Sáng 11/7, Bộ Tư pháp tổ chức cuộc họp Tổ biên tập Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi). Ông Trần Tiến Dũng – Thứ trưởng Bộ Tư pháp, Tổ trưởng Tổ biên tập và ông Lê Hồng Sơn - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Phó Tổ trưởng Tổ biên tập đồng chủ trì cuộc họp.
Cuộc họp còn có sự tham dự của các thành viên Tổ biên tập xây dựng dự án Luật Thủ đô gồm đại diện Lãnh đạo các đơn vị thuộc Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, các Bộ, ngành, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Sở Tư pháp của một số tỉnh trong Vùng Thủ đô và một số chuyên gia, nhà khoa học trong các lĩnh vực liên quan.
Bộ Tư pháp tổ chức cuộc họp Tổ biên tập Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi).
Nội dung tại cuộc họp cho biết, Dự thảo Luật được thiết kế thành 6 Chương với 59 điều, cụ thể: Chương I. Những quy định chung (gồm 08 điều: từ Điều 1 đến Điều 8); Chương II. Tổ chức chính quyền tại Thủ đô (gồm 11 điều: từ Điều 9 đến Điều 19); Chương III. Xây dựng, phát triển và quản lý Thủ đô (gồm 16 điều: từ Điều 20 đến Điều 35); Chương IV.
Chính sách tài chính, ngân sách và huy động nguồn lực đầu tư phát triển Thủ đô (gồm 11 điều: từ Điều 36 đến Điều 46, tăng 6 điều so với dự thảo trước do tách một số nội dung từ Điều 39 thành các điều độc lập); Chương V. Liên kết, phát triển Vùng Thủ đô (gồm 06 điều: từ Điều 47 đến Điều 52); Chương VI. Điều khoản thi hành (gồm 07 điều, Điều 53 đến Điều 59).
Các đại biểu đã trao đổi, thảo luận và nhất trí về sự cần thiết phải xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) để thể chế hóa đầy đủ chủ trương, đường lối của Đảng về xây dựng, phát triển Thủ đô Hà Nội. Trong đó, các đại biểu đã tập trung thảo luận về một số vấn đề như: tổ chức chính quyền tại Thủ đô; quy định bổ sung có mục tiêu và thưởng cho Thủ đô tương ứng với toàn bộ số tăng thu ngân sách; quy định mức dư nợ vay của Thành phố; quy định bán tài sản của cơ quan Trung ương trên địa bàn; thẩm quyền đầu tư; ưu đãi đầu tư; thẩm quyền chuyển đổi mục đích sử dụng đất; quy định về giáo dục - đào tạo, khoa học công nghệ, an sinh xã hội; quy định về việc để lại 100% khoản thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; về ưu đãi thuế; hỗ trợ 100% phí bảo hiểm nông nghiệp; thực hiện các dự án đầu tư phát triển đô thị theo định hướng giao thông (TOD).
Kết luận phiên họp, Thứ trưởng Trần Tiến Dũng nhấn mạnh, việc soạn thảo dự án Luật cần thể chế hóa đầy đủ chủ trương, đường lối của Đảng về xây dựng, phát triển Thủ đô Hà Nội, đặc biệt là Nghị quyết số 15-NQ/TW, Nghị quyết số 06-NQ/TW, Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị.
Trường hợp các cơ chế, chính sách quy định tại dự thảo Luật mà pháp luật hiện hành chưa có quy định, thì phải bảo đảm phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng và tuyệt đối tuân thủ quy định của Hiến pháp năm 2013; ngoài ra cần lựa chọn, quy định các cơ chế, chính sách đặc thù vượt trội để tạo đột phá tối đa về thể chế, tạo thuận lợi cho Thủ đô phát triển, khai thác tốt các thế mạnh sẵn có của Thủ đô.
Thứ trưởng Trần Tiến Dũng đề xuất không quy định quá dàn trải các cơ chế, chính sách vì dự án Luật này không phải là thay thế toàn bộ hệ thống pháp luật hiện hành mà để áp dụng riêng cho Thủ đô; đồng thời cần nghiên cứu để cụ thể hóa các cơ chế, chính sách đặc thù vượt trội ngay trong Luật để có thể áp dụng được ngay, không cần chờ các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành; kế thừa, phát triển các quy định đã được thực tiễn kiểm nghiệm tốt của Luật Thủ đô năm 2012; rà soát các cơ chế, chính sách đặc thù đang thí điểm cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương mà phù hợp với Thủ đô để đưa vào dự thảo Luật.
