Một diễn đàn hấp dẫn được đồng nghiệp của chúng tôi ở báo Tuổi trẻ tổ chức đã thu hút nhiều nhà giáo và dư luận quan tâm. Đề tài mang tên “Đã đến lúc cho ghi danh vào đại học và siết kỹ đầu ra?”.
Có một thực tế, sau “cơn mưa tháo khoán”, số trường đại học “mọc lên như nấm”, đã xảy ra tình trạng khan hiếm sinh viên khiến việc tuyển sinh ở một số trường đại học lâm vào cảnh “vơ bèo, vạt tép”.
Đã từng xảy ra tình trạng đầu vào chỉ cần trung bình 3 điểm/môn hay việc một thí sinh nhận được cả chục giấy mời nhập học cũng không phải là hiếm. Và càng không hiếm việc không ít sinh viên tốt nghiệp, ra trường nhưng lơ ngơ “như mơ giữa ban ngày”, không hiểu, thậm chí không biết cả những khái niệm chung nhất của ngành nghề mình theo học để sau đó, rất nhiều trường hợp phải “đào tạo lại”.
Trở lại với đề tài trên Tuổi trẻ, câu hỏi đặt ra như đã nói ở trên, có nên ghi danh vào đại học và siết chặt đầu ra hay không? trên diễn đàn có hai luồng ý kiến khác nhau.
TS Nguyễn Kim Quang - Nguyên Phó hiệu trưởng Trường đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia TP.HCM) cho rằng đã đến lúc có những thay đổi đột phá trong tuyển sinh đại học bằng cách mở đầu vào và siết chặt đầu ra, đồng thời phải có nhiều quy định chặt chẽ để đầu ra đảm bảo chất lượng đào tạo.
PGS.TS Đỗ Văn Dũng Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM) đồng tình cho rằng điểm thi THPT hiện nay không còn là tiêu chí quan trọng trong tuyển sinh, không nên tập trung quá nhiều vào chuyện thi cử, xét tuyển mà nên cho phép các trường đại học có thể tuyển sinh bằng cách ghi danh…
Tuy nhiên, PGS.TS Trần Thiên Phúc (Phó hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa - ĐH Quốc gia TP.HCM) lại cho rằng các ngành đặc thù như y dược, kiến trúc, sư phạm… vẫn cần tuyển sinh đầu vào.
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức (ĐH Quốc gia Hà Nội) còn khẳng định, không thể buông lỏng đầu vào.
“Với kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy tại đại học, tôi thấy việc tuyển sinh đầu vào rất quan trọng, không thể buông lỏng khâu tuyển đầu vào được. Ngoài ra, các trường muốn đảm bảo chất lượng phải kiểm soát rất chặt đầu ra”. GS Đức nói.
Theo GS. Nguyễn Minh Thuyết, thực tế nhiều nước phương Tây cũng tuyển theo kiểu ghi danh. Vấn đề là họ có quy trình đào tạo rất nghiêm, họ sàng lọc rất ghê. Mình cũng nên học tập cách đó. Tuy nhiên ở Việt Nam, buông phần tuyển đầu vào quá thì không được.
Về quan điểm cá nhân, tôi cho rằng hãy để việc tuyển sinh cho nhà trường toàn quyền quyết định. Họ có thể thi hoặc xét tuyển hoặc ghi danh. Song, đầu ra thì quản lý thật chặt trên cơ sở một mặt bằng chung do Bộ GD&ĐT quản lý. Vấn đề ở đây là kết quả cuối cùng…
Song, nói gì thì nói, cốt lõi vẫn là ý thức bởi mọi lề luật là do con người tạo ra nên chặt hay lỏng, hay hay dở cũng bởi con người. Một khi cố tình luồn lách thì, như lời người xưa: “Trông người ngay, ai trông được kẻ gian”…
Tóm lại, nên để lỏng đầu vào, song phải chặt đầu ra cộng với phương pháp đánh giá khoa học và đội ngũ thẩm định công tâm, minh bạch thì khi đó, mới hi vọng các kỹ sư, cử nhân khi ra trường ít nhất là không phải “đào tạo lại”!
