Hà Nội 26 °C
TP Hồ Chí Minh 33 °C
Hải Phòng 28 °C
Đà Nẵng 28 °C
Yên Bái 23 °C
  • Hà Nội Hà Nội 26°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 33°C
  • Hải Phòng Hà Nội 28°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 28°C
  • Yên Bái Hà Nội 23°C

Kinh tế chống chịu dẻo dai từ đại dịch Covid-19

Thương trường
22/01/2021 21:30
Tư Hoàng
aa
Nền kinh tế Việt Nam đã chống chịu dẻo dai trong đại dịch nhờ sức chịu đựng của người dân và doanh nghiệp trên nền tảng vĩ mô khá chắc chắn tích tụ từ nhiều năm nay.


Kết thúc năm Covid-19 đầy khó khăn với mức tăng trưởng giảm sâu nhất kể từ Đổi mới 1986 (Xem ảnh chú thích dưới đây).

Anh187.

Ảnh: Viện Kinh tế Việt Nam

Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh Võ Trí Thành có góc nhìn lạc quan rằng kinh tế Việt Nam đã có “nhiều thành công”.

“Chúng ta đã chống dịch tốt, phong tỏa ít. Thành công này không phải bàn cãi”, ông nói.

“Hơn nữa, sức chống chịu nội tại của nền kinh tế đã tốt hơn trước rất nhiều. Kinh tế vĩ mô đã ổn định, ngân sách được củng cố, dự trữ tăng lên, ngân hàng ổn định và lãi suất giảm xuống. Những yếu tố này đã giúp người dân và doanh nghiệp tin tưởng bỏ tiền ra đầu tư, kinh doanh, làm cho nền kinh tế có sức chống chịu dẻo dai trong đại dịch”, ông nói.

Nhận xét của ông Thành tổng kết một quá trình dài mà Chính phủ đã nỗ lực theo đuổi nhằm ổn định lại nền kinh tế từng một thời lâm vào bất ổn do thực hiện các chính sách kinh tế mở rộng quá đà.

Nợ công giảm

Ngày 18/11/2016, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thay mặt Bộ Chính trị ký ban hành nghị quyết 07 về lĩnh vực nợ công, trong đó đánh giá: “Nhu cầu chi ngân sách không ngừng tăng, vượt khả năng cân đối nguồn lực; thu không đủ chi, tích lũy ngân sách cho đầu tư phát triển thấp. Cân đối ngân sách nhà nước khó khăn, bội chi cao, phải vay đảo nợ; nợ công và nghĩa vụ trả nợ tăng nhanh, áp lực trả nợ trong ngắn hạn lớn, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn nhưng chưa được kiểm soát chặt chẽ”.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tham dự hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương, tháng 12/2020. Ảnh: VGP

Kể từ sau nghị quyết 07, theo ghi nhận của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM), trong suốt giai đoạn 2016-2020, Quốc hội đã ban hành 4 luật, 3 nghị quyết; Chính phủ, Thủ tướng đã ban hành 106 nghị định và quyết định liên quan đến ngân sách nhà nước và quản lý nợ công.

Các văn bản pháp quy đó đã tạo áp lực rất lớn để chuyển hướng chính sách. Dự thảo báo cáo kinh tế gửi tới Đại hội Đảng 13 sắp khai mạc cho biết, tỉ lệ nợ công giảm từ 63,7% năm 2016 xuống còn 55% GDP năm 2019 và 56,8% năm 2020. Báo cáo khẳng định nền kinh tế đã “giữ được ổn định kinh tế vĩ mô và cải thiện hệ số tín nhiệm quốc gia”.

Theo Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng, các chỉ tiêu về tài chính, ngân sách trong 5 năm qua đã hoàn thành tất cả các mục tiêu cơ cấu thu - chi, tỷ lệ huy động, bội chi, nợ công… như nghị quyết 25 của Quốc hội.

“Nền tảng, tiềm lực tài chính ngày một tốt hơn, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần đưa vị thế, uy tín, mức độ tín nhiệm của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao”, ông nói.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh tại hội nghị tổng kết của ngành tài chính, rằng các cân đối vĩ mô được ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, các cân đối lớn được cải thiện, chất lượng tăng trưởng nâng lên, xuất nhập khẩu đạt kỷ lục”.

“Nợ công đầu nhiệm kỳ trên 64,5%, giờ còn 55,8% là một sự cố gắng rất lớn. Ngành Tài chính đã hoàn thành vượt mức xuất sắc nhiệm vụ trong năm 2020 và 5 năm qua”, ông nói.

