Vậy, ông chủ hiện tại của đất vàng 69 Nguyễn Du (Hai Bà Trưng, Hà Nội) là ai? Giá trị thời điểm chuyển nhượng lô đất này là bao nhiêu?
Thâu tóm
Trở lại năm 2012, Thanh tra Chính phủ ban hành Kết luận thanh tra số 124/KL-TTCP ngày 18/01/2012 về việc chấp hành quy định của pháp luật về quản lý sử dụng vốn, tài sản tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) trong giai đoạn 2006- 2010.
Tại kết luận có nêu: Ngày 6/10/2008, Thủ tướng Chính phủ có Văn bản số 1665/TTg-KTN cho phép UBND TP Hà Nội bán chỉ định cơ sở nhà, đất tại 69 Nguyễn Du để xây dựng làm trụ sở làm việc. Thực hiện ý kiến của Thủ tướng, UBND TP Hà Nội đã ra quyết định thu hồi căn biệt thự chuyên dùng địa chỉ 69 Nguyễn Du, diện tích 569,7m2 để giao cho Tổng công ty Xây lắp Dầu khí (PVC) cải tạo làm trụ sở; thời gian sử dụng 50 năm, không được phép chuyển nhượng hoặc chuyển mục đích nếu không được phép của TP Hà Nội.
PVC sau đó đã lập dự án với tên gọi "Toà nhà văn phòng 69 Nguyễn Du", có diện tích đất 596,7 m2, diện tích xây dựng công trình 406,2 m2, quy mô 8 tầng. Dự án có tổng diện tích sàn (cả tầng hầm) là 4.361,5 m2 dự kiến cung cấp các điều kiện về cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật đáp ứng nhu cầu làm việc hàng ngày của PVC và các đối tác thuê văn phòng tại đây.
Được biết, tổng vốn đầu tư của dự án là 130 tỷ đồng, trong đó 45% vốn tự có, còn lại vay tín dụng thương mại. Thời gian hoàn vốn là 9 năm. Thời gian thi công xây lắp toàn bộ công trình từ 15-18 tháng, dự kiến khởi công đầu năm 2009.
Tuy nhiên, theo Kết luận của Thanh tra Chính phủ, ngày 31/12/2009, PVC đã ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng căn biệt thự này cho Công ty CP Đầu tư và Khoáng sản Hợp Thành với giá 95,9 tỷ đồng.
Cơ quan thanh tra cho biết thêm, do thời gian và nội dung thanh tra được quy định và tại thời điểm đó, Công an TP Hà Nội cũng đang tiến hành điều tra việc mua, bán căn nhà 69 Nguyễn Du nên Thanh tra Chính phủ không đi sâu xác minh.
Vậy là “cá mập” Hợp Thành đã lấy được đất vàng 69 Nguyễn Du với giá gần 95,9 tỷ đồng. Như vậy, tại thời điểm đó, Hợp Thành mua với giá khoảng 168 triệu đồng/m2 x 596,7m2.
Qua ghi nhận của Pháp luật Plus ngày 8/4, khu đất 69 Nguyễn Du không có dấu hiệu triển khai thi công xây dựng, cánh cửa bằng sắt nặng hàng tạ vẫn đóng kín. Bên trong vẫn là một ô đất trống, bên ngoài tấm biển Toà nhà văn phòng 69 Nguyễn Du - Nhà đầu tư Công ty CP Đầu tư và Khoáng sản Hợp Thành đã bạc phếch theo thời gian.
PVC - Sai phạm mang dấu ấn Trịnh Xuân Thanh
Tại cuộc họp báo thường kỳ diễn ra ngày 22/7/2016, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Ngô Văn Khánh đã thông tin: Năm 2011, Thanh tra Chính phủ thanh tra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), trong đó, nhiều đơn vị thành viên, có cả Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC). Thời điểm này, ông Trịnh Xuân Thanh giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT.
Đăng tải trên báo Công an, ông Ngô Văn Khánh cho biết, việc thanh tra tập đoàn PVN không thể làm cụ thể từng đơn vị, từng cá nhân. Kết quả sai phạm đến đâu, Thanh tra Chính phủ kết luận đến đó.
“Lúc ông Thanh làm lãnh đạo, PVC thua lỗ 3.300 tỷ đồng như kết luận Thanh tra Chính phủ công bố. Ngoài ra PVC còn nhiều vi phạm khác. Trách nhiệm của ông Thanh đã được Tổng Bí thư chỉ đạo làm rõ”, ông Khánh cho hay.
