Trong bối cảnh nhu cầu năng lượng tăng cao, ngành điện trở nên “có giá” hơn bao giờ hết, và CTCP Tập đoàn PC1 cũng không ngoại lệ.
Được thành lập vào ngày 02/03/1963, trải qua gần 60 năm xây dựng và phát triển, từ nhiệm vụ trọng tâm ban đầu là xây lắp các công trình truyền tải điện quốc gia, CTCP Tập đoàn PC1 hiện nay đã lấn sân không chỉ trong lĩnh vực xây lắp điện mà còn mở rộng sang lĩnh vực sản xuất công nghiệp, đầu tư năng lượng và đầu tư kinh doanh bất động sản…với quy mô hơn 20 đơn vị thành viên.
Dù vậy, PC1 vẫn luôn thể hiện là một “ông lớn” trong lĩnh vực truyền thống là xây lắp các công trình truyền tải điện quốc gia.
Điển hình là vừa qua, CTCP Tập đoàn PC1 đã vượt qua 9 đối thủ và được Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia (EVNNPT) công bố trúng Gói thầu số 7 Xây lắp đường dây cung đoạn từ điểm đầu đến G26 với giá trúng thầu 79,755 tỷ đồng, giảm giá 10,52 tỷ đồng sau đấu thầu. Thời gian thực hiện hợp đồng là 540 ngày.
Gói thầu trên thuộc Dự án Đường dây 220kV Tương Dương - Đô Lương do EVNNPT làm chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Trung mời thầu. Tại thời điểm đóng thầu (ngày 12/12/2022), có 10 nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu.
Lợi nhuận giảm mạnh, vay và trái phiếu dài hạn tăng 32%
Báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2022 của CTCP Tập đoàn PC1 (mã chứng khoán: PC1 - sàn: HoSE) ghi nhận doanh thu thuần đạt gần 2.339 tỷ đồng, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2021.
Trong khi đó, giá vốn chỉ tăng 4% lên 1.830 tỷ đồng; giúp lợi nhuận gộp quý 4/2022 tăng vọt 23% so với quý cuối năm 2021 và đạt gần 508 tỷ đồng.
Giải trình từ phía công ty cho biết doanh thu thuần và lợi nhuận gộp quý 4/2022 tăng nhờ doanh thu bán điện trong mảng năng lượng tăng. Đồng thời, trong lĩnh vực tổng thầu xây lắp công trình và thiết bị ngành điện, biên lợi nhuận gộp các công trình thực hiện trong quý 4/2022 được cải thiện so với cùng kỳ năm 2021.
Sau khi trừ các khoản chi phí phát sinh trong hoạt động kinh doanh, lợi nhuận sau thuế trong quý 4/2022 của PC1 đạt hơn 275 tỷ đồng, tăng gần 48% so với quý IV/2021.
Luỹ kế cả năm 2022, CTCP Tập đoàn PC1 ghi nhận doanh thu thuần đạt 8.333 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 527 tỷ đồng, lần lượt giảm 15% và 31% so với năm 2021.
Nếu so với kế hoạch kinh doanh đề ra, CTCP Tập đoàn PC1 mới chỉ hoàn thành 76% mục tiêu doanh thu và 80% mục tiêu lợi nhuận năm 2022.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2022, chỉ tiêu lợi nhuận cơ bản trên cổ phiếu của PC1 đạt 1.513 đồng/cổ phiếu.
Tính đến ngày 31/12/2022, tổng tài sản của Tập đoàn PC1 đạt hơn 21.604 tỷ đồng, tăng 15,6% so với thời điểm đầu năm. Trong đó, tiền và các khoản tương đương tiền tăng 28% lên 2.937 tỷ, và đầu tư tài chính ngắn hạn tăng hơn 350% lên 655 tỷ.
Đáng chú ý, CTCP Tập đoàn PC1 đang đầu tư vào các công ty liên kết số vốn là trên 1.525 tỷ đồng.
Trong đó, chủ yếu là do đầu tư thêm 1.097 tỷ đồng vào Công ty Cổ phần Western Pacific với tỷ lệ lợi ích 30,08%.
