87% trẻ em ở khu vực Đông Nam Á sử dụng smartphone, trong đó hơn một nửa đang sở hữu một chiếc smartphone. Điều này cho thấy thực trạng không thể chối cãi rằng các thiết bị thông minh ngày càng có ảnh hưởng lớn đến thói quen sinh hoạt của trẻ em.
Thời đại 4.0 với sự phát triển vũ bão của công nghệ mang đến môi trường sống hiện đại cho con người, tuy nhiên đồng hành cùng với đó là những hệ lụy đáng nói lên trẻ em – những chủ nhân tương lai của đất nước.
Các con số từ nghiên cứu về mức độ sử dụng điện thoại thông minh chỉ ra rằng 87% trẻ em ở khu vực Đông Nam Á sử dụng smartphone, trong đó hơn một nửa đang sở hữu một chiếc smartphone. Điều này cho thấy thực trạng không thể chối cãi rằng các thiết bị thông minh ngày càng có ảnh hưởng lớn đến thói quen sinh hoạt của trẻ em.
"Ban đầu tôi chỉ định mở điện thoại để con xem một số video bài hát, về sau cứ mỗi giờ ăn là cháu nằng nặc đòi xem điện thoại, nếu không có cháu sẽ không ăn, thậm chí khi bị tịch thu smartphone còn lăn ra khóc và ăn vạ, vẫn biết điều đó là không tốt cho con, nhưng thật chẳng biết phải làm sao với con nữa…", chị Minh Thu, Hà Nội chia sẻ.
Những khách mời tham dự toạ đàm "Cha mẹ thời 4.0: Con "nghiện" smartphone".
“Tất cả những thứ ta dùng mà đến khi không có nó nữa ta không chịu nổi thì đó gọi là “nghiện”. Vì thế trẻ em nào thỉnh thoảng chơi smartphone thì chưa phải là nghiện, còn với những cháu có mật độ chơi nhiều và than khóc khi bố mẹ cấm không cho chơi nữa thì đó là “nghiện” smartphone”, chuyên gia tâm lý Trịnh Trung Hòa - chuyên gia tư vấn tâm lý gia đình và trẻ em, cựu giảng viên bộ môn Văn học và Tâm lý học tại Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội nhận định.
Cũng theo chuyên gia Trịnh Trung Hoà, có hai nguyên nhân chính khiến con trẻ “nghiện" smartphone:
- Thứ nhất là bản thân smartphone quá hấp dẫn với mọi lựa tuổi chứ không riêng trẻ em, có đến 46% dân số thường xuyên chơi game ở smartphone. Nhiều bố mẹ trong khoảng độ tuổi 30 - 40 cũng “nghiện”, cũng xài smart phone rất nhiều nên không dạy bảo được con trẻ.
- Thứ hai là bố mẹ thời hiện đại rất chiều chuộng con và có những gia đình dùng smartphone để khỏi trông con, vì thế trong hai vợ chồng phải có một người thực sự nghiêm khắc và kiên quyết. Đặc biệt, nhiều gia đình sử dụng smartphone như phần thưởng hàng ngày, vô tình tạo thành thói quen chơi smartphone cho trẻ nhỏ.
“Một ngày nọ tôi có lịch đi công tác nên chồng tôi phải làm “ông bố bỉm sữa” ở nhà thay vợ chăm con. Như các chị biết rồi đấy, những ông bố sẽ có lúc cảm thấy hơi chán chán trong quá trình chăm con, nên thường ngồi lướt smartphone để giải quyết công việc hay xem có gì hay ho. Những lần đầu tiên, bố rời mắt chiếc smartphone để nhìn xuống con thì thấy con đang nhìn mình với một ánh mắt như kiểu muốn nói “Ơ sao bố ở đây mà bố không chơi với mình?!”, đến những lần sau khi nhìn xuống con thì con không nhìn bố nữa mà con nhìn vào smartphone.
