Hà Nội 21 °C
TP Hồ Chí Minh 27 °C
Hải Phòng 20 °C
Đà Nẵng 22 °C
Yên Bái 19 °C
  • Hà Nội Hà Nội 21°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 27°C
  • Hải Phòng Hà Nội 20°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 22°C
  • Yên Bái Hà Nội 19°C

Hợp tác pháp luật và tư pháp Việt Nam - Lào ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả

Tư vấn pháp luật
28/01/2025 11:49
Bình An
aa
Quan hệ hợp tác về pháp luật và tư pháp giữa Việt Nam và Lào nói chung, giữa Bộ, ngành Tư pháp hai nước nói riêng ngày càng gắn bó.

Trải qua hơn 40 năm xây dựng và phát triển kể từ khi Hiệp định Hợp tác về mặt pháp lý và tư pháp giữa Cộng hòa XHCN Việt Nam và Cộng hòa DCND Lào được ký kết năm 1982, quan hệ hợp tác về pháp luật và tư pháp giữa Việt Nam và Lào nói chung, giữa Bộ, ngành Tư pháp hai nước nói riêng ngày càng gắn bó và không ngừng được tăng cường, mở rộng theo hướng đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả, góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội của hai nước.

Cơ chế Hội nghị Tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới là diễn đàn hiệu quả

Ở cấp Trung ương, Bộ Tư pháp hai nước Việt Nam và Lào luôn nỗ lực phối hợp tích cực, chặt chẽ để tăng cường, thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai bên thông qua việc ký kết các văn kiện hợp tác quan trọng và tổ chức triển khai các hoạt động hợp tác thường xuyên, ổn định.

Hai bên đã tiến hành các hoạt động như thăm luân phiên hằng năm giữa hai Bộ trưởng Việt Nam - Lào (hơn 30 đoàn); trao đổi các đoàn cấp Cục, Vụ sang học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp (hơn 80 đoàn); phối hợp trong các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ Bộ Tư pháp trong khuôn khổ hợp tác song phương giữa các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, Hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Lào (203 lưu học sinh trình độ cử nhân, 202 lưu học sinh trình độ thạc sĩ và đặc biệt có 06 lưu học sinh Lào được nhận bằng tiến sĩ); phối hợp thực hiện thành công Dự án Hỗ trợ Học viện Tư pháp quốc gia Lào - dự án đầu tiên trong lĩnh vực pháp luật sử dụng nguồn vốn viện trợ của Chính phủ Việt Nam dành cho Lào đáp ứng được yêu cầu và mục tiêu của cả hai Chính phủ.

Ở cấp địa phương, với sự khuyến khích, ủng hộ và tạo điều kiện của Bộ Tư pháp hai nước, quan hệ hợp tác pháp luật và tư pháp giữa các cơ quan tư pháp, thi hành án dân sự địa phương của Việt Nam và Lào, đặc biệt là ở các tỉnh có chung đường biên giới đã ngày càng phát triển.

Trong đó, cơ chế Hội nghị Tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam - Lào mở rộng do Bộ Tư pháp hai nước phối hợp tổ chức định kỳ hai năm/lần đã trở thành một diễn đàn hiệu quả để các cơ quan tư pháp và thi hành án dân sự địa phương của các tỉnh có chung đường biên giới, các tỉnh kết nghĩa của hai nước thảo luận, đề xuất những giải pháp tăng cường hợp tác, phối hợp hoạt động góp phần bảo đảm cuộc sống bình yên của người dân và gìn giữ đường biên giới hòa bình giữa hai nhà nước Việt Nam - Lào.

Đến thời điểm hiện tại, các Sở Tư pháp của 24 cặp tỉnh Việt Nam - Lào (trong đó có 10 cặp tỉnh đường biên và 06 tỉnh/thành phố có quan hệ kết nghĩa) đã ký kết các Thỏa thuận hợp tác/Biên bản ghi nhớ; nhiều Thỏa thuận/Biên bản ghi nhớ hợp tác đã được triển khai thực hiện hiệu quả; các cuộc trao đổi, tiếp xúc dưới nhiều hình thức ở cấp địa phương giữa các Sở Tư pháp, Cục Thi hành án dân sự của Việt Nam và Lào đã được tăng cường tổ chức.

Hợp tác pháp luật và tư pháp Việt Nam - Lào ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh trao tặng 20 máy tính cho Bộ Tư pháp Lào.