Thứ trưởng cũng đề nghị Tổ biên tập tiến hành rà soát song song với nội dung các dự thảo Luật đang sửa đổi, bổ sung để thiết kế các quy định phù hợp; đẩy mạnh phân quyền, phân cấp cho Thủ đô Hà Nội nhằm tạo sự chủ động, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của Hà Nội; hướng tới cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân.
Đánh giá cao ý kiến phát biểu tâm huyết của các đại biểu, Thứ trưởng Trần Tiến Dũng đề nghị thường trực Tổ biên tập khẩn trương nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến góp ý để chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), báo cáo Ban soạn thảo xây dựng dự án Luật vào ngày 13/7/2023.
Sáng 10/3, tại Trụ sở Bộ Tư pháp, Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức buổi nói chuyện chuyên đề “Phụ nữ Ngành Tư pháp Việt Nam - Từ truyền thống đến hiện đại” với sự tham dự, nói chuyện chuyên đề của nữ Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh.
Không ngừng đổi mới, mở rộng phạm vi và nâng cao chất lượng dịch vụ, đảm bảo quyền lợi cho người nghèo, dân tộc thiểu số, người khuyết tật,...Với phương châm "Chủ động tiếp cận, phục vụ kịp thời", Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Kiên Giang trở thành điểm tựa pháp lý cho hàng nghìn người yếu thế.
Theo Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh, mục đích cao nhất trong ban hành Nghị quyết của Quốc hội xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước là quy định đặt ra phải bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Khi sắp xếp tổ chức bộ máy Nhà nước mà số lượng cấp phó nhiều hơn số lượng tối đa theo quy định thì chậm nhất sau 5 năm kể từ ngày quyết định sắp xếp có hiệu lực, số lượng cấp phó của người đứng đầu cơ quan phải theo đúng quy định.
Năm 2024, Bộ, ngành Tư pháp đã bám sát sự lãnh đạo của Đảng, Quốc hội, sự điều hành của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, phát huy tinh thần đoàn kết, trách nhiệm.
Nguyễn Minh Tường (biệt danh “Tường Mập”) đã cấu kết với các đối tượng Hậu và Thanh hình thành đường dây trộm cắp và tiêu thụ tài sản trái phép, hoạt động chuyên nghiệp và có tính chất liên tỉnh.
Ngày 2/4, Sở Tài chính TP Hồ Chí Minh công bố tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) trong quý I/2025 tăng 7,5% so với cùng kỳ năm trước, mức cao nhất kể từ năm 2020.
Bộ Công an vừa hoàn thành Dự thảo Thông tư quy định biện pháp thực hiện BHYT đối với người lao động, học sinh, sinh viên và thân nhân của cán bộ, chiến sĩ.
Giải leo núi "Bước chân trên mây" lần thứ II chính thức khởi tranh từ ngày 11-13/4/2025 với sự góp mặt của hơn 100 vận động viên là các nhà báo, phóng viên thuộc các cơ quan thông tấn báo chí trong cả nước.
Lãnh đạo Công an tỉnh Quảng Bình cho biết, cơ quan chức năng đã ban hành quyết định khởi tố 22 bị can trong vụ án liên quan đến Công ty Cây xanh Công Minh.
Kỷ niệm 69 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2024), Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam đã đến thăm và chúc mừng các y bác sỹ đang công tác tại Bộ Y tế và một số bệnh viện.
Ngày 27/2, Nhà báo Huỳnh Ngọc Hiếu – Trưởng Đại diện Văn phòng Đông Nam Bộ, Báo Pháp luật Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến thăm và chúc mừng Sở Y tế và Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam.
Mục đích tổ chức hội trại tòng quân là nhằm tuyên truyền giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng, Dân tộc, Quân đội, lực lượng vũ trang thành phố.
Gần 1 tháng nay trên tuyến tỉnh lộ 337 và Quốc lộ 279 đoạn từ xã Thống Nhất đến cảng Làng Khánh (TP Hạ Long), thường xuyên xuất hiện hàng chục xe tải lớn chở đất chạy rầm rập suốt ngày đêm, cuốn theo bụi mù mịt.
Chiều 17/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.