Mới đây nhất, một học sinh lớp 12 bị đuổi học do trót “nói xấu” cô trên mạng xã hội... Dường như đã có một sự “vênh” nhau trong cái nhìn của thầy và trò. Cùng với đó, những quy định về kỉ luật trong nhà trường đã hiện hành gần 30 năm (năm 1988) liệu có lỗi thời?
Ông Hoàng Đức Minh, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD-ĐT) cho biết, theo đề án cải cách chính sách tiền lương, giáo viên sẽ không có bảng lương riêng. Mức lương được trả theo vị trí việc làm, theo tính chất phức tạp của nghề nghiệp.
Ngày 27/7/2015 theo chủ chương tinh giản biên chế của Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa - Nguyễn Đình Xứng yêu cầu lãnh đạo các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện thực hiện Công văn số 7369 ngày 27/7 của UBND tỉnh về việc tạm dừng tuyển dụng, tiếp nhận cán bộ, công chức, viên chức, hợp đồng lao động và bổ nhiệm chức danh phó trưởng phòng, ban, đơn vị trực thuộc sở, ngành, UBND cấp huyện.
Góp ý về báo cáo chiến lược phát triển Kinh tế - Xã hội giai đoạn 2015 - 2020 của Ban Chấp hành Trung ương đảng, GS. Viện sĩ Phạm Minh Hạc (Nguyên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT; Chủ tịch Hội Cựu giáo chức Việt Nam cho biết: Hội nhận thấy báo cáo này quan trọng với nền giáo dục (GD) nước nhà nên đã gửi đến 95 hội sở đề nghị cho ý kiến đóng góp.
Sáng 25/12, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang cho biết, đơn vị vừa bàn giao đối tượng, tang vật vụ vận chuyển hơn 12kg vàng qua biên giới cho Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an TP. Châu Đốc để tiếp tục điều tra theo thẩm quyền.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Thanh Hóa vừa tạm giữ hình sự Nguyễn Thế Bắc (SN 1980) và vợ là Hoàng Thị Châu Loan (SN 1989), chủ quán karaoke 678, đường Nguyễn Huy Hiệu, phường Đông Hương (TP Thanh Hóa) về hành vi cướp tài sản.
Chiều 25/12, 17 bị cáo trong phiên toà xét xử vụ án 'chuyến bay giải cứu' giai đoạn 2 được Hội đồng xét xử cho nói lời sau cùng trước khi bước vào phần nghị án.
Ngày 25/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Đồng Nai vẫn đang tiếp tục điều tra và xử lý theo quy định của pháp luật đối với vụ bắt giữ hàng ngàn bao thuốc lá nhập lậu.
Công an huyện Diễn Châu (Nghệ An) vừa có Quyết định khởi tố đối tượng Lê Tiến Đức (sinh năm 2003), trú tại xã Quỳnh Tân (Quỳnh Lưu - Nghệ An) về hành vi vận chuyển trái phép 2 kg ma túy.
TAND cấp cao tại Hà Nội mở phiên tòa phúc thẩm vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Thao túng thị trường chứng khoán” xảy ra tại Tập đoàn FLC và các đơn vị liên quan.
Lương Trọng Tấn nguyên là cán bộ UBND huyện Tương Dương. Ngày 14/7/2009, Cơ quan CSĐT Công an huyện Tương Dương ra Quyết định truy nã số 09 đối với Tấn về tội Mua bán trái phép chất ma túy và trốn khỏi nơi giam giữ.
VKSND huyện Châu Thành (tỉnh Tiền Giang) đã phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp tài xế bất cẩn, cán tử vong một nữ công nhân đang dừng đỗ nghe điện thoại trong khu công nghiệp.
Ngày 18/01/2012, Nay Nhíp chở cháu R đi ngang qua Nghĩa trang, lúc này, Nhíp nảy sinh thú tính với cháu R nên đã dùng vũ lực khống chế rồi đưa cháu R vào khu vực nghĩa trang rồi giở trò đồi bại
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.