Hà Nội 19 °C
TP Hồ Chí Minh 32 °C
Hải Phòng 18 °C
Đà Nẵng 23 °C
Yên Bái 17 °C
  • Hà Nội Hà Nội 19°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 32°C
  • Hải Phòng Hà Nội 18°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 23°C
  • Yên Bái Hà Nội 17°C

Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong sắp xếp bộ máy nhà nước

Tư vấn pháp luật
14/02/2025 17:25
Minh Hòa
aa
Theo Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh, mục đích cao nhất trong ban hành Nghị quyết của Quốc hội xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước là quy định đặt ra phải bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

Sáng 14/2, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội đã thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước.

Đánh giá cao cơ quan soạn thảo đã cơ bản tính toán, bao quát được các vấn đề có thể phát sinh trong thực tiễn, Đại biểu (ĐB) Quốc hội Nguyễn Minh Đức (Đoàn TP Hồ Chí Minh) quan tâm đến vấn đề xử lý tài sản sau sắp xếp.

Theo ĐB, thời gian vừa qua, trong quá trình tiến hành sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã cho thấy nhiều vướng mắc ở địa phương. Trong khi đó, hiện nay số lượng các cơ quan, đơn vị thuộc diện sắp xếp rất lớn, khối lượng tài sản cũng rất lớn.

Hiện nay đã có Nghị định số 151/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Nghị định số 114/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 151 và gần đây nhất là Nghị định số 03/2025/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất nhưng cũng chưa đủ để bao chứa hết.

“Chẳng hạn như tài sản được hình thành trong tương lai nằm trong các dự án, đề án mà chủ đầu tư là những cơ quan đang trong diện sắp xếp. Vậy trách nhiệm đặt ra cho cơ quan là chủ đầu tư khi được chuyển giao cho các cơ quan mới như thế nào cũng cần được tính toán đến để các tài sản này được xử lý một cách hợp lý”, ĐB Nguyễn Minh Đức lưu ý.

ĐB Thạch Phước Bình (Đoàn Trà Vinh) lại lưu tâm đến hoạt động tạm giữ, tạm giam, tố tụng, thi hành án tại Điều 6 dự thảo Nghị quyết.

Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong sắp xếp bộ máy nhà nước
Quốc hội thảo luận tại Hội trường ngày 14/2 (Ảnh Cổng TTĐT Quốc hội)

ĐB cho rằng, dự thảo Nghị quyết có bất cập là chưa quy định rõ ràng về trách nhiệm xử lý khi có tranh chấp thẩm quyền giữa cơ quan cũ và cơ quan mới, thiếu hướng dẫn về cơ chế phối hợp khi việc sắp xếp, thay đổi hệ thống tổ chức liên quan đến hoạt động tố tụng và thi hành án, không có thời hạn cụ thể để tiếp nhận và xử lý các vụ án, vụ việc đang thụ lý.

Từ đó, ĐB đề xuất bổ sung trách nhiệm phối hợp giữa cơ quan liên quan thành “cơ quan, người có thẩm quyền tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong hoạt động tạm giữ, tạm giam, tố tụng, thi hành án phải chủ động phối hợp với cơ quan trước đó để đảm bảo quá trình chuyển giao, không làm ảnh hưởng đến tiến độ xử lý vụ án, vụ việc”.

Đồng thời, bổ sung khoản mới về cơ chế xử lý nếu xảy ra tranh chấp thẩm quyền giữa cơ quan cũ và cơ quan mới với nội dung cụ thể là “trường hợp phát sinh tranh chấp về thẩm quyền giữa cơ quan trước và cơ quan tiếp nhận sau khi sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước thì Viện kiểm sát nhân dân hoặc cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp có trách nhiệm xem xét và phân định thẩm quyền trong thời hạn không quá 10 ngày”.