Thế là chồng tôi mới chợt nhận ra sức hấp dẫn thực sự của chiếc smartphone đang cầm trên tay, và chắn chắn con tôi đã có suy nghĩ rằng smartphone quan trọng hơn mình nên bố không chơi với mình mà chỉ chơi với smartphone và từ đó có vẻ tò mò với chiếc smartphone. Nếu từ bây giờ mà tôi không kiểm soát thì vấn đề con “nghiện” smartphone chỉ là sớm hay muộn mà thôi”, hotmom Thanh Hằng - MC Kính Hồng của chương trình “Chúc bé ngủ ngon” trên kênh VTV3 chia sẻ câu chuyện của chính gia đình mình.
Chuyên gia Trịnh Trung Hoà cho rằng bản thân smartphone quá hấp dẫn và lôi cuốn với mọi lứa tuổi.
Theo một nghiên cứu mới của châu Âu và Nhật Bản cho thấy, trẻ em gần như không có khả năng từ chối sức hấp dẫn từ các thiết bị điện tử, bởi các nhà phát triển ứng dụng luôn muốn có lượng người dùng đông đảo nhất, vì vậy họ không ngừng đưa ra tiện ích mới và hấp dẫn;
Trong không gian đó thì dịch vụ khơi gợi trí tò mò của các em ngày càng nhiều, và câu chuyện về những đứa trẻ phải dùng smartphone mới chịu ăn không còn là hiếm nữa. Và những lý do trên chỉ đạt được mục đích khi bố mẹ trực tiếp tạo điều kiện cho con trẻ sử dụng smartphone!
"Cuộc chiến" giành lại con từ tay các nhà phát triển game và điều hành Internet
Thật chưa thấy thời nào mà cha mẹ lại phải nỗ lực "cai nghiện" smartphone cho con nhiều như ngày nay. Bởi smartphone chính là bức tường ngăn cách các con với cha mẹ, anh chị và các thành viên trong gia đình. Vậy làm thế để nào giúp con rời xa màn hình smartphone?
Trong bối cảnh đó, WHO (Tổ chức Y tế Thế giới) đưa ra khuyến cáo các bậc cha mẹ cần đặc biệt lưu ý tránh để trẻ em dưới hai tuổi tiếp xúc với màn hình của các thiết bị điện tử như smartphone, tablet,... Tiếp xúc quá nhiều với các thiết bị điện tử dễ dẫn đến các nguy cơ mắc tật khúc xạ về mắt, suy giảm thị lực, tim mạch, và đặc biệt là nguy cơ mắc bệnh về tâm lý: con dễ nổi cáu, có xu hướng bạo lực, ngang ngược khi không đòi được thứ mình thích,...
Phụ huynh tham khảo sách Ehon dành riêng cho trẻ nhỏ.
“Khi ở bên con, bố mẹ nên hạn chế sử dụng smartphone, đặc biệt là có kết nối wifi hoặc đang sạc pin. Với những chiếc smartphone đang sạc pin, tác hại của nó còn gấp 1000 lần. Đặc biệt không nên chụp ảnh hay video trẻ nhỏ quá nhiều, điều đó kích thích sự tò mò của trẻ với smartphone, dẫn đến khả năng giao tiếp của bé giảm sút”, chuyên gia Trịnh Trung Hoà nhấn mạnh.
Theo chuyên gia Trịnh Trung Hoà, trẻ em từ 3 - 5 tuổi chỉ được sử dụng smartphone dưới 1 tiếng đồng hồ mỗi ngày, và dưới 2 tiếng mỗi ngày với trẻ từ 6 - 18 tuổi.
Đáng lưu ý, con trẻ sẽ có thể "chia tay" smartphone và được phát triển tốt nhất nếu thường xuyên được tham gia các hoạt động tập thể cùng bố mẹ, bạn bè ngoài trời. Những hoạt động này giúp trẻ phát triển các kỹ năng giao tiếp, chăm sóc bản thân, khả năng sáng tạo, tự lập… Một giờ vui chơi ngoài trời giúp trẻ tăng cường khả năng ghi nhớ và tập trung tới 20%.
Nhiều bậc phụ huynh phàn nàn rằng họ đang "cạnh tranh" để giành lại con cái từ tay các nhà phát triển game và nhà điều hành Internet. Theo các chuyên gia, dù không thể cấm triệt để trẻ em sử dụng smartphone nhưng cha mẹ nên dành nhiều thời gian ở bên con hơn và hướng dẫn chúng cách dùng smartphone và Internet khôn ngoan.
