Ngày 21/11, Bộ Tư pháp phối hợp với UBND TP Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết thi hành Luật Thủ đô. Chủ trì Hội nghị là Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long và Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh.
Nội dung Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thi hành Luật Thủ đô trong thời gian qua để xác định những tác động tích cực của cơ chế đặc thù về xây dựng, pháp triển và quản lý Thủ đô; nhận diện những hạn chế, bất cập, khó khăn, vướng mắc; kiến nghị các giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành Luật và đề xuất việc sửa đổi, bổ sung Luật cho phù hợp với tình hình mới.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long và Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh chủ trì Hội nghị tổng kết thi hành Luật Thủ đô.
Luật Thủ đô được Quốc hội thông qua ngày 21/11/2012 và có hiệu lực từ ngày 01/7/2013. Đây là văn bản pháp lý quan trọng quy định vị trí, vai trò, trách nhiệm và chính sách xây dựng, phát triển, bảo vệ Thủ đô.
Ngày 05/5/2022, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 15-NQ/TW về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó có yêu cầu "Hoàn thiện hệ thống pháp luật về Thủ đô với cơ chế, chính sách phù hợp, đáp ứng yêu cầu phát triển Thủ đô trong giai đoạn mới".
Hội nghị đã nghe trình bày Báo cáo kết quả thi hành Luật Thủ đô, báo cáo định hướng chính sách lớn xây dựng Luật Thủ đô - từ kết quả tổng kết thi hành Luật Thủ đô tại Hà Nội.
Theo đó, Hà Nội đề xuất 9 chính sách xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi), đây là những nội dung mới, hướng đến việc phân quyền, phân cấp mạnh mẽ trên các lĩnh vực; đồng thời đề xuất nhiều giải pháp chính sách đặc thù, vượt trội, phù hợp với tình hình thực tiễn, định hướng phát triển đất nước, Thủ đô trong giai đoạn mới.
Tại hội nghị, các đại biểu đã tham luận trao đổi, thảo luận, đánh giá về kết quả thi hành Luật cũng như các định hướng, kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện thể chế, nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành Luật Thủ đô trong thời gian tới.
Theo ông Vũ Anh Tú, Phó Vụ trưởng Vụ Quy hoạch - Kiến trúc (Bộ Xây dựng), sau gần 10 năm triển khai thi hành Luật Thủ đô cho thấy, các cấp, các ngành, nhất là TP. Hà Nội đã dành sự quan tâm đặc biệt, tích cực, chủ động triển khai đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm; xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các chủ thể trong tổ chức thi hành để sớm đưa Luật vào cuộc sống; tạo lập đồng bộ các công cụ pháp lý trong xây dựng, phát triển và quản lý Thủ đô.
Luật Thủ đô đã giúp cho Hà Nội có công cụ pháp luật riêng để tăng cường quản lý phát triển đô thị; tạo cơ chế để các ngành cùng tham gia với Hà Nội. Việc thực hiện các chính sách đặc thù theo quy định của Luật bước đầu đã giúp cho Thành phố chủ động trong quy hoạch, xây dựng, phát triển và quản lý phát triển Thủ đô;…
Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế như việc triển khai lập Chương trình phát triển đô thị còn chậm; còn thiếu giải pháp huy động nguồn lực trong cải tạo, chỉnh trang tại các khu vực đô thị cũ (về hạ tầng kỹ thuật, công trình kiến trúc, nhà ở…); việc bố trí quỹ đất để xây dựng nhà ở xã hội trong các dự án nhà ở thương mại tại Thủ đô còn chưa đáp ứng nhu cầu thực tế, không đạt mục tiêu đề ra; công tác di dời và quản lý quỹ đất sau khi di dời của một số cơ quan, tổ chức chưa được thực hiện đầy đủ, hoàn thành theo Quyết định số 130/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
"Để nâng cao hiệu quả thi hành Luật, các bộ ngành, địa phương có liên quan cần phát huy vai trò, trách nhiệm, nâng cao chất lượng công tác xây dựng, thi hành Luật Thủ đô. Nghiên cứu đề xuất các chính sách cụ thể để xây dựng Luật Thủ đô phù hợp thực tế…", ông Vũ Anh Tú nhấn mạnh.
Phát biểu kết luận Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, ngay sau khi Luật Thủ đô được Quốc hội thông qua, với sự vào cuộc đồng bộ của các cơ quan nhà nước ở Trung ương, TP. Hà Nội và các tỉnh trong Vùng Thủ đô, việc quán triệt, phổ biến Luật Thủ đô và các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật được tổ chức thực hiện kịp thời, có trọng tâm, trọng điểm, đa dạng về hình thức, thu hút sự tham gia của hàng nghìn lượt người.
Hà Nội đề xuất 9 chính sách xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi):
Chính sách 1: Tổ chức chính quyền Thủ đô theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Chính sách 2: Thu hút, sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển Thủ đô.
Chính sách 3: Nâng cao năng lực tài chính - ngân sách và huy động nguồn lực cho phát triển của Thủ đô.
Chính sách 4: Phát triển đô thị và cơ sở hạ tầng kỹ thuật, giao thông của Thủ đô.
Chính sách 5: Xây dựng, phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh.Chính sách 6: Phát triển văn hóa và giáo dục Thủ đô.
Chính sách 7: Huy động, sử dụng, phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo.
Chính sách 8: Phát triển hệ thống y tế hiện đại và hệ thống an sinh xã hội Thủ đô toàn diện, bao trùm và bền vững.