Giải trình, làm rõ một số vấn đề ĐB Quốc hội nêu, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho rằng, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy là văn bản quy phạm pháp luật rất quan trọng trong bối cảnh thực hiện cuộc cách mạng về sắp xếp tổ chức bộ máy để tạo cơ sở pháp lý và đặt ra những nguyên tắc chung đối với hoạt động của cơ quan, người có thẩm quyền khi triển khai sắp xếp tổ chức bộ máy nhằm đảm bảo các hoạt động bình thường liên tục, thông suốt của bộ máy nhà nước, đồng thời bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong sắp xếp bộ máy nhà nước
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)

​Đây cũng là vấn đề khó khi thiết kế để làm sao vừa bao quát hết toàn diện các nội dung và vừa khái quát, mang tính nguyên tắc để cả hệ thống vận hành bình thường, không gián đoạn, không bỏ sót, không trùng lặp về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, lĩnh vực và địa bàn.

Về phạm vi điều chỉnh, Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho biết, Nghị quyết chỉ quy định những nguyên tắc xử lý chung, không đặt ra vấn đề quy định về quy trình, trình tự, thủ tục, chế tài... Nếu đặt ra tất cả các nội dung với phạm vi bao trùm như vậy thì đây là một điều không khả thi.

Những vấn đề đã có quy định của văn bản quy phạm pháp luật, đã rõ, đã xử lý, không có vướng mắc, chúng ta tiếp tục thực hiện như vấn đề tài chính, tài sản, chế độ chính sách của cán bộ, công chức, viên chức...

Nhấn mạnh việc sắp xếp tổ chức bộ máy có phạm vi tác động rất sâu rộng và có thể chưa thể dự liệu hết được các tình huống phát sinh, Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho biết, điều 13 dự thảo Nghị quyết đã quy định nguyên tắc để giải quyết các vấn đề phát sinh khi sắp xếp tổ chức chức bộ máy.

“Trong đó, có một cơ chế khá đặc biệt, Quốc hội cho phép Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân cao xem xét, ban hành, giải quyết hoặc ủy quyền ban hành văn bản giải quyết các vấn đề phát sinh khi sắp xếp tổ chức bộ máy thuộc thẩm quyền.

Đồng thời cũng cho phép các cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản, bằng hình thức văn bản hành chính, để hướng dẫn, giải quyết vấn đề phát sinh.

Đây là quy định trong điều kiện rất đặc biệt của đất nước để bảo đảm xử lý kịp thời, nhanh chóng những vấn đề phát sinh. Mục đích cao nhất, quy định đặt ra phải bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật”, Bộ trưởng Bộ Tư pháp lý giải.

bài liên quan
Cần hướng tới chuyên nghiệp hóa soạn thảo văn bản tại các Bộ, ngành

Cần hướng tới chuyên nghiệp hóa soạn thảo văn bản tại các Bộ, ngành

Chiều 11/3, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh chủ trì Tọa đàm lấy ý kiến các tổ chức pháp chế Bộ, ngành, các chuyên gia đối với dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp để tổ chức hướng dẫn thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) về xây dựng, ban hành VBQPPL.
Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh nói chuyện chuyên đề "Phụ nữ Ngành Tư pháp Việt Nam - Từ truyền thống đến hiện đại"

Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh nói chuyện chuyên đề "Phụ nữ Ngành Tư pháp Việt Nam - Từ truyền thống đến hiện đại"

Sáng 10/3, tại Trụ sở Bộ Tư pháp, Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức buổi nói chuyện chuyên đề “Phụ nữ Ngành Tư pháp Việt Nam - Từ truyền thống đến hiện đại” với sự tham dự, nói chuyện chuyên đề của nữ Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh.
Ông Nguyễn Thanh Ngọc nhận Quyết định bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp

Ông Nguyễn Thanh Ngọc nhận Quyết định bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp

Bộ Tư pháp đã tổ chức Lễ công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc điều động, bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thanh Ngọc, Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.
Sẵn sàng cho Giải bóng đá “Mùa Xuân 2025”