Tiếp đó là khoản đầu tư trị giá 300 tỷ đồng vào Công ty Cổ phần Đầu tư bất động sản CT2 với tỷ lệ lợi ích là 49% và khoản đầu tư vào Công ty Cổ phần Gang thep Cao Bằng là trên 127 tỷ đồng, với tỷ lệ lợi ích là 25,09%.
Khoản tài sản dở dang dài hạn tăng gấp 3,6 lần lên 1.385 tỷ đồng do công ty tập trung xây dựng và hoàn thiện dự án Nhà máy tuyển Niken - Đồng Cao Bằng. Dự kiến sau khi đi vào hoạt động, công suất của nhà máy sẽ đạt 600.000 tấn/năm.
Việc vay nợ tài chính cao và có cả trái phiếu của CTCP Tập đoàn PC1 cũng là một vấn đề mà nhiều nhà đầu tư quan tâm.
Cụ thể, về phía nguồn vốn, nợ phải trả của CTCP Tập đoàn PC1 tăng 17% trong năm 2022, lên 14.542 tỷ đồng (chiếm 67% tổng nguồn vốn), chủ yếu do công ty gia tăng nợ dài hạn.
Trong đó, vay và phát hành trái phiếu dài hạn tăng 32% so với thời điểm đầu năm 2022, lên 8.284 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu tăng 12% lên 7.061 tỷ đồng.
Xây lắp điện sụt giảm doanh thu, mảng năng lượng tăng trưởng mạnh
Tổng doanh thu của PC1 năm 2022 đạt 8.333 tỷ đồng. Đáng chú ý, doanh thu bán điện đạt 1.795 tỷ đồng, tăng 93% so với năm trước. Cũng có mức tăng trưởng dương trong năm 2022, đó là doanh thu sản xuất công nghiệp đạt 653 tỷ đồng.
Các lĩnh vực như: tổng thầu công trình điện, bất động sản, kinh doanh hàng hóa thương mại doanh thu giảm nhưng biên lợi nhuận đều được cải thiện, góp phần làm tăng biên lợi nhuận gộp toàn Công ty từ 12% lên 19,2%.
Về mảng tổng thầu công trình điện truyền thống, PC1 cho biết, quý 4/2022 ghi nhận phần lớn doanh thu từ nghiệm thu quyết toán EPC dự án Nhà máy điện gió Tân Phú Đông 1.
Doanh thu năm 2022 đạt 4.819 tỷ đồng, bằng 82% kế hoạch năm. Nguyên nhân do Quy hoạch điện VIII chậm ban hành, các dự án nguồn và lưới điện gặp nhiều khó khăn về giải phóng mặt bằng, thủ tục pháp lý, giá nguyên vật liệu và vật tư thiết bị tăng cao do lạm phát toàn cầu trong khi định mức và giải ngân đầu tư ở mức thấp.
Theo PC1, biên lợi nhuận gộp của doanh nghiệp này cũng tăng mạnh từ 6,9% lên 10,8% do sự gia tăng cả tỷ trọng và hiệu quả từ các dự án tổng thầu cho chủ đầu tư ngoài EVN và giảm cơ cấu dự án trong EVN.
PC1 dự kiến năm 2023 tiếp tục ký mới hơn 6.000 tỷ đồng nhờ kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản của EVN vẫn ở mức cao tương ứng 106% giá trị thực hiện năm 2022 cùng với đẩy mạnh giải ngân đầu tư công. Doanh thu mảng này trong năm 2023 dự kiến đạt trên 4.000 tỷ đồng.
Ở mảng đầu tư năng lượng, sau thành công trong năm 2022 khi doanh thu tăng 93% so với năm trước, PC1 đặt mục tiêu doanh thu khá “khiêm tốn” là hơn 1.700 tỷ đồng trong năm 2023 (tương đương thực hiện của năm 2022). PC1 cho biết, tập đoàn này cũng đang khảo sát các dự án điện gió onshore và nghiên cứu chuẩn bị đầu tư thủy điện Bảo Lạc A, Thượng Hà, dự án điện mặt trời áp mái KCN Nhật Bản – Hải Phòng.