Nợ xấu xử lý thực chất

Ở lĩnh vực ngân hàng, trong giai đoạn 2016-2020 cũng có hàng loạt các văn bản chỉ đạo như nghị quyết 05 của Đảng, nghị quyết 24 của Quốc hội, nghị quyết 27 của Chính phủ đặt ra nhiều mục tiêu.

Trong số này, có mục tiêu đưa tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống các tổ chức tín dụng, nợ xấu đã bán cho công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) và nợ xấu đã thực hiện các biện pháp phân loại nợ xuống dưới 3% (không bao gồm nợ xấu của các ngân hàng thương mại yếu kém được Chính phủ phê duyệt xử lý theo phương án riêng) đến 2020; Phấn đấu giảm lãi suất cho vay trung bình trong nước có tính cạnh tranh so với mức trung bình trong nhóm 4 nước ASEAN phát triển nhất.

Chính phủ, Thủ tướng ban hành 5 nghị định, 2 quyết định; Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chủ trì ban hành 38 thông tư trong nỗ lực kiên trì để thực hiện mục tiêu đó.

TS Nguyễn Ánh Dương (CIEM) chia sẻ: “Xử lý nợ xấu tại các tổ chức tín dụng được đẩy nhanh và được thực hiện một cách thực chất, hiệu quả hơn”.

CIEM ghi nhận, từ 2016 đến giữa năm 2020, toàn hệ thống tổ chức tín dụng đã xử lý được 595,2 nghìn tỷ đồng nợ xấu. Số liệu giám sát của NHNN tính đến cuối tháng 5/2020 cho thấy tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống ở mức 1,86%, cao hơn so với mức 1,63% vào cuối năm 2019 nhưng vẫn được duy trì, kiểm soát dưới 3%.

Những nỗ lực trong chính sách tài khóa nhằm ổn lại kinh tế vĩ mô là cực kỳ quan trọng. Dự thảo báo cáo kinh tế cho Đại hội 13 khẳng định: “Kinh tế vĩ mô ổn định vững chắc hơn, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, các cân đối lớn của nền kinh tế được cải thiện đáng kể. Thực hiện chủ động, linh hoạt, đồng bộ, phối hợp chặt chẽ nhiều chính sách, giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân giảm từ 18,6% năm 2011 xuống ổn định ở mức khoảng 4%/năm giai đoạn 2016 - 2020”.

TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam nói: “2020 là năm cực kỳ đặc biệt nhưng thành tích phải dựa trên nền tảng của các năm trước đó. Việt Nam đã làm tốt việc ổn định vĩ mô và khôi phục tăng trưởng, nếu không có kết quả của các năm trước thì sự ổn định của năm 2020 rất khó”.

Sức chống chịu của cả nền kinh tế

Phải nói, ổn định vĩ mô đã giúp cho người dân, doanh nghiệp tin tưởng làm ăn, tích lũy, làm cho nền kinh tế có sức chống chịu dẻo dai hơn rất nhiều trong năm Covid khốc liệt. Trong năm 2020, cả nước có gần 135 nghìn DN đăng ký thành lập mới.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, số lượng DN thành lập mới tăng trung bình 11,6%/năm trong giai đoạn 2016-2019. Đây cũng là giai đoạn có số lượng thành lập mới vượt mức 100 nghìn DN/năm, trong đó năm 2019 đạt con số kỷ lục trên 138 nghìn DN.

Trong khi đó, Ngân hàng Thế giới khẳng định, tầng lớp trung lưu đang hình thành - hiện chiếm 13% dân số và dự kiến sẽ lên đến 26% vào năm 2026. Do hội nhập kinh tế sâu rộng, nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch, nhưng cũng thể hiện sức chống chịu đáng kể. Việt Nam là một trong số ít các quốc gia tăng trưởng dương trên thế giới.

Những yếu tố này và nhiều tiềm năng khác cho thấy sức chống chịu dẻo dai của người dân và doanh nghiệp Việt Nam, nhất là khi được dẫn dắt bởi các chính sách đúng đắn. Nhà nước cứ đảm bảo giá trị tiền đồng, cải thiện môi trường kinh doanh thân thiện là người dân và doanh nghiệp tin tưởng làm ăn, kinh doanh.

