Theo quy định, khi người phạm tội bị kết án tử hình thì vấn đề bồi thường thiệt hại sẽ được giải quyết như thế nào?
Tử hình là một trong những biện pháp cần thiết để tăng tính răn đe và phòng ngừa đối với loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Bên cạnh hình phạt chính, người phạm tội còn bị tuyên hình phạt bổ sung là bồi thường thiệt hại do hành vi phạm tội của mình gây ra.
Vậy theo quy định của pháp luật, người phạm tội bị kết án tử hình thì ai sẽ là người phải bồi thường thiệt hại?
|
Người phạm tội nhận án tử, ai sẽ bồi thường thiệt hại? (Hình minh họa) |
Quy định về bồi thường thiệt hại?
Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 584 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Theo đó:
Người nào có hành vi xâm phạm tới sức khỏe, tính mạng, danh dự nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền lợi hợp pháp của người khác mà gây ra thiệt hại trên thực tế thì bắt buộc phải chịu trách nhiệm bồi thường, ngoại trừ trường hợp bộ luật dân sự hoặc các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan có quy định khác;
Người gây ra thiệt hại sẽ không cần phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại đó xảy ra do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, ngoại trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật liên quan có quy định khác;
Trong trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu tài sản, người chiếm hữu tài sản hợp pháp sẽ phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại, ngoại trừ trường hợp thiệt hại xảy ra do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, hoặc các bên có thỏa thuận khác.
Như vậy, trong trường hợp người phạm tội có hành vi xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, quyền lợi hợp pháp của bị hại mà gây ra thiệt hại trên thực tế cho bị hại, thì người phạm tội sẽ phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Đây là vấn đề dân sự trong vụ án hình sự, trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự này sẽ thuộc về người gây ra thiệt hại (tức là người phạm tội).
Người bị kết án tử hình bồi thường thiệt hại thế nào?
Theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật hình sự năm 2015 có quy định về vấn đề trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại, buộc xin lỗi công khai.
Theo đó, người phạm tội bắt buộc phải trả lại tài sản đã chiếm đoạt cho chủ sở hữu hợp pháp hoặc cho người quản lý tài sản hợp pháp, người phạm tội phải sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại vật chất đã được xác định do hành vi vi phạm pháp luật của mình gây ra;
Trong trường hợp người phạm tội gây ra thiệt hại về tinh thần, cơ quan có thẩm quyền đó là tòa án bắt buộc người phạm tội phải bồi thường thiệt hại về vật chất, xin lỗi cải chính công khai đối với người bị hại.
Như vậy, người phạm tội cần phải có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do hành vi phạm tội của mình gây ra nếu có thiệt hại xảy ra trên thực tế.
Người phạm tội cần phải tự nguyện bồi thường và khắc phục hậu quả, trong trường hợp người phạm tội không tự nguyện bồi thường hoặc người phạm tội không có đầy đủ điều kiện để bồi thường thì thân nhân của người phạm tội có thể tự nguyện bồi thường thay cho người phạm tội một phần hoặc toàn bộ thiệt hại cho bị cáo, để có thể được hưởng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự căn cứ theo quy định tại Điều 51 của Bộ luật hình sự năm 2015.
Trong trường hợp người phạm tội bị kết án tử hình, thì người phạm tội đó vẫn phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường. Hay nói cách khác, về nguyên tắc thì người nào gây ra thiệt hại, người đó sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường, theo đó trong trường hợp bị kết án tử hình thì người phạm tội vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bị hại, thân nhân của người phạm tội sẽ không có nghĩa vụ bồi thường thay cho người phạm tội, ngoại trừ trường hợp thân nhân tự nguyện bồi thường thay cho người phạm tội.