Vừa qua, Viện Kinh tế Tài chính (Học viện Tài chính) phối hợp với Cục Quản lý giá tổ chức hội thảo Diễn biến thị trường, giá cả ở Việt Nam năm 2023 và dự báo năm 2024.
Tại hội thảo, một số chuyên gia kinh tế đưa ra dự báo CPI cho năm 2024 ở mức 3,2 - 3,5%. Dự báo này được đưa ra trong bối cảnh Quốc hội quyết định CPI năm 2024 tăng 4 - 4,5%.
Nhìn lại năm 2023, các chuyên gia kinh tế đều đánh giá cao nỗ lực điều hành của Chính phủ khi đã kiểm soát lạm phát thấp hơn mục tiêu đề ra.
Theo TS Ngô Trí Long, năm 2023 chúng ta đã đạt được những kết quả tích cực, kinh tế vĩ mô ổn định, các cân đối lớn được đảm bảo, lạm phát được kiểm soát... giúp Việt Nam tiếp tục là điểm sáng về kinh tế trong khu vực và trên thế giới. Đáng lưu ý, CPI bình quân năm 2023 tăng 3,25% so với bình quân năm 2022.
Còn PGS, TS Nguyễn Bá Minh, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế tài chính (Học viện Tài chính) cho biết, CPI năm 2023 chỉ tăng ở 3,25% - mức tăng thấp hơn nhiều so với mục tiêu Quốc hội đặt ra là 4 - 4,5%. Nguyên nhân chủ yếu là do tổng cầu nền kinh tế yếu. Trong bối cảnh kinh tế các nước lớn thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt để kiềm chế lạm phát khiến nền kinh tế tăng trưởng chậm lại, khiến cho một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam đều giảm. Vì vậy, ngay từ đầu năm 2023, Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành đã đưa ra nhiều giải pháp để kích cầu tăng trưởng kinh tế, đơn cử như chính sách tiền tệ thực hiện giảm lãi suất liên tục…
Dự báo lạm phát trung bình sẽ ở mức 3,0%
Một số chuyên gia đều đưa ra dự báo CPI của năm 2024 tăng từ 3,2-3,5% so với 2023. Dự báo này được đưa ra trên cơ sở kinh tế thế giới được dự báo tiếp tục tăng trưởng chậm lại, khiến tổng cầu yếu; cùng với đó giá dầu thấp chỉ ở mức 60-62 USD/thùng... tất cả sẽ tác động đến CPI của Việt Nam thấp.
PGS, TS Nguyễn Bá Minh cho rằng, kinh tế Việt Nam vẫn có 3 điểm sáng, đó là nhu cầu hàng hóa (da giày, dệt may), đầu tư công và tiêu dùng cá nhân đều đang tăng trở lại. Mặt khác, cả hệ thống chính trị tích cực triển khai các biện pháp ổn định giá cả thị trường, điều hành chính sách tiền tệ kiên định mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát.
TS Nguyễn Đức Độ, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính dự báo CPI bình quân năm 2024 so với năm 2023 sẽ tăng ở mức khoảng 3,0% (+/- 0,5%).
Cơ sở để đưa ra dự báo này chính là bởi kinh tế thế giới (đặc biệt hai nền kinh tế chủ đạo là Mỹ và Trung Quốc) được dự báo sẽ tăng trưởng chậm lại; giá dầu sẽ khó tăng mạnh, thậm chí có thể giảm mạnh nếu kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái.
Đặc biệt, trong năm 2024, kinh tế Việt Nam vẫn sẽ hoạt động ở mức dưới tiềm năng, xuất khẩu cũng sẽ tăng trưởng ở mức vừa phải; các điều kiện tiền tệ đang ở mức trung tính và sẽ không khiến giá cả tăng đột biến trong năm 2024; áp lực lạm phát từ yếu tố tỷ giá tăng trong năm 2024 sẽ không lớn khi USD đang trong xu hướng giảm giá…
Với các lý do trên, TS. Nguyễn Đức Độ cho rằng trong năm 2024 có nhiều nhân tố hỗ trợ cho việc kiểm soát lạm phát.