Không phải không có căn cứ khi Ngân hàng Thế giới dự báo tăng trưởng của Việt Nam ở mức khoảng 6,8%, còn Ngân hàng Phát triển châu Á dự báo con số 6,1% trong năm 2021.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, khi dự tổng kết các bộ, ngành gần đây nhắc lại 2 ý mà Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại hội nghị tổng kết năm của Chính phủ: “Năm 2020 được xem là năm thành công hơn 2019 và thành công nhất trong 5 năm qua với những kết quả thành tích đặc biệt”; “Những kết quả thành tích đó đã góp phần làm nên những thành tựu rất quan trọng, khá toàn diện, với nhiều dấu ấn nổi bật của nhiệm kỳ 12, có ý nghĩa lịch sử trong 35 năm đổi mới, làm cho đất nước ta chưa bao giờ có cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như hôm nay”.

Thủ tướng nói: “Hai câu này nói lên tất cả thành công của đất nước chúng ta”.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, khi dự tổng kết các bộ, ngành gần đây nhắc lại 2 ý mà Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại hội nghị tổng kết năm của Chính phủ: “Năm 2020 được xem là năm thành công hơn 2019 và thành công nhất trong 5 năm qua với những kết quả thành tích đặc biệt”; “Những kết quả thành tích đó đã góp phần làm nên những thành tựu rất quan trọng, khá toàn diện, với nhiều dấu ấn nổi bật của nhiệm kỳ 12, có ý nghĩa lịch sử trong 35 năm đổi mới, làm cho đất nước ta chưa bao giờ có cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như hôm nay”.

Thủ tướng nói: “Hai câu này nói lên tất cả thành công của đất nước chúng ta”.

bài liên quan
Thái Nguyên: Tạm giữ gần 1.600 đơn vị sản phẩm  linh kiện máy giặt hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Thái Nguyên: Tạm giữ gần 1.600 đơn vị sản phẩm linh kiện máy giặt hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Lực lượng chức năng tỉnh Thái Nguyên vừa phát hiện tạm giữ gần 1.600 đơn vị sản phẩm linh kiện máy giặt hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Đề xuất người không có năng lực hành vi dân sự không được chuyển đổi giới tính.

Đề xuất người không có năng lực hành vi dân sự không được chuyển đổi giới tính.

Tại Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính, cơ quan soạn thảo đã đề xuất quy định người không có năng lực hành vi dân sự không được chuyển đổi giới tính.
Ngăn chặn kịp thời người phụ nữ định chuyển 200 triệu đồng cho kẻ lừa đảo

Ngăn chặn kịp thời người phụ nữ định chuyển 200 triệu đồng cho kẻ lừa đảo

Một người phụ nữ có ý định chuyển số tiền 200 triệu đồng cho đối tượng giả danh công an lừa đảo đã được lực lượng chức năng công an địa phương ngăn chặn kịp thời.
Công an TP. Hà Nội phục hồi nguồn tin tội phạm dự án KCN Yên Sơn - Bắc Lũng

Công an TP. Hà Nội phục hồi nguồn tin tội phạm dự án KCN Yên Sơn - Bắc Lũng

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP. Hà Nội vừa phục hồi giải quyết nguồn tin tội phạm, về việc bà Nguyễn Thị Ngọc tố cáo một số cá nhân lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua việc nhận tiền để đầu tư dự án “Xây dựng hạ tầng KCN Yên Sơn - Bắc Lũng” giai đoạn 1 và 2.
Mới nhất
Đọc nhiều
Đắk Lắk: Đề nghị truy tố nữ chủ hụi lập 22 dây hụi, chiếm đoạt hơn 2 tỷ đồng

Đắk Lắk: Đề nghị truy tố nữ chủ hụi lập 22 dây hụi, chiếm đoạt hơn 2 tỷ đồng

Đối tượng Tâm đã lập 22 dây hụi rồi rủ người dân tham gia, đóng tiền. Sau đó, người này đã chiếm đoạt hơn 2 tỷ đồng.
Bắc Kạn: Điều tra nguyên nhân người phụ nữ trẻ tử vong trong lán

Bắc Kạn: Điều tra nguyên nhân người phụ nữ trẻ tử vong trong lán

Cơ quan chức năng tỉnh Bắc Kạn cho biết, đang điều tra nguyên nhân người phụ nữ tử vong tại lán gần nhà (nghi là ăn lá ngón).
Hành vi quấy rối tình dục ngoài trụ sở: Vẫn có thể bị xử lý về kỷ luật lao động!

Hành vi quấy rối tình dục ngoài trụ sở: Vẫn có thể bị xử lý về kỷ luật lao động!