Các địa phương của Việt Nam ở khu vực giáp biên giới với Lào cũng đã có nhiều nỗ lực trong việc triển khai công tác hộ tịch, quốc tịch, thi hành án dân sự, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), trợ giúp pháp lý (TGPL), hòa giải ở cơ sở cho người dân vùng biên, trong đó có người dân Lào.

Tăng cường các giải pháp nâng cao hiểu biết pháp luật của người dân vùng biên giới

Thực hiện Kết luận Hội nghị đường biên lần thứ năm (năm 2022), Bộ Tư pháp Việt Nam đã chỉ đạo Sở Tư pháp của 10 tỉnh có chung đường biên giới với Lào tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền, PBGDPL, TGPL và hòa giải ở cơ sở cho người dân vùng biên.

Bộ Tư pháp cũng tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 315/QĐ-TTg ngày 17/4/2024 phê duyệt Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2024 - 2030”, trong đó có nhiệm vụ thực hiện chỉ đạo điểm tại các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn để tổ chức các hoạt động hướng dẫn, hỗ trợ nhằm nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở trên địa bàn.

Đề án là cơ sở để các địa phương có chung đường biên giới Việt Nam - Lào đẩy mạnh triển khai các hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn, qua đó góp phần triển khai hiệu quả công tác PBGDPL.

Ở cấp địa phương, các địa phương đã quán triệt và thực hiện các nhiệm vụ được giao theo Kế hoạch, tập trung vào một số hoạt động cơ bản như: tổ chức hội nghị tập huấn về kiến thức pháp luật, kỹ năng PBGDPL; biên soạn, cung cấp tài liệu PBGDPL; tư vấn pháp luật; lồng ghép PBGDPL thông qua các lễ hội văn hóa, họp thôn, bản; tổ chức PBGDPL cho già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng dân cư…

Một số địa phương đã tổ chức đối thoại trực tiếp, giải quyết các vướng mắc trong quần chúng Nhân dân; tổ chức đưa các vụ án tiêu biểu xét xử lưu động tại địa bàn xã biên giới; tổ chức ký cam kết không vi phạm pháp luật, đặc biệt là phát huy vai trò quan trọng của lực lượng công an, quân đội, lực lượng bộ đội biên phòng trong tham gia PBGDPL tại địa bàn cơ sở khu vực biên giới.

Đẩy mạnh hợp tác nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ tư pháp của Lào

Thời gian tới, hai bên sẽ nỗ lực tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực, trong đó có hộ tịch, quốc tịch; thực hiện hiệu quả Hiệp định TTTPDS đã ký; tiếp tục đẩy mạnh việc trao đổi kinh nghiệm về pháp luật và thực tiễn thực hiện TTTPDS.

Triển khai có hiệu quả các văn bản về công tác PBGDPL và TGPL cho người dân miền núi, vùng sâu, vùng xa, khu vực biên giới nói chung; Xây dựng và triển khai thực hiện hiệu quả các Chương trình hợp tác hàng năm giữa hai Bộ Tư pháp với các hoạt động hợp tác hiệu quả, khả thi, đi vào chiều sâu; tập trung hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm phục vụ công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật của Lào. Phối hợp nghiên cứu, xây dựng Dự án ODA giai đoạn mới hỗ trợ Bộ Tư pháp Lào.

Tiếp tục đẩy mạnh việc triển khai thực hiện các văn kiện hợp tác đã ký giữa các cặp Sở Tư pháp cấp tỉnh của Việt Nam và Lào, đẩy mạnh hợp tác nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ tư pháp của Lào. Lãnh đạo Bộ Tư pháp hai nước tiếp tục quan tâm chỉ đạo sát sao việc triển khai thực hiện các hoạt động hợp tác giữa hai Bộ Tư pháp, giữa các cơ quan tư pháp địa phương của hai nước trên cơ sở các Thỏa thuận cấp cao của Việt Nam và Lào.

Đề nghị Lãnh đạo các tỉnh có chung đường biên của cả Việt Nam và Lào quan tâm, ủng hộ để có những hỗ trợ về kinh phí cũng như tạo các điều kiện thuận lợi để Sở Tư pháp và cơ quan thi hành án các địa phương của hai nước đẩy mạnh hợp tác về pháp luật trong tương lai; tăng cường hỗ trợ cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc cho phía bạn Lào để nâng cao năng lực hoạt động trong lĩnh vực tư pháp địa phương.

