định hướng, giải pháp thực hiện đổi mới giáo dục và đào tạo.
Trường hợp nào được thanh lý rừng trồng?

Trường hợp nào được thanh lý rừng trồng?

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 140/2024/NĐ-CP ngày 25/10/2024 quy định về thanh lý rừng trồng. Nghị định quy định rõ 2 nguyên nhân được thanh lý rừng trồng gồm
Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2024 đạt trên 7%

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2024 đạt trên 7%

Tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV diễn ra sáng nay, 21/10, trình bày Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển KT-XH năm 2025, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, trong những tháng cuối năm, Chính phủ sẽ tập trung với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, phấn đấu đạt và vượt toàn bộ 15 chỉ tiêu chủ yếu; phấn đấu tốc độ tăng GDP cả năm đạt trên 7%, kiểm soát lạm phát dưới 4,5%.
Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của năm 2025 và giai đoạn 2026-2030

Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của năm 2025 và giai đoạn 2026-2030

Sáng 20/10, tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 10, khóa XIII, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Cán sự Đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã truyền đạt chuyên đề "Những nội dung cốt lõi, điểm mới trong Dự thảo Báo cáo đánh giá 5 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030.
Dứt khoát không được để thiếu điện cho năm 2025

Dứt khoát không được để thiếu điện cho năm 2025

Đó là khẳng định của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành về tình hình triển khai các dự án quan trọng của Tập đoàn Dầu khí và Tập đoàn Điện lực Việt Nam để bảo đảm cung ứng đủ điện, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.
Mới nhất
Đọc nhiều
Người trúng đấu giá đất ở trung tâm thành phố khổ sở khi không đảm bảo điều kiện hạ tầng

Người trúng đấu giá đất ở trung tâm thành phố khổ sở khi không đảm bảo điều kiện hạ tầng

Dự án phân lô đất ở tại khối 6, phường Quán Bàu, thành phố Vinh chưa hoàn thiện hạ tầng, không điện, không nước theo quy hoạch dẫn đến khó khăn cho người dân trong sinh hoạt… Mặc dù đã nhiều lần kiến nghị những mọi việc vẫn đâu lại vào đấy.
Bình Định: Nhiều doanh nghiệp “kêu cứu” vì dùng cát san lấp nhưng bị áp giá cát tô

Bình Định: Nhiều doanh nghiệp “kêu cứu” vì dùng cát san lấp nhưng bị áp giá cát tô

Nhiều doanh nghiệp đầu tư dự án tại Khu kinh tế (KTT) Nhơn Hội (tỉnh Bình Định) đang “khóc ròng” vì dùng cát san lấp nhưng bị áp giá cát tô.
Dự án Trung tâm bảo tồn và phát huy di sản dân ca ví dặm Nghệ Tĩnh gần 10 năm...để cỏ mọc

Dự án Trung tâm bảo tồn và phát huy di sản dân ca ví dặm Nghệ Tĩnh gần 10 năm...để cỏ mọc

Bỏ ra gần 70 tỷ xây dựng Trung tâm bảo tồn và phát huy di sản dân ca ví dặm Nghệ Tĩnh nhưng sau gần 10 năm chưa thể đưa vào hoạt động.
Tin bài khác
Trong Quý III/2024 cả nước có 8 dự án nhà ở xã hội đã được triển khai với quy mô khoảng 4.960 căn

Trong Quý III/2024 cả nước có 8 dự án nhà ở xã hội đã được triển khai với quy mô khoảng 4.960 căn

Trong Quý III/2024, theo báo cáo của các địa phương về kết quả thực hiện Đề án một triệu căn nhà ở xã hội: trên địa bàn cả nước có 8 dự án nhà ở xã hội đã được triển khai với quy mô khoảng 4.960 căn.
Krungsri muốn mua trước hạn 50% vốn điều lệ còn lại của SHBFinance

Krungsri muốn mua trước hạn 50% vốn điều lệ còn lại của SHBFinance

Ngân hàng TNHH Đại chúng Ayudhya (Krungsri) - thành viên Tập đoàn MUFG (Nhật Bản) vừa qua đã có đề nghị với Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) về việc muốn mua trước hạn 50% vốn điều lệ còn lại của SHBFinance. Thương vụ chuyển nhượng sẽ đem lại nguồn thặng dư vốn đáng kể cho cổ đông của SHB cũng như nâng cao năng lực tài chính và vị thế của ngân hàng.
Hà Nội: Thu ngân sách 10 tháng đạt 104,1% dự toán năm

Hà Nội: Thu ngân sách 10 tháng đạt 104,1% dự toán năm

Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn10 tháng năm 2024 ước thực hiện 425,2 nghìn tỷ đồng, đạt 104,1% dự toán năm và tăng 21,8% so với cùng kỳ năm 2023.
Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu

Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn trong năm 2025.
Cà Mau: Hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam

Cà Mau: Hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam

Thực hiện Kế hoạch của Bộ Công Thương, ông Lâm Văn Bi - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa ký ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2025 với chủ đề: “Thông tin minh bạch - Tiêu dùng trách nhiệm”.
Hà Giang rà soát hồ sơ và công tác tổ chức thực hiện đấu giá quyền khai thác khoáng sản

Hà Giang rà soát hồ sơ và công tác tổ chức thực hiện đấu giá quyền khai thác khoáng sản

UBND tỉnh Hà Giang vừa có văn bản chỉ đạo rà soát, kiểm tra thực hiện việc tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản có nhiều dấu hiệu bất thường trong thời gian qua.
Bán cổ phiếu SEA không báo cáo Công ty bất động sản Hướng Công Viên bị xử phạt

Bán cổ phiếu SEA không báo cáo Công ty bất động sản Hướng Công Viên bị xử phạt

Công ty TNHH Đầu tư bất động sản Hướng Công Viên bán ra toàn bộ hơn 17,5 triệu cổ phiếu SEA mà không báo cáo, dẫn đến tỷ lệ sở hữu cổ phiếu sau giao dịch giảm từ 13,74% xuống 0%.
Nhu cầu về bất động sản công nghiệp trên thị trường có xu hướng tăng lên

Nhu cầu về bất động sản công nghiệp trên thị trường có xu hướng tăng lên

Do có sự kết nối hạ tầng giao thông hoàn thiện, pháp lý an toàn và có động lực tăng trưởng bền vững, tập trung ở các tỉnh có lợi thế về công nghiệp, đón dòng vốn FDI lớn như Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang…
Một số giải pháp của ngành ngân hàng về phát triển nhà ở xã hội

Một số giải pháp của ngành ngân hàng về phát triển nhà ở xã hội

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã giải trình, làm rõ một số vấn đề liên quan tín dụng bất động sản và phát triển nhà ở xã hội trong “việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023”.
Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1320/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
tong bi thu nguyen phu trong nha lanh dao ly luan xuat sac

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà lãnh đạo, lý luận xuất sắc

(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
tinh cam dac biet cua nhan dan voi tong bi thu nguyen phu trong

Tình cảm đặc biệt của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
bo tu phap dung dau cac bo nganh ve chi so cai cach hanh chinh nam 2023

Bộ Tư pháp đứng đầu các bộ, ngành về Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023

(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.