Quấy rối tình dục tại nơi làm việc là hành vi có tính chất tình dục của bất kỳ người nào đối với người khác tại nơi làm việc mà không được người đó mong muốn hoặc chấp nhận. Nơi làm việc là bất kỳ nơi nào mà người lao động thực tế làm việc theo thỏa thuận hoặc phân công của người sử dụng lao động.
Tin bài khác
Rộng cửa xuất khẩu nông sản

Rộng cửa xuất khẩu nông sản

Ngay đầu năm đã có nhiều dấu hiệu cho thấy cánh cửa mở rộng hơn cho xuất khẩu (XK) nông sản Việt trong năm 2024. Chưa kể, ngay bên lề Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đang diễn ra, đã có một sự kiện hội nghị dành riêng cho các nước XK nông sản, nhằm tìm kiếm những cách thức cạnh tranh XK công bằng nhất.
Hà Nội ủy quyền cho Sở Xây dựng được chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản

Hà Nội ủy quyền cho Sở Xây dựng được chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản

UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 818/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho Sở Xây dựng Hà Nội giải quyết, tiếp nhận một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố.
Công ty Cổ phần BENGAL Việt Nam nợ gần 1,5 tỷ đồng tiền thuế

Công ty Cổ phần BENGAL Việt Nam nợ gần 1,5 tỷ đồng tiền thuế

Do chậm nộp tiền thuế và quá thời hạn nộp thuế, Công ty Cổ phần BENGAL Việt Nam bị Cục thuế tỉnh Bắc Giang cưỡng chế số tiền gần 1,5 tỷ đồng.
Công ty CP COMA 68 tiếp tục bị cưỡng chế gần 500 triệu đồng tiền thuế

Công ty CP COMA 68 tiếp tục bị cưỡng chế gần 500 triệu đồng tiền thuế

Do nợ thuế quá thời hạn nộp thuế, Công ty CP COMA 68 bị cưỡng chế số tiền gần 500 triệu đồng.
Nam Định: Xã Trực Hùng cho 18 trường hợp thuê đất bãi là không đúng thẩm quyền

Nam Định: Xã Trực Hùng cho 18 trường hợp thuê đất bãi là không đúng thẩm quyền

Nội dung này được cơ quan chức năng tỉnh Nam Định nêu rõ trong một văn bản ban hành mới đây.
Chủ đầu tư KDC Phúc Gia Tân bị xử phạt vì thi công không giấy phép môi trường

Chủ đầu tư KDC Phúc Gia Tân bị xử phạt vì thi công không giấy phép môi trường

Hành vi vi phạm của Công ty TNHH Đầu tư Lê Gia Newland đã bị UBND tỉnh Bình Định phát hiện và ban hành quyết định xử phạt hành chính.
Xử phạt KIM Việt Nam do cho khách hàng giao dịch vượt quá giới hạn

Xử phạt KIM Việt Nam do cho khách hàng giao dịch vượt quá giới hạn

Công ty TNHH Quản lý quỹ KIM Việt Nam vừa phải nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Nghệ An: Tạo điều kiện

Nghệ An: Tạo điều kiện 'tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất' cho doanh nghiệp đầu tư

UBND tỉnh yêu cầu tiếp tục thực hiện quyết liệt cải cách TTHC, tạo điều kiện “tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất” cho doanh nghiệp khi đầu tư vào Nghệ An.
Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gặp

Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gặp 'bão phí' ở đường biển

Các hãng tàu nước ngoài được tự tăng phụ phí xếp dỡ tại cảng mà không cần giải trình lý do. Đây là hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu (XNK) Việt Nam. Trong tình thế xung đột Biển Đỏ vẫn đang tác động mạnh đến hàng hóa Việt thì việc tăng phụ phí của các hãng tàu đã làm cho DN Việt “khó chồng khó”.
Fecon (FCN) lần đầu thua lỗ kể từ năm 2008

Fecon (FCN) lần đầu thua lỗ kể từ năm 2008

Với khoản lỗ ròng hơn 43,1 tỷ đồng, CTCP Fecon đã có lần đầu tiên thua lỗ kể từ năm 2008 và không hoàn thành các mục tiêu lợi nhuận, doanh thu.
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
tong bi thu nguyen phu trong nha lanh dao ly luan xuat sac

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà lãnh đạo, lý luận xuất sắc

(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
tinh cam dac biet cua nhan dan voi tong bi thu nguyen phu trong

Tình cảm đặc biệt của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
bo tu phap dung dau cac bo nganh ve chi so cai cach hanh chinh nam 2023

Bộ Tư pháp đứng đầu các bộ, ngành về Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023

(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.