Tổng cục Thi hành án dân sự chỉ đạo các cơ quan thi hành án dân sự địa phương ở các tỉnh có chung đường biên giới với Lào tổ chức thi hành các bản án, quyết định có liên quan đến người có quốc tịch Lào nghiêm túc và đúng tiến độ; Đề nghị các đơn vị liên quan thuộc Bộ Tư pháp hai nước, các Sở Tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới và các tỉnh khác của hai nước cần chủ động, tích cực, sáng tạo hơn trong việc phối hợp triển khai thực hiện các nhiệm vụ.

Hợp tác pháp luật và tư pháp Việt Nam - Lào ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả
Các đại biểu tham dự Hội nghị Tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam – Lào mở rộng lần thứ 6 đã diễn ra tại thủ đô Vientiane, Lào tháng 12/2024.

Triển khai Kế hoạch của Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới với Lào chỉ đạo Trung tâm TGPL nhà nước chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường hiểu biết pháp luật cho các cán bộ ở cơ sở để giúp họ hiểu hơn về TGPL, từ đó làm cầu nối giữa người dân và TGPL.

Trong thời gian qua, các Trung tâm TGPL nhà nước tại 10 tỉnh có chung đường biên giới với Lào đã tổ chức nhiều hoạt động truyền thông về TGPL kết hợp tư vấn pháp luật; biên soạn và cấp phát miễn phí nhiều tờ rơi, tờ gấp, sách bỏ túi để phát miễn phí cho người dân; xây dựng các video, phóng sự giới thiệu về TGPL và các vụ việc TGPL thành công cho trẻ em, người nghèo, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, nạn nhân bạo lực và nạn nhân bị mua bán… trên các phương tiện thông tin đại chúng phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương.

Cục TGPL và các Trung tâm TGPL cũng đẩy mạnh việc tập huấn chuyên sâu nâng cao năng lực, kỹ năng cho người thực hiện TGPL và cán bộ của các cơ quan, tổ chức có liên quan đến TGPL. Kết quả thực hiện các vụ việc TGPL tại các tỉnh có chung đường biên giới với Lào từ 01/01/2022 - 31/10/2024: các tổ chức TGPL đã tiếp nhận 15.328 vụ việc TGPL và đã hoàn thành 14.296 vụ việc, trong đó có 12.936 vụ việc TGPL tham gia tố tụng.

Điểm nổi bật là nhiều địa phương đã triển khai xây dựng các mô hình PBGDPL hiệu quả như mô hình “Tuổi trẻ với pháp luật”; mô hình “Nói không với bà mụ vườn”. Tại tỉnh Quảng Nam đã hướng dẫn áp dụng có hiệu quả mô hình “Cấp tỉnh bố trí kinh phí, cấp huyện tổ chức thực hiện, cấp xã tiếp nhận kết quả”. Theo đó, hàng năm mỗi xã miền núi được tỉnh cấp 12.000.000 đồng để triển khai công tác PBGDPL tại địa bàn…

bài liên quan
Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh nói chuyện chuyên đề "Phụ nữ Ngành Tư pháp Việt Nam - Từ truyền thống đến hiện đại"

Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh nói chuyện chuyên đề "Phụ nữ Ngành Tư pháp Việt Nam - Từ truyền thống đến hiện đại"

Sáng 10/3, tại Trụ sở Bộ Tư pháp, Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức buổi nói chuyện chuyên đề “Phụ nữ Ngành Tư pháp Việt Nam - Từ truyền thống đến hiện đại” với sự tham dự, nói chuyện chuyên đề của nữ Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh.
Chủ động tiếp cận, phục vụ kịp thời: Trợ giúp pháp lý Kiên Giang đồng hành cùng người yếu thế

Chủ động tiếp cận, phục vụ kịp thời: Trợ giúp pháp lý Kiên Giang đồng hành cùng người yếu thế

Không ngừng đổi mới, mở rộng phạm vi và nâng cao chất lượng dịch vụ, đảm bảo quyền lợi cho người nghèo, dân tộc thiểu số, người khuyết tật,...Với phương châm "Chủ động tiếp cận, phục vụ kịp thời", Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Kiên Giang trở thành điểm tựa pháp lý cho hàng nghìn người yếu thế.
Chân dung 4 Bộ trưởng vừa được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm làm Bộ trưởng các bộ mới thành lập