Chính sách 9: Liên kết, phát triển vùng Thủ đô trở thành khu vực phát triển nhanh, bền vững về kinh tế - xã hội, xanh, văn minh, năng động, trở thành khu vực kinh tế trọng điểm của đất nước.
Đặc biệt, Bộ Tư pháp và các bộ, ngành có liên quan, nhất là TP. Hà Nội đã tích cực, chủ động, chỉ đạo quyết liệt việc soạn thảo các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật để trình các cấp có thẩm quyền ban hành. Các văn bản đã được ban hành có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức liên quan trong quá trình soạn thảo, bảo đảm đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục. Đến nay, đã có 34 văn bản được các cơ quan ban hành để quy định chi tiết 21/21 nội dung Luật giao.
"Sau 9 năm thi hành, Luật Thủ đô và các văn bản quy định chi tiết đã góp phần tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của chính quyền các cấp và nhân dân về vị trí, vai trò của Thủ đô, nhiệm vụ xây dựng, phát triển Thủ đô. Việc thực hiện các chính sách, cơ chế đặc thù quy định trong Luật đã góp phần giúp Thành phố đạt được một số thành tựu quan trọng trong nhiều lĩnh vực như: Kinh tế, văn hóa, giáo dục, an sinh xã hội, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội...", Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long khẳng định.
Đồng tình với 9 định hướng chính sách lớn mà TP. Hà Nội đề xuất, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long đề nghị tiếp tục tổ chức thi hành nghiêm túc, hiệu quả Luật Thủ đô. UBND TP. Hà Nội, các bộ, ngành tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp trong việc hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) bảo đảm chất lượng, đáp ứng được yêu cầu về xây dựng và phát triển Thủ đô Hà Nội trong thời gian tới theo mục tiêu mà Nghị quyết 15-NQ/TW đã đề ra.
Thay mặt lãnh đạo TP. Hà Nội, Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh cảm ơn sự phối hợp của các cơ quan chuyên môn Bộ Tư pháp, đã tích cực tham gia đóng góp ý kiến xây dựng Luật Thủ đô; đồng thời khẳng định Hà Nội sẽ tiếp thu các ý kiến để tiếp tục hoàn thiện trong thời gian tới.
Chủ tịch UBND Thành phố cho biết, Hà Nội đề xuất 9 chính sách xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi), trong quá trình xây dựng Luật, Hà Nội mong các bộ, ngành, cơ quan tiếp tục quan tâm, giúp đỡ để Hà Nội phát triển, trở thành đầu tàu của Vùng Thủ đô, của Vùng đồng bằng sông Hồng, khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh, xây dựng Thủ đô phát triển nhanh và bền vững.
Bộ Tư pháp vừa công bố dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật Quốc tịch Việt Nam, trong đó mở rộng cánh cửa nhập và trở lại quốc tịch Việt Nam, đồng thời cho phép giữ quốc tịch nước ngoài.
Ngày 28/3, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh đã chủ trì cuộc họp trao đổi, thảo luận về giải pháp hoàn thiện pháp luật từ kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).
Chiều 11/3, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh chủ trì Tọa đàm lấy ý kiến các tổ chức pháp chế Bộ, ngành, các chuyên gia đối với dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp để tổ chức hướng dẫn thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) về xây dựng, ban hành VBQPPL.
Bộ Tư pháp đã tổ chức Lễ công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc điều động, bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thanh Ngọc, Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.
Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp cùng với Đoàn Thanh niên các đơn vị Thanh tra Chính phủ, Báo Pháp luật Việt Nam và Tập đoàn Dầu khí quốc gia sẽ tổ chức Giải bóng đá “Mùa Xuân 2025” vào ngày 8/3 tới đây.
Sáng 27/2, Bộ Tư pháp và Bộ Công an tổ chức Hội nghị bàn giao, tiếp nhận nhiệm vụ quản lý Nhà nước về lý lịch tư pháp và thực hiện dịch vụ công cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Đồng chủ trì Hội nghị là Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh và Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quốc Hùng.
Cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng vừa có quyết định thu hồi 1,5ha đất dự án khu thưởng lãm và trưng bày sản phẩm cà phê Trung Nguyên Legend do vi phạm Luật Đất đai.
Cứ mỗi lần con ngồi lặng lẽ một mình, lòng con lại dâng lên một nỗi nhớ da diết. Nhớ giọng nói trầm ấm của Ba, nhớ ánh mắt hiền từ, nhớ bàn tay chai sạn từng dắt con qua những ngày thơ dại.
Ngày 13/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đang làm rõ vụ rò rỉ khí nghi độc tại Công ty TNHH Zinc Oxide Corporation Việt Nam (Khu Công nghiệp Phú Mỹ 3, TP Phú Mỹ), khiến một công nhân tử vong và 41 người khác bị ảnh hưởng sức khỏ
Kỷ niệm 69 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2024), Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam đã đến thăm và chúc mừng các y bác sỹ đang công tác tại Bộ Y tế và một số bệnh viện.
Ngày 27/2, Nhà báo Huỳnh Ngọc Hiếu – Trưởng Đại diện Văn phòng Đông Nam Bộ, Báo Pháp luật Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến thăm và chúc mừng Sở Y tế và Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam.
Mục đích tổ chức hội trại tòng quân là nhằm tuyên truyền giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng, Dân tộc, Quân đội, lực lượng vũ trang thành phố.
Gần 1 tháng nay trên tuyến tỉnh lộ 337 và Quốc lộ 279 đoạn từ xã Thống Nhất đến cảng Làng Khánh (TP Hạ Long), thường xuyên xuất hiện hàng chục xe tải lớn chở đất chạy rầm rập suốt ngày đêm, cuốn theo bụi mù mịt.
Chiều 17/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.