Mùa đông xuân là thời điểm thuận lợi cho các loại dịch bệnh dễ dàng lây lan và phát triển nhanh chóng. Nhất là các bệnh lây lan qua đường hô hấp, bệnh thủy đậu, dịch đau mắt đỏ…
Tin nên đọc
Lễ tân phòng khám cũng có thể cấp giấy khám sức khỏe
Tẩy chay hạt nêm “3 không” vì sức khỏe
Khởi tố vụ án làm giả giấy khám sức khỏe Bệnh viện Giao thông vận tải
Vinamilk chăm sóc sức khỏe cho gần 80.000 người cao tuổi năm 2016
Thời điểm giao mùa đông xuân là điều kiện để các loại vi khuẩn virus dễ dàng sinh sôi, nảy nở.
Chính vì vậy, việc chủ động phòng tránh bệnh, chủ động tự bảo vệ sức khỏe cho cơ thể và người thân là điều vô cùng quan trọng ngay lúc này.
Bệnh thủy đậu
Bệnh thủy đậu là một bệnh cấp tính do nhiễm virus varicella Zoter. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, thường gặp vào mùa đông xuân.
Ban đầu người bệnh có biểu hiện sốt, thường là sốt nhẹ trong một vài ngày, sau đó trên da xuất hiện những vết ban đỏ rất ngứa và lây lan nhanh đến các vùng khác của cơ thể như: mặt, chân tay, da đầu… hình thành nên những mụn nước (mụn nước trong, mụn nước đục). Các vết lõm sẽ xuất hiện do mụn bị vỡ, khô và đóng vảy.
Khi có dấu hiệu bị thủy đậu trước hết bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ để khám. Căn cứ vào tình trạng bệnh bác sĩ sẽ tư vấn cách điều trị phù hợp.
|
Ảnh minh họa. |
Nên hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh để tránh lây lan, chủ động tiêm vắcxin phòng bệnh cho trẻ từ 12 tháng tuổi tại nơi uy tín, thuốc đã được kiểm định rõ để đảm bảo an toàn.
Những trường hợp mắc bệnh thủy đậu cần được nghỉ học hoặc nghỉ làm việc từ 7 đến 10 ngày từ lúc bắt đầu phát bệnh, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, dung đồ sinh hoạt riêng, vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý.
Dịch đau mắt đỏ
Nguyên nhân chủ yếu của bệnh đau mắt đỏ là do virus Adenovirus hoặc do vi khuẩn như liên cầu, tụ cầu, phế cầu gây ra.
Thời điểm này, cơ thể con người, nhất là những người nhạy cảm với thời tiết dễ bị mệt mỏi, hệ thống miễn dịch yếu nên dễ bị nhiễm bệnh.
Bên cạnh đó, môi trường nhiều khói bụi, vệ sinh kém, sử dụng nước ô nhiễm, dùng chung khăn mặt, gối… là điều kiện thuận lợi cho bệnh bùng phát.
Bệnh đau mắt đỏ được biểu hiện chính bằng mắt đỏ và có ghèn, người bệnh thường đỏ một mắt trước, sau đó lan sang mắt thứ hai, cảm thấy khó chịu ở mắt.
Mắt thấy cộm như có cát, nhiều dử, buổi sáng ngủ dậy hai mắt khó mở do nhiều dử dính chặt, mi mắt sưng nề, mọng, mắt đỏ (do cương tụ mạch máu), đau nhức, chảy nước mắt.
Khi bị đau mắt đỏ, người bệnh cũng có thể có thêm các triệu chứng như mệt mỏi, sốt nhẹ, đau họng, ho, xuất hiện hạch ở tai.
|
Ảnh minh họa |
Để phòng chống dịch đau mắt đỏ, người bệnh phải luôn đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch, dùng riêng khăn, gối, chậu rửa mặt, giặt sạch khăn mặt bằng xà phòng và nước sạch, phơi khăn ngoài nắng hàng ngày.