Còn việc xử lý trách nhiệm của ông Thanh cũng như việc bổ nhiệm, cân nhắc các chức vụ là do các Bộ, ngành khác, không thuộc trách nhiệm của Thanh tra Chính phủ. Ông Khánh cũng cho biết, Thanh tra Chính phủ đã thanh tra những sai phạm trong một số dự án lớn như: Nhà máy nhiên liệu Xăng sinh học (Phú Thọ), Xơ sợi Đình Vũ (Hải Phòng) và bước đầu kết luận, PVC có sai phạm trong thi công các dự án này" - hết trích đăng.
“Cá mập” Hợp Thành, họ là ai?
Để tìm hiểu những zích zắc trong câu chuyện này, phải bắt đầu từ vụ việc tại Cảng Quy Nhơn.
Tháng 9/2018, Thanh tra Chính phủ đã ban hành Thông báo Kết luận thanh tra quá trình cổ phần hoá Cảng Quy Nhơn. Tại văn bản này, Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra loạt sai phạm của nhiều cơ quan, tổ chức, từ Vinalines, UBND tỉnh Bình Định cho đến Bộ Giao thông Vận tải, Văn phòng Chính phủ. Cơ quan thanh tra kiến nghị thu hồi toàn bộ 75% vốn Nhà nước tại Cảng Quy Nhơn đã bán cho Công ty CP Đầu tư và Khoáng sản Hợp Thành.
Cảng Quy Nhơn là một trong 5 cảng biển mà Nhà nước nắm giữ 75% vốn điều lệ khi cổ phần hóa. Doanh nghiệp này chính thức chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần vào tháng 11/2013 với số vốn điều lệ hơn 400 tỷ đồng, trong đó Vinalines nắm giữ 75,01%. Tuy nhiên, từ tháng 9/2015 đến nay, sau hai lần thoái vốn vào tháng 2/2015 và tháng 8/2015, Cảng Quy Nhơn đã không còn vốn nhà nước. Trong khi Khoáng sản Hợp Thành nắm giữ hơn 86%.
Trong tỉ lệ 86,23% cổ phần tại cảng Quy Nhơn thì gia đình ông Lê Hồng Thái nắm giữ hơn 30,8 triệu cổ phần (chiếm 76,23% vốn điều lệ của hơn 404 triệu cổ phần). Đáng chú ý, tháng 3/2017, khi Ủy ban Kiểm tra Trung ương tiến hành kiểm tra, thanh tra việc cổ phần hóa tại Cảng Quy Nhơn, thời điểm này ông Lê Hồng Thái chuyển nhượng 45% vốn tại Khoáng sản Hợp Thành cho bà Trần Thị Quỳnh Yên - Tổng giám đốc Công ty TNHH Hợp Thành. Bà Yên cũng là thành viên HĐQT của Công ty CP Cảng Quy Nhơn. Phần vốn của vợ và con ông Thái lần lượt 36% và 19% vẫn giữ nguyên của doanh nghiệp có vốn điều lệ 660 tỷ đồng này.
Tháng 11/2016, ông Lê Hồng Thái cũng đã rút toàn bộ 53,87% vốn tại Công ty TNHH Hợp Thành - doanh nghiệp do chính ông gây dựng từ những ngày đầu còn khó khăn (năm 2002).
Trong quá trình cổ phần hóa, Công ty Hợp Thành đã được lựa chọn là nhà đầu tư chiến lược nhưng thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực cảng biển. Mặt khác, cam kết của Công ty Hợp Thành chỉ nêu hỗ trợ công ty cổ phần trong hoạt động sản xuất kinh doanh, không cụ thể nội dung hỗ trợ theo quy định.
Đáng chú ý, trước khi được xác định là "nhà đầu tư chiến lược" để mua cổ phần tại Cảng Quy Nhơn, Công ty Hợp Thành chưa từng có kinh nghiệm kinh doanh cảng biển. Chỉ sau khi có chủ trương cổ phần hóa Cảng Quy Nhơn, vào tháng 5/2013, Hợp Thành mới đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh này.