Chân dung 4 Bộ trưởng vừa được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm làm Bộ trưởng các bộ mới thành lập

Quốc hội đã thông qua Nghị quyết phê chuẩn bổ nhiệm 4 bộ trưởng của 4 bộ mới thành lập sau khi sắp xếp, hợp nhất.
Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong sắp xếp bộ máy nhà nước

Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong sắp xếp bộ máy nhà nước

Theo Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh, mục đích cao nhất trong ban hành Nghị quyết của Quốc hội xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước là quy định đặt ra phải bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Sau 5 năm sắp xếp bộ máy, số lượng cấp phó của người đứng đầu cơ quan phải theo đúng quy định

Sau 5 năm sắp xếp bộ máy, số lượng cấp phó của người đứng đầu cơ quan phải theo đúng quy định

Khi sắp xếp tổ chức bộ máy Nhà nước mà số lượng cấp phó nhiều hơn số lượng tối đa theo quy định thì chậm nhất sau 5 năm kể từ ngày quyết định sắp xếp có hiệu lực, số lượng cấp phó của người đứng đầu cơ quan phải theo đúng quy định.
Mới nhất
Đọc nhiều
Công an tỉnh Lâm Đồng vào cuộc vụ bé gái 15 tuổi sinh con

Công an tỉnh Lâm Đồng vào cuộc vụ bé gái 15 tuổi sinh con

Mạng xã hội đăng tải về việc một bé gái mới 15 tuổi ở Lâm Đồng vừa sinh con
Bị phạt tiền vì 'cưỡi' vali điện băng băng trên đường

Bị phạt tiền vì 'cưỡi' vali điện băng băng trên đường

Ngày 23/3, Phòng CSGT Công an TPHCM (PC08) phối hợp cùng Tổ CSGT địa bàn Quận 1, Công an phường Bến Nghé lấy lời khai bà T.T.N.T. (SN 1982, ngụ TPHCM) để xử lý về việc cưỡi vali trên đường.
Học sinh Hà Nội nộp phiếu đăng ký dự tuyển lớp 10 công lập vào 18/4

Học sinh Hà Nội nộp phiếu đăng ký dự tuyển lớp 10 công lập vào 18/4

Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT công lập năm học 2025-2026 sẽ diễn ra vào ngày 7 và 8/6. Theo kế hoạch của Sở GD&ĐT Hà Nội, học sinh lớp 9 sẽ nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển vào ngày 18/4/2025.
Tin bài khác
Nhà ở xã hội và những điều không phải ai cũng biết

Nhà ở xã hội và những điều không phải ai cũng biết

Nhà ở xã hội đang là một từ khóa hot được nhiều bạn đọc quan tâm. Vậy có những loại nhà ở xã hội (NƠXH) nào, chính sách về NƠXH đang được nhà nước quy định như thế nào?...
Cảnh giác với chiêu trò “việc nhẹ lương cao” – Hành trình đưa nhiều người vào cạm bẫy

Cảnh giác với chiêu trò “việc nhẹ lương cao” – Hành trình đưa nhiều người vào cạm bẫy

Trong suốt những năm qua, không ít người Việt Nam đã trở thành nạn nhân của các đường dây lừa đảo lao động nước ngoài. Những lời hứa hẹn hấp dẫn như “việc nhẹ lương cao”, “xuất khẩu lao động không cần trình độ”, hay “cơ hội đổi đời nhanh chóng” đã khiến nhiều người nhẹ dạ cả tin. Nhưng đằng sau những viễn cảnh tươi đẹp ấy lại là sự bóc lột tàn nhẫn, những hành vi tra tấn dã man, và cả những khoản tiền chuộc vô lý mà chính các gia đình nạn nhân phải gánh chịu.
Người dân nên thực hiện cấp, đổi GPLX trực tuyến

Người dân nên thực hiện cấp, đổi GPLX trực tuyến

Cơ quan chức năng khuyến cáo, người dân nên thực hiện cấp, đổi giấy phép lái xe bằng hình thức trực tuyến, nhằm giảm thiểu thời gian đi lại và thủ tục được giải quyết nhanh chóng.
Kiên Giang: Hơn 600 cán bộ, nhân dân huyện Kiên Lương nghe tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật

Kiên Giang: Hơn 600 cán bộ, nhân dân huyện Kiên Lương nghe tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật

Chiều ngày 21/03/2025, tại trụ sở UBND xã Bình An, huyện Kiên Lương, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang phối hợp Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh, UBND huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang tổ chức tuyên truyền phòng, chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU); phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, xuất, nhập cảnh trái phép, mua bán người và chấm dứt tình trạng bao chiếm, bảo kê bờ biển, bãi biển trái phép.
Góc nhìn pháp lý từ vụ chuyển nhầm cho tài xế 71 triệu đồng: Thiệt cả đôi đường!