Sẵn sàng cho Giải bóng đá “Mùa Xuân 2025”

Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp cùng với Đoàn Thanh niên các đơn vị Thanh tra Chính phủ, Báo Pháp luật Việt Nam và Tập đoàn Dầu khí quốc gia sẽ tổ chức Giải bóng đá “Mùa Xuân 2025” vào ngày 8/3 tới đây.
Chủ động tiếp cận, phục vụ kịp thời: Trợ giúp pháp lý Kiên Giang đồng hành cùng người yếu thế

Chủ động tiếp cận, phục vụ kịp thời: Trợ giúp pháp lý Kiên Giang đồng hành cùng người yếu thế

Không ngừng đổi mới, mở rộng phạm vi và nâng cao chất lượng dịch vụ, đảm bảo quyền lợi cho người nghèo, dân tộc thiểu số, người khuyết tật,...Với phương châm "Chủ động tiếp cận, phục vụ kịp thời", Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Kiên Giang trở thành điểm tựa pháp lý cho hàng nghìn người yếu thế.
Bộ Tư pháp bàn giao nhiệm vụ quản lý Nhà nước về lý lịch tư pháp

Bộ Tư pháp bàn giao nhiệm vụ quản lý Nhà nước về lý lịch tư pháp

Sáng 27/2, Bộ Tư pháp và Bộ Công an tổ chức Hội nghị bàn giao, tiếp nhận nhiệm vụ quản lý Nhà nước về lý lịch tư pháp và thực hiện dịch vụ công cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Đồng chủ trì Hội nghị là Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh và Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quốc Hùng.
Mới nhất
Đọc nhiều
Nghệ An: Xây dựng, sửa chữa hơn 12.000 nhà cho người có công, người nghèo, người có khó khăn

Nghệ An: Xây dựng, sửa chữa hơn 12.000 nhà cho người có công, người nghèo, người có khó khăn

Thông tin được đưa ra tại cuộc họp Ban Chỉ đạo vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người có công, người nghèo, người có khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Lãnh 14 năm tù vì đốt nhà người yêu sau khi bị nói lời chia tay

Lãnh 14 năm tù vì đốt nhà người yêu sau khi bị nói lời chia tay

Kết thúc phiên xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, chiều ngày 17/03, Tòa án nhân dân tỉnh Kiên Giang đã tuyên phạt bị cáo Lâm Văn Kim (SN 2003, ngụ xã Thuận Yên, thành phố Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang) tổng cộng 14 năm tù với 02 tội danh “Giết người” và “Hủy hoại t
“Bật mí” về Ban tổ chức cuộc thi Hoa hậu Doanh nhân Du lịch Thế giới 2025

“Bật mí” về Ban tổ chức cuộc thi Hoa hậu Doanh nhân Du lịch Thế giới 2025

Mới đây, cuộc thi Hoa hậu Doanh nhân Du lịch Thế giới 2025 đã chính thức khởi động, thu hút sự quan tâm đông đảo từ cộng đồng fan sắc đẹp. Đứng sau cuộc thi này là những nhân vật quan trọng, những người đã đặt nền móng chất lượng và tâm huyết để mang lại
Tin bài khác
Người bào chữa chỉ định là gì?

Người bào chữa chỉ định là gì?

Người bào chữa là gì, người bào chữa chỉ định được hiểu như thế nào, người bào chữa có quyền và nghĩa vụ ra sao trong giải quyết vụ án hình sự? Đây là câu hỏi nhiều bạn đọc quan tâm.
Người dân có phải làm lại thẻ căn cước khi sáp nhập tỉnh, thành?

Người dân có phải làm lại thẻ căn cước khi sáp nhập tỉnh, thành?