Liên quan đến việc thực hiện Kết luận Thanh tra cổ phần hoá Cảng Quy Nhơn, Báo Đầu tư đã thông tin: "Trong công văn vừa gửi Thanh tra Chính phủ báo cáo về việc thực hiện Kết luận thanh tra số 1566/KL-TTCP ngày 17/9/2018 của Thanh tra Chính phủ về cổ phần hóa Cảng Quy Nhơn, Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) khẳng định là đã hoàn tất xử lý 2 kiến nghị kinh tế quan trọng nhất.
Cụ thể, vào đầu tháng 1/2019, Bộ GTVT đã ban hành Văn bản số 457/BGTVT-QLDN hủy bỏ 2 văn bản hành chính gồm: Văn bản số 16937/BGTVT-QLDN ngày 27/12/2014 về việc chuyển nhượng một phần vốn góp của Vinalines tại Công ty cổ phần Cảng Quy Nhơn và Văn bản số 6327/BGTVT-QLDN ngày 20/5/2015 về việc thoái vốn tại Công ty cổ phần Cảng Quy Nhơn. Đồng thời, Bộ GTVT đã chỉ đạo Vinalines và Công ty Hợp Thành thống nhất phương án hoàn trả cổ phần, tiền theo hai bước.
Trong bước thứ nhất, Vinalines hoàn trả Công ty Hợp Thành số tiền đã nhận khi chuyển nhượng 75,01% cổ phần tại Cảng Quy Nhơn, đồng thời, Công ty Hợp Thành hoàn trả Vinalines quyền sở hữu 75,01% cổ phần tại Cảng Quy Nhơn.
Trong bước tiếp theo, hai bên phối hợp xác định lợi ích của nhà đầu tư theo kết luận của Thanh tra Chính phủ và chỉ đạo của Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo lợi ích hợp pháp của Nhà nước, doanh nghiệp và các bên có liên quan, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Trên thực tế, vào cuối tháng 5/2019, Vinalines và Công ty Hợp Thành đã ký Hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu cổ phần Công ty cổ phần Cảng Quy Nhơn; Vinalines đã hoàn trả cho Công ty Hợp Thành số tiền đã nhận khi chuyển nhượng 75,01% vốn điều lệ Cảng Quy Nhơn (415.156.027.500 đồng) và Công ty Hợp Thành đã thực hiện thủ tục theo quy định để chuyển quyền sở hữu 30.312.262 cổ phần Cảng Quy Nhơn cho Vinalines qua Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam" - Hết trích đăng.
Những đường đi nước bước trong câu chuyện cổ phần hoá Cảng Quy Nhơn phần nào cho thấy tiềm lực "vững mạnh" của Khoáng sản Hợp Thành với dấu ấn doanh nhân Lê Hồng Thái.
Năm 2002, ông Lê Hồng Thái thành lập Công ty TNHH Hợp Thành tại Thành phố Thái Bình, chuyên sản xuất xơ sợi polyester.
Năm 2010, cựu Chủ tịch HĐQT của PVC là Trịnh Xuân Thanh đã ký trình ông Lê Hồng Thái làm Uỷ viên HĐQT. Ông Thái đồng thời là Chủ tịch HĐQT PVC IMICO - một thành viên của PVC.
CTCP Đầu tư và Khoáng sản Hợp Thành - nhà đầu tư chiến lược sở hữu Cảng Quy Nhơn từ năm 2013 được ông Lê Hồng Thái thành lập năm 2007. Công ty Hợp Thành nắm trong tay một loạt công ty con như Công ty Gang thép Hà Tĩnh, Công ty Sắt Vũ Quang, Công ty Hoá Cốc Hà Tĩnh, Công ty Khoáng sản Vạn Lợi Quảng Ngãi, Công ty sản xuất Sô Đa Chu Lai, Công ty Khoáng sản Miền Trung...
Công ty này cũng từng sở hữu dự án 69 Nguyễn Du (Hà Nội), tham gia dự án xây dựng tòa nhà văn phòng Mitec, dự án khách sạn SeaDragon tại Quảng Ninh, dự án HH3–Khu đô thị Nam An Khánh, tòa nhà văn phòng số 2 Lê Văn Lương...
Được biết, Khoáng sản Hợp Thành cũng từng tham gia vào việc chuyển nhượng Khách sạn Deawoo đình đám.
Tại bài viết sau, Pháp luật Plus xin gửi đến quý bạn đọc Phần 2 - "Cá mập" Hợp Thành và những thương vụ đình đám.