Siro ăn ngon Hải Bé do một tài khoản Tiktoker triệu view bán rộng rãi trên mạng xã hội mới bị cơ quan chức năng xác định là hàng giả. Điều này đặt ra câu hỏi lớn về mức độ an toàn của các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là đối với trẻ em đang rao bán tràn lan mà không qua kiểm chứng...
Lực lượng chức năng phát hiện hành khách mang theo số lượng lớn chiếc điện thoại thông minh nhãn hiệu iPhone đã qua sử dụng được cất giấu trong vali, không khai báo hải quan theo quy định.
UBND huyện Vị Xuyên (Hà Giang) vừa có Báo cáo về việc kiểm tra, xác minh thông tin phản ánh của Pháp luật Plus, đồng thời yêu cầu các đơn vị chức năng siết chặt công tác quản lý khai thác khoáng sản trên địa bàn.
Ngày 22/6/2025, Công an tỉnh An Giang phối hợp Công ty cổ phần Thép Miền Tây tổ chức tiêu hủy hơn 1.500 công cụ hỗ trợ và vũ khí thô sơ các loại đã tiếp nhận, vận động thu gom, thu hồi trên địa bàn. Thừa ủy quyền Ban Giám đốc Công an tỉnh An Giang, Thượng
Ngày 22/6, tại TP Hà Tiên (tỉnh Kiên Giang) đã diễn ra Lễ khởi công Dự án Đường dẫn ra Cảng tổng hợp thành phố Hà Tiên – một công trình có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của thành phố Hà Tiên nói riêng và tỉnh Kiên Giang nói chung.
Các tập thể và cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong Phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2021- 2025, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc”.
“Bộ tứ trụ cột” đặt ra những định hướng và nhiệm vụ cấp thiết để đưa đất nước tiến bước vững vàng trong kỷ nguyên hội nhập sâu rộng và chuyển đổi toàn diện.
Liên quan đến việc hơn 1.000 chai nước mắm bị vứt bỏ ở tỉnh Quảng Nam, Sở Nông nghiệp và Môi trường Thanh Hóa sẽ phối hợp với chính quyền kiểm tra xưởng sản xuất của Công ty CP chế biến thủy sản T.H.
Theo thống kê sơ bộ của Văn phòng Thường trực Ban chỉ huy về phòng, chống thiên tai tỉnh Bắc Kạn, đến 17h ngày 20/6, tổng thiệt hại do mưa lũ ở địa phương này ước tính khoảng 7,42 tỷ đồng.
Bác sĩ (BS) Đỗ Doãn Bách - Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội luôn tâm niệm, phải học cách yêu thương con người trước khi trở thành một BS, khi đó sẽ có vô vàn cách thức để cứu chữa người bệnh.
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái, tài năng, luôn tràn đầy nhiệt huyết, tận tâm vì nghề, cùng nhau hướng tới mục tiêu nâng cao sức khỏe người dân cả về thể chất và tinh thần; Viết tiếp những kỳ tích của nền y học nước nhà.
Hơn 1.000 bạn trẻ TP Hồ Chí Minh tham gia các hoạt động ra quân Tháng Thanh niên 2024 chủ đề "Thanh niên xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng".
Tối nay (26/2), tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) sẽ diễn ra chương trình tôn vinh Thầy thuốc Việt Nam và trao giải cuộc thi viết "Sự hy sinh thầm lặng" lần VI.
Ngày 4/6, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kiên Giang và Thường trực Tỉnh ủy An Giang về tình hình triển khai các nghị quyết, kết luận của Trung ương; công tác tổ chức bộ máy; quốc phòng, an ninh
Công an tỉnh Tiền Giang đang tiến hành điều tra, làm rõ vụ một chủ doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo nghi bị lừa đảo trên không gian mạng với số tiền trên 420 tỷ đồng.
Gần 1 tháng nay trên tuyến tỉnh lộ 337 và Quốc lộ 279 đoạn từ xã Thống Nhất đến cảng Làng Khánh (TP Hạ Long), thường xuyên xuất hiện hàng chục xe tải lớn chở đất chạy rầm rập suốt ngày đêm, cuốn theo bụi mù mịt.
Chiều 17/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.