Trong thời gian tới, Việt Nam tiến hành sáp nhập một số tỉnh, thành, bỏ cấp huyện thì người dân của các địa phương này có cần đổi căn cước công dân hay không?
Hợp đồng giả nhưng mất tài sản thật

Hợp đồng giả nhưng mất tài sản thật

Trong thời gian gần đây, tình trạng sử dụng hợp đồng giả cách nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản, đặc biệt là đất đai, đã xuất hiện tại nhiều địa phương. Đây là hình thức mà người cho vay lợi dụng sự khó khăn tài chính của người vay, yêu cầu họ ký hợp đồng chuyển nhượng tài sản (thường là đất đai) dưới dạng mua bán, nhưng thực chất để đảm bảo cho khoản vay. Nếu không cẩn trọng, người vay có thể mất trắng tài sản khi xảy ra tranh chấp pháp lý.
Nhức nhối thực trạng mua bán công khai dữ liệu cá nhân

Nhức nhối thực trạng mua bán công khai dữ liệu cá nhân

Với tốc độ phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin vào các lĩnh vực của đời sống xã hội như hiện nay, dữ liệu cá nhân đang trở thành nguồn nguyên liệu cơ bản, ngày càng quan trọng, đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Gợi mở về trí tuệ nhân tạo (AI) trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

Gợi mở về trí tuệ nhân tạo (AI) trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

Chiều ngày 07/3/2025, đoàn công tác của Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Trợ giúp pháp lý (Bộ Tư pháp) đã có buổi làm việc với đại diện Công ty Cổ phần Truyền thông quốc tế INCOM về việc sử dụng ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
Hiệu quả sự đột phá tư duy lập pháp

Hiệu quả sự đột phá tư duy lập pháp

“Cuộc cách mạng” tinh gọn bộ máy đã và đang đặt ra khối lượng công việc khổng lồ về sửa đổi, hoàn thiện luật pháp. Thực tế, thể chế vừa là động lực, vừa là nguồn lực phát triển đất nước trong kỷ nguyên vươn mình.
Cục An toàn thực phẩm cảnh báo về quảng cáo thổi phồng công dụng thực phẩm

Cục An toàn thực phẩm cảnh báo về quảng cáo thổi phồng công dụng thực phẩm

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa phát đi cảnh báo, yêu cầu người dân cần thận trọng với những lời hứa hẹn “thần kỳ” mà các sản phẩm này mang lại.
Cảnh báo lừa đảo: Mạo danh hoàn tiền học phí

Cảnh báo lừa đảo: Mạo danh hoàn tiền học phí

Hiện nay nhiều đối tượng lợi dụng chính sách miễn giảm học phí để lừa đảo, công an TP Hà Nội khuyến cáo người dân cách nhận biết và phòng tránh để không bị sập bẫy...
Tài xế có thể bị phạt đến 5 triệu đồng nếu lái ô tô liên tục quá 4 giờ

Tài xế có thể bị phạt đến 5 triệu đồng nếu lái ô tô liên tục quá 4 giờ

Theo quy định, thời gian lái xe của tài xế ô tô không quá 10 giờ/ngày và không được lái xe liên tục quá 4 giờ.
Tham gia giao thông như thế nào khi đang trong thời gian chờ cấp, đổi giấy phép lái xe

Tham gia giao thông như thế nào khi đang trong thời gian chờ cấp, đổi giấy phép lái xe

Lái xe, chủ phương tiện có thể xuất trình giấy phép lái xe (GPLX) qua ứng dụng VNeID và cán bộ CSGT tiến hành kiểm tra, kiểm soát GPLX, cũng như các giấy tờ liên quan đã được tích hợp trên ứng dụng VNeID.
trao quyet dinh bo nhiem thu truong bo tu phap nguyen thanh tu

Trao quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tú

Chiều 17/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.
cong nhan tp phu quoc la do thi loai i truc thuoc tinh kien giang

Công nhận TP Phú Quốc là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Kiên Giang

Ngày 21/1, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký quyết định về việc công nhận TP Phú Quốc là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Kiên Giang.
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
tong bi thu nguyen phu trong nha lanh dao ly luan xuat sac

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà lãnh đạo, lý luận xuất sắc

(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.