Góc nhìn pháp lý từ vụ chuyển nhầm cho tài xế 71 triệu đồng: Thiệt cả đôi đường!

Hành khách chuyển nhầm số tiền 71 triệu đồng cho tài xế, khi 2 bên chưa làm việc thỏa thuận với nhau thì hành khách đã đăng tải thông tin lên mạng xã hội. Vụ việc nếu không tìm được tiếng nói chung và đều “đi quá xa” có thể sẽ dẫn tới tình huống thiệt cả đôi đường, hành khách và tài xế đều sẽ gặp phải những rủi ro pháp lý có thể lường trước.
Trình Chủ tịch nước công bố 3 dự án Luật của ngành Giáo dục

Trình Chủ tịch nước công bố 3 dự án Luật của ngành Giáo dục

Theo kế hoạch, tháng 10/2025 sẽ trình Quốc hội xem xét, thông qua 3 dự án Luật của ngành Giáo dục; tháng 12/2025 sẽ trình Chủ tịch nước công bố Luật.
Lừa đảo mua bán xe: Vì sao chỉ xử lý tội danh làm giấy tờ giả mà không xét hành vi chiếm đoạt tài sản?

Lừa đảo mua bán xe: Vì sao chỉ xử lý tội danh làm giấy tờ giả mà không xét hành vi chiếm đoạt tài sản?

Thời gian gần đây, tình trạng lừa đảo trong giao dịch mua bán xe diễn ra ngày càng tinh vi, gây thiệt hại lớn cho người mua. Một trong những chiêu trò phổ biến là sử dụng xe thật để làm giả giấy tờ, sau đó đem bán với số tiền lên đến hàng tỷ đồng. Tuy nhiên, điều đáng nói là trong nhiều trường hợp, kẻ lừa đảo chỉ bị xử lý với tội danh “làm giả giấy tờ” mà không bị truy cứu về hành vi chiếm đoạt tài sản, dù số tiền đã bị lấy đi và không hoàn trả.
Người bào chữa chỉ định là gì?

Người bào chữa chỉ định là gì?

Người bào chữa là gì, người bào chữa chỉ định được hiểu như thế nào, người bào chữa có quyền và nghĩa vụ ra sao trong giải quyết vụ án hình sự? Đây là câu hỏi nhiều bạn đọc quan tâm.
Người dân có phải làm lại thẻ căn cước khi sáp nhập tỉnh, thành?

Người dân có phải làm lại thẻ căn cước khi sáp nhập tỉnh, thành?

Trong thời gian tới, Việt Nam tiến hành sáp nhập một số tỉnh, thành, bỏ cấp huyện thì người dân của các địa phương này có cần đổi căn cước công dân hay không?
Hợp đồng giả nhưng mất tài sản thật

Hợp đồng giả nhưng mất tài sản thật

Trong thời gian gần đây, tình trạng sử dụng hợp đồng giả cách nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản, đặc biệt là đất đai, đã xuất hiện tại nhiều địa phương. Đây là hình thức mà người cho vay lợi dụng sự khó khăn tài chính của người vay, yêu cầu họ ký hợp đồng chuyển nhượng tài sản (thường là đất đai) dưới dạng mua bán, nhưng thực chất để đảm bảo cho khoản vay. Nếu không cẩn trọng, người vay có thể mất trắng tài sản khi xảy ra tranh chấp pháp lý.
trao quyet dinh bo nhiem thu truong bo tu phap nguyen thanh tu

Trao quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tú

Chiều 17/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.
cong nhan tp phu quoc la do thi loai i truc thuoc tinh kien giang

Công nhận TP Phú Quốc là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Kiên Giang

Ngày 21/1, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký quyết định về việc công nhận TP Phú Quốc là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Kiên Giang.
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
tong bi thu nguyen phu trong nha lanh dao ly luan xuat sac

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà lãnh đạo, lý luận xuất sắc

(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.