Trong 2 ngày 16-17/1, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng (BĐBP) tỉnh Bình Định phối hợp với các đơn vị có liên quan đã tổ chức chuỗi hoạt động “Tết Nhân ái”, “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” 2025 trên địa bàn các huyện Tuy Phước, An Lão và Phù Cát nhằm mục đích mang đến cái Tết đầm ấm, đủ đầy cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn.
Chiều ngày 16/1, UBND tỉnh Bình Định đã tổ chức Hội nghị đánh giá tình hình hoạt động và giao chỉ tiêu đầu tư, phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh năm 2025.
Ngày 15/1/2025, tại huyện Phù Mỹ (tỉnh Bình Định), Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc trao quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Phù Mỹ là huyện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023.
Khi đến tiệm vàng, Việt dùng bình xịt hơi cay và búa tấn công chủ tiệm vàng gây thương tích ở vùng đầu. Sau đó, đối tượng dùng búa đập bể kính tủ chứa vàng và lấy đi một số vàng rồi bỏ trốn.
Vào ngày 09/12/2024 vừa qua, Pharmacity đã phối hợp cùng Công ty Dược phẩm GSK Việt Nam và trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch tổ chức buổi hội thảo với chủ đề “Tiếp cận toàn diện các bệnh lý hô hấp thường gặp - Từ kiến thức đến thực hành”.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 22 /12 vừa qua - Pharmacity, chuỗi nhà thuốc bán lẻ hàng đầu Việt Nam, tự hào thông báo về việc đạt Top 10 thương hiệu có trải nghiệm khách hàng xuất sắc nhất Việt Nam năm 2024 do KPMG bình chọn. Xếp hạng thứ 8, tăng 38 bậc so với năm 2023, Pharmacity là đơn vị bán lẻ dược phẩm duy nhất đạt được danh hiệu này, khẳng định vị thế dẫn đầu và cam kết mang đến trải nghiệm khách hàng tốt nhất.
Sau khi uống phải thứ nước màu hồng trong lọ nhỏ, nhóm học sinh một trường tiểu học ở thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang có triệu chứng bị ngộ độc, đau bụng, nôn ói phải nhập viện; trong đó có cháu nguy cấp phải chuyển viện Nhi Trung ương cấp cứu ngay trong đêm…
Ngày 22/1, Công an TP Đà Nẵng cho biết, đang mở rộng điều tra một đường dây rửa tiền quy mô hàng chục nghìn tỷ đồng, bắt giữ nhiều đối tượng liên quan.
Sáng 22-1, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp kiểm tra công tác tổ chức Lễ hội đón Giao thừa Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025. Cuộc họp do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trung Hồ, Trưởng Ban Tổ chức Lễ hội đón Giao thừa và Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 chủ trì.
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vừa tổ chức “Chuyến tàu Công đoàn - Xuân 2025” cho công nhân có hoàn cảnh khó khăn của các tỉnh phía Nam về quê đón tết.
Nhiều năm qua, bà Trần Thị Kim Chi (SN 1967, ngụ xã Long Mỹ, huyện Đất Đỏ, Bà Rịa - Vũng Tàu) có nhiều đơn tố cáo đến các cơ quan chức năng. Nhưng bà Chi cho rằng các cơ quan chức năng giải quyết chưa thỏa đáng nên tiếp tục khiếu nại, tố cáo.
Ngay đầu năm đã có nhiều dấu hiệu cho thấy cánh cửa mở rộng hơn cho xuất khẩu (XK) nông sản Việt trong năm 2024. Chưa kể, ngay bên lề Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đang diễn ra, đã có một sự kiện hội nghị dành riêng cho các nước XK nông sản, nhằm tìm kiếm những cách thức cạnh tranh XK công bằng nhất.
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 818/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho Sở Xây dựng Hà Nội giải quyết, tiếp nhận một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố.
UBND tỉnh yêu cầu tiếp tục thực hiện quyết liệt cải cách TTHC, tạo điều kiện “tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất” cho doanh nghiệp khi đầu tư vào Nghệ An.
Các hãng tàu nước ngoài được tự tăng phụ phí xếp dỡ tại cảng mà không cần giải trình lý do. Đây là hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu (XNK) Việt Nam. Trong tình thế xung đột Biển Đỏ vẫn đang tác động mạnh đến hàng hóa Việt thì việc tăng phụ phí của các hãng tàu đã làm cho DN Việt “khó chồng khó”.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.