Ở mảng đầu tư bất động sản, PC1 dự kiến năm 2023 tiếp tục nghiên cứu hợp tác cùng Western Pacific đồng thời tự phát triển, mở rộng quỹ đất khu công nghiệp. Doanh nghiệp này cũng đặt ra kế hoạch doanh thu ở mảng bất động sản là hơn 900 tỷ đồng.
Còn với mảng sản xuất công nghiệp, PC1 cho biết, doanh thu năm 2022 đạt 653 tỷ đồng, tăng nhẹ so với năm trước, đạt 74% kế hoạch năm. Kế hoạch năm 2023, tập đoàn đặt mục tiêu doanh thu tăng trưởng 45% lên gần 950 tỷ đồng.
Giải trình về việc chậm công bố thông tin, phát hành trái phiếu riêng lẻ hơn 1.200 tỷ đồng
Hồi giữa tháng 2/2022, Hội đồng quản trị CTCP Tập đoàn PC1 đã công bố thông tin về việc chậm giải trình thông tin về lô trái phiếu đã phát hành riêng lẻ trong giai đoạn từ tháng 3 – tháng 5/2022.
Theo văn bản PC1, Công ty đã công bố thông tin trên chuyên trang trái phiếu doanh nghiệp của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) nhưng vì sai sót nên chưa công bố trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE) trong vòng 24 giờ theo quy định.
“Công ty sẽ rút kinh nghiệm và cam kết tiếp tục thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các quy định về trách nhiệm công bố thông tin trên thị trường chứng khoán”, CTCP Tập đoàn PC1 khẳng định.
Thời điểm đó, PC1 phát hành 12.000 trái phiếu mệnh giá 100 triệu đồng, tương ứng tổng giá trị huy động dự kiến là 1.200 tỷ đồng, được chia làm 2 đợt phát hành.
Trong đó, đợt 1 dự kiến vào tháng 3 - 4/2022, với khối lượng 3.000 trái phiếu. Phần còn lại được phát hành và đợt 2, dự kiến diễn ra trong tháng 5-6/2022. Đại lý phát hành là Chứng khoán Bản Việt.
Đây là loại trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, có tài sản đảm bảo, được phát hành riêng lẻ thông qua đại lý theo hình thức bút toán ghi sổ. Kỳ hạn trái phiếu là 5 năm, được áp dụng lãi suất cố định 10%/năm trong 2 kỳ tính lãi đầu tiên. Các kỳ còn lại được tính bằng tổng của 3,5% cộng lãi suất tham chiếu nhưng không thấp hơn 10%/năm.
Tài sản đảm bảo cho lô trái phiếu trên là cổ phiếu PC1 thuộc sở hữu của bên thứ 3, tỷ lệ tài sản đảm bảo trên tổng giá trị phát hành là 150%, và mức duy trì tối thiểu 120%. Trong trường hợp tỷ lệ giảm xuống thấp hơn, PC1 hoặc bên cầm cố phải bổ sung tài sản để bù đắp.
Theo kế hoạch, phần lớn số tiền thu được từ đợt phát hành sẽ được PC1 sử dụng để đầu tư vào lĩnh vực phát triển bất động sản khu công nghiệp, thông qua việc nhận chuyển nhượng cổ phần của CTCP Western Pacific, dự kiến hơn 1.100 tỷ đồng.
Còn lại khoảng 90 tỷ đồng sẽ được doanh nghiệp dùng để bổ sung vốn lưu động cho Công ty.
PC1 vừa bị truy thu thuế hơn 1,5 tỷ đồng
Ngày 19/1, Cục Thuế TP Hà Nội đã ban hành Quyết định xử phạt hành chính về thuế đối với CTCP Tập đoàn PC1 do có nhiều hành vi vi phạm trong lĩnh vực thuế.
Theo đó, CTCP Tập đoàn PC1 bị xử phạt do chưa thực hiện phân bổ thuế GTGT khấu trừ đầu vào cho doanh thu không chịu thuế, khấu trừ thuế GTGT đầu vào tương ứng với phần giá trị vượt trên 1,6 tỷ đồng của ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống, khấu trừ thuế GTGT đầu vào của chi phí không được trừ.
Về thuế TNDN, PC1 cũng hạch toán chi phí mua hàng hoá dịch vụ đã có thông báo bỏ địa chỉ kinh doanh, chi phí trả trước không đúng quy định, chưa phân bổ chi phí trả trước theo quy định.