Không dùng tay dụi mắt, rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn. Rửa mắt hàng ngày bằng nước muối sinh lý (nước muối 0,9%), ngày ít nhất 3 lần vào các buổi sáng, trưa, tối.
Không dùng chung thuốc nhỏ mắt, không dùng chung đồ đạc với người đau mắt, hạn chế tiếp xúc với người bị đau mắt, hạn chế đến những nơi đông người đặc biệt là những nơi có nhiều mầm bệnh như bệnh viện…
Bệnh cảm cúm
Bệnh cảm cúm là bệnh do virus cúm gây nên, bệnh dễ lây truyền do virus cúm từ người bệnh phát tán trong không khí.
Thời tiết chuyển mùa, cơ thể người chưa thích nghi kịp dẫn đến sức đề kháng kém, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào cơ thể dẫn đến tình trạng cảm cúm với các triệu chứng: sổ mũi, hắt hơi, đau họng... Bệnh này rất dễ lây qua tuyến nước bọt, nước mũi...
Ở trẻ có thể có thêm triệu chứng đau tai; đau họng và sưng hạch, hoặc tiêu chảy, đau và nôn mửa.
Bệnh trở nên đặc biệt nguy hiểm đối với những người có sức đề kháng kém như phụ nữ có thai, người già, trẻ nhỏ, người mắc bệnh tim, phổi mạn tính, mắc bệnh suy giảm miễn dịch…
|
Bệnh cảm cúm dễ bị lây truyền do virus cúm từ người bệnh phát tán trong không khí. (Ảnh minh họa) |
Để cơ thể không mắc bệnh cảm cúm mọi người cần nâng cao ý thức phòng tránh bệnh. Nên chú ý ăn uống đủ chất, cần tăng cường các loại rau xanh, củ quả vào thực đơn hằng ngày.
Bổ sung dinh dưỡng và cân đối các nhóm dưỡng chất như: Tinh bột, chất đạm, chất béo , khoáng chất Selenium,vitamin C…
Đặc biệt trong chế độ ăn uống nên bổ sung tỏi và các chế phẩm từ tỏi vì chúng có tác dụng phòng ngừa cúm, tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể.
Uống nhiều nước (nước lọc, nước hoa quả…) là một trong những cách giúp cơ thể phòng chống bệnh cảm cúm. Đặc biệt là nước ấm, sẽ giúp giảm đáng kể triệu chứng nghẹt mũi khó chịu.
rửa tay thường xuyên với xà phòng diệt khuẩn giúp ngăn ngừa các virus mới xâm nhập vào cơ thể.
Bệnh viêm đường hô hấp
Đa phần nguyên nhân gây ra viêm đường hô hấp trên là các virus: liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A, phế cầu khuẩn và một số loại nấm...
Ngoài ra, còn do nhiều căn nguyên khác nhau: có thể do dị ứng với thời tiết, ô nhiễm bụi, không khí, dị ứng hoặc tác động của hóa chất, khói thuốc lá (hoặc hút hoặc hít phải khói thuốc lá, thuốc lào do người khác nhả ra).
Biểu hiện viêm đường hô hấp: lạnh toàn thân, tiêu chảy nhẹ, viêm xoang, viêm thanh quản, sốt cao, hắt hơi sổ mũi, chảy nước mũi, đau rát họng khi nuốt, ho, khàn tiếng, nhức mỏi… Bệnh thường gặp ở những trẻ em nhỏ, người cao tuổi.
Để hạn chế bệnh viêm đường hô hấp nên hạn chế tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân, vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý vào buổi sáng và buổi tối, đồng thời tránh đến những nơi đông người.
Giữ đôi bàn tay luôn sạch sẽ (rửa tay bằng xà phòng) khi ăn uống sẽ loại trừ virus khỏi bàn tay. Do đó virus không có cơ hội xâm nhập vào đường hô hấp. Đeo khầu trang cách ly với mầm bệnh.
Tránh làm việc, học tập trong môi trường nhiệt độ quá cao, luôn giữ ấm cơ thể khi thời tiết lạnh, mưa …