Dưới góc độ của cơ quan quản lý nhà nước, Phó Cục trưởng Cục Quản lý giá Phạm Văn Bình cho biết, năm 2024, Bộ Tài chính sẽ chủ động phối hợp với các bộ, ngành để tham mưu cho Chính phủ thực hiện đồng bộ các giải pháp, biện pháp chủ động ứng phó với những thách thức trong công tác quản lý giá để đạt được ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy phát triển kinh tế.
Theo đó, chú trọng công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế để triển khai, hướng dẫn Luật Giá năm 2023 đảm bảo thống nhất, đồng bộ và hiệu quả trong triển khai thực hiện; theo dõi sát diễn biến kinh tế và lạm phát thế giới để có những giải pháp ứng phó phù hợp. Giám sát chặt chẽ biến động giá cả thị trường trong nước để tham mưu chính sách, kịch bản điều hành giá phù hợp, linh hoạt, kịp thời, nhất là với những hàng hóa, dịch vụ thiết yếu có tác động lớn tới mặt bằng giá, đặc biệt trong các thời điểm có biến động giá như lễ tết, điều chỉnh chính sách tiền lương. Điều hành chính sách tài khóa phối hợp chặt chẽ với chính sách tiền tệ và các chính sách kinh tế vĩ mô khác để góp phần kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.
Công điện của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô tháng 7 và Quý III năm 2024.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho hay, thời gian qua, Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành triển khai quyết liệt các giải pháp đồng bộ, thông suốt trong đảm bảo sản xuất, cung ứng, lưu thông và phân phối để đảm bảo các mặt hàng mà Chính phủ kiểm soát và quản lý về giá được điều chỉnh với lộ trình phù hợp.
Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương phải kiên định, nhất quán mục tiêu ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.
Một số người dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trình báo đã trở thành nạn nhân của một tin nhắn đe dọa tống tiền qua điện thoại với nội dung xưng là thám tử, thông báo đã thu thập thông tin đời tư, hình ảnh nhạy cảm, chứng cứ phạm tội và đe dọa sẽ tung lên
Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Dương xác định năm 2025 là năm cuối của nhiệm kỳ, do đó cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và người dân phải nỗ lực, quyết tâm phấn đấu, thực hiện tốt các mục tiêu, nghị quyết. Trên cơ sở đó, UBND tỉnh Bình Dương
Huyện Ba Vì (Hà Nội) đã tổ chức Lễ dâng hương tưởng niệm nhân Ngày hóa của Đức Thánh Tản (mùng 6 tháng 11 năm Giáp Thìn) và thực hiện Lễ đúc chuông đồng tại di tích Đền Trung, xã Minh Quang, vào ngày 6/12/2024.
Cuối năm là thời điểm nhu cầu tiêu dùng, vay vốn làm ăn của người dân tăng cao. Đây cũng là thời điểm mà các đối tượng “tín dụng đen” lợi dụng, tung các chiêu trò dụ dỗ người dân với phương thức mới, đó là chuyển sang cho vay thông qua các phần mềm, ứng d
Chiều 6/12, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Bạc Liêu tổ chức Lễ phát động Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu về Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu qua các thời kỳ”.
Ngay đầu năm đã có nhiều dấu hiệu cho thấy cánh cửa mở rộng hơn cho xuất khẩu (XK) nông sản Việt trong năm 2024. Chưa kể, ngay bên lề Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đang diễn ra, đã có một sự kiện hội nghị dành riêng cho các nước XK nông sản, nhằm tìm kiếm những cách thức cạnh tranh XK công bằng nhất.
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 818/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho Sở Xây dựng Hà Nội giải quyết, tiếp nhận một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố.
UBND tỉnh yêu cầu tiếp tục thực hiện quyết liệt cải cách TTHC, tạo điều kiện “tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất” cho doanh nghiệp khi đầu tư vào Nghệ An.
Các hãng tàu nước ngoài được tự tăng phụ phí xếp dỡ tại cảng mà không cần giải trình lý do. Đây là hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu (XNK) Việt Nam. Trong tình thế xung đột Biển Đỏ vẫn đang tác động mạnh đến hàng hóa Việt thì việc tăng phụ phí của các hãng tàu đã làm cho DN Việt “khó chồng khó”.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.