Do vậy, CTCP Tập đoàn PC1 bị xử phạt tổng cộng gần 282 triệu đồng về các hành vi kê khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp; lập hoá đơn không đúng thời điểm và có tình tiết tăng nặng; khai sai, khai không đầy đủ các nội dung trong hồ sơ thuế không dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp; khai sai, khai không đầy đủ các chỉ tiêu trong tờ khai thuế không liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế.
Ngoài ra, doanh nghiệp này cũng bị truy thu số tiền thuế còn thiếu là 1.138 tỷ đồng (trong đó, tiền thuế TNDN năm 2021 là hơn 577 triệu đồng, tiền thuế GTGT năm 2021 là hơn 560 triệu đồng).
CTCP Tập đoàn PC1 cũng phải nộp tiền chậm nộp hơn 121,4 triệu đồng (Trong đó, gồm: thuế TNDN 50,4 triệu đồng, chậm nộp thuế GTGT gần 71 triệu đồng)
Tổng số tiền thuế truy thu, tiền phạt và tiền chậm nộp của CTCP Tập đoàn PC1 lên tới 1.54 tỷ đồng.
Câu chuyện giá điện một lần nữa lại nóng bỏng trong tuần qua khi nhiều người chợt nhận ra rằng: Nếu áp dụng chính sách điện một giá, đa phần người có thu nhập chưa cao sẽ rất thiệt.
Khoảng 400 cán bộ, công nhân viên, người lao động ngành Điện ở khu vực Đà Nẵng và miền Trung sẽ phải ăn, nghỉ tập trung để đảm bảo an toàn cấp điện và lưới điện khi Đà Nẵng đang là tâm dịch Covid-19.
Thủ đô Hà Nội đang phải hứng chịu đợt nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 38-40 độ C, thế nhưng với hiệu ứng nhà kính và các khối bê tông, tòa nhà cao tầng đã khiến mức nhiệt trong ngày tại Hà Nội vượt ngưỡng 40 độ C, thậm chí nhiệt độ đo được tại mặt đường ngày 21/5 còn lên đến hơn 55 độ C. Thời tiết nắng nóng khắc nghiệt cũng làm nhu cầu sử dụng điện tăng cao đột biến.
Chiều 6/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải (GTVT) chủ trì họp phiên thứ 15 của Ban Chỉ đạo.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) Thành phố Hà Nội tháng 11/2024 giảm 0,05% so với tháng trước. Bình quân 11 tháng năm 2024, CPI tăng 4,37% so với bình quân cùng kỳ.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 5/12, Bắc Bộ có mưa vài nơi, sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác. Nhiệt độ cao nhất từ 24 - 27 độ C.
Cuối năm là thời điểm nhu cầu tiêu dùng, vay vốn làm ăn của người dân tăng cao. Đây cũng là thời điểm mà các đối tượng “tín dụng đen” lợi dụng, tung các chiêu trò dụ dỗ người dân với phương thức mới, đó là chuyển sang cho vay thông qua các phần mềm, ứng d
Ngay đầu năm đã có nhiều dấu hiệu cho thấy cánh cửa mở rộng hơn cho xuất khẩu (XK) nông sản Việt trong năm 2024. Chưa kể, ngay bên lề Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đang diễn ra, đã có một sự kiện hội nghị dành riêng cho các nước XK nông sản, nhằm tìm kiếm những cách thức cạnh tranh XK công bằng nhất.
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 818/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho Sở Xây dựng Hà Nội giải quyết, tiếp nhận một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố.
UBND tỉnh yêu cầu tiếp tục thực hiện quyết liệt cải cách TTHC, tạo điều kiện “tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất” cho doanh nghiệp khi đầu tư vào Nghệ An.
Các hãng tàu nước ngoài được tự tăng phụ phí xếp dỡ tại cảng mà không cần giải trình lý do. Đây là hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu (XNK) Việt Nam. Trong tình thế xung đột Biển Đỏ vẫn đang tác động mạnh đến hàng hóa Việt thì việc tăng phụ phí của các hãng tàu đã làm cho DN Việt “khó chồng khó”.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.