“Trong “nguy” có “cơ”. Phải có tinh thần thời chiến quyết liệt, chủ động, khẩn trương đồng thời tư duy lại, thiết kế lại, xây dựng lại trong một thế giới đổi thay”, TS.Võ Trí Thành – Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh nhận định.
Nhiều dự báo cho thấy khả năng phải đến năm 2022 tình hình kinh tế mới có thể phục hồi về mức bình thường trước Covid-19
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, nhiều chuyên gia cho rằng các doanh nghiệp cần có tinh thần thời chiến quyết liệt, chủ động, khẩn trương đồng thời tư duy lại, thiết kế lại, xây dựng lại mô hình cạnh tranh và kinh doanh của mình trong một thế giới đổi thay.
Nhiều dự báo đã thay đổi
Với việc bùng phát làn sóng thứ hai của dịch Covid-19, nhiều dự báo về sự phục hồi nền kinh tế đã có sự thay đổi. Tại Diễn đàn “Tái cấu trúc mô hình cạnh tranh và kinh doanh trước thách thức khủng hoảng Covid-19” do Tạp chí điện tử Doanh nhân Việt Nam tổ chức mới đây, nhiều doanh nhân, chuyên gia cùng một nhận định: Dịch bệnh vẫn đang tiếp diễn khó lường kéo theo sự suy giảm của kinh tế toàn cầu, tình hình xấu còn tiếp tục kéo dài tới năm 2021.
“Nhiều khả năng phải đến năm 2022 tình hình kinh tế mới có thể phục hồi về mức bình thường trước Covid-19. ..”, TS.Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh nhận định.
Theo chuyên gia này, tình hình thế giới xấu đi thể hiện ở các dự báo liên tục được điều chỉnh, tần suất đưa ra dự báo ngày càng nhiều hơn, dự báo sau cho thấy tình hình xấu hơn dự báo trước thể hiện ở con số tăng trưởng ở dự báo sau thấp hơn dự báo trước.
Ngay như đối với Việt Nam, nhiều dự báo cho rằng tăng trưởng năm 2020 của Việt Nam sẽ chỉ ở mức 2,7% (IMF), 2,8% (WB), 4,1% (ADB). Theo kịch bản của Bộ KH&ĐT tăng trưởng năm 2020 vào khoảng 3,6%-4% và 4,5%-5%. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương dự báo 2,1% và 2.6%. Chính phủ cũng đã giảm kỳ vọng khi đặt mục tiêu nỗ lực đạt mức tăng trưởng 3%-4%.
“Với các nước phát triển thì tăng trưởng âm liên tục trong 2 quý mới là rơi vào suy thoái. Nhưng với Việt Nam là một đất nước đang phát triển và luôn có mức độ tăng trưởng cao ở mức 6%-7% mà nay tăng trưởng dưới 4% đã là suy thoái…”, TS.Võ Trí Thành phát biểu.
“Tình hình thế giới và trong nước vẫn còn nhiều khó khăn, phức tạp, thậm chí tiềm ẩn nguy cơ đe dọa đến sự sống còn của không ít doanh nghiệp”, Tổng biên tập Tạp chí điện tử Doanh nhân Việt Nam,ông Phạm Việt Dũng lo ngại.
“Chủ động biến “nguy” thành “cơ”
Theo TS.Võ Trí Thành, các doanh nhân, doanh nghiệp luôn phải nhớ 8 chữ “Cơ hội - Kết nối – Sáng tạo – Quản trị”. Tức là tìm kiếm cơ hội kinh doanh từ lợi thế so sánh của doanh nghiệp, của thị trường, của Việt Nam và những cơ hội từ các cam kết quốc tế, và sự dịch chuyển các dòng vốn đầu tư, sự xuất hiện của các lĩnh vực mới, ngành nghề mới. Kết nối với đối tác, kết nối vào chuỗi giá trị kết nối thị trường với tiêu chuẩn cao.
Đồng thời thời đại đang yêu cầu sáng tạo và chuyển động cùng cách mạng công nghiệp 4.0 và những mô hình kinh doanh mới, lĩnh vực mới. Đặc biệt là cần lưu ý đến nâng cao quản trị, trong đó chú ý quản trị rủi ro.
Thông điệp của TS.Võ Trí Thành là: “Trong “nguy” có “cơ”. Phải có tinh thần thời chiến quyết liệt, chủ động, khẩn trương đồng thời tư duy lại, thiết kế lại, xây dựng lại trong một thế giới đổi thay”.
Phân tích rất kỹ tình hình kinh tế thế giới và trong nước, phân tích tác động của Covid-19 tới nền kinh tế, tới từng ngành và từng lĩnh vực, TS.Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính-Tiền tệ Quốc gia chỉ ra những xu hướng thay đổi lớn của kinh tế thế giới cũng như của Việt Nam trong và sau dịch bệnh.
Từ đó TS.Lực chỉ ra 6 xu hướng đầu tư kinh doanh mới mà giới doanh nghiệp cần nắm rõ. Trong đó cần lưu ý đến xu hướng dịch chuyển dòng vốn đầu tư, xu hướng đầu tư vào những tài sản an toàn hơn, xu hướng M&A tăng lên, xu thế tái cấu trúc lại chuỗi cung, xu thế áp dụng công nghệ và thay đổi cách thức làm việc. Cùng với đó, tâm lý và hành vi tiêu dùng đã có sự thay đổi mạnh, mua sắm trực tuyến đã trở thành xu hướng,đòi hỏi doanh nghiệp phải định hình lại cách thức cung cấp sản phẩm, dịch vụ.
“Trước hết, phải có biện pháp ứng phó trong bối cảnh mới hiện nay. Thứ hai là phục hồi càng nhanh càng tốt. Thứ ba là phải đổi mới sáng tạo, nhất là trong mô hình, cũng như trong chiến lược kinh doanh của mình. Tiếp tục tái cơ cấu, những cái gì không tốt, những gì mà không tinh gọn, dứt khoát phải tập trung lại, tăng khả năng chống chọi đối với các cú sốc bên ngoài…”, TS Cấn Văn Lực gợi ý.
Ông cũng nhấn mạnh, đối với mỗi doanh nghiệp, hai yếu tố vô cùng quan trọng chính là con người và đột phá công nghệ. Cùng với đó, tái cấu trúc mô hình cạnh tranh và kinh doanh luôn là bài toán cốt tử của doanh nghiệp, đặc biệt là khi cơn đại dịch tràn qua. “Định vị lại, điều chỉnh lại chiến lược, đưa ra giải pháp sản xuất kinh doah phù hợp và mô hình cạnh tranh hiệu quả là vấn đề vừa cấp bách vừa lâu dài ở cả tầm doanh nghiệp và tầm quốc gia”,
Cũng đưa ra lời khuyên cho doanh nghiệp, song ông Hoàng Đức Hùng, Phó Tổng giám đốc Công ty PwC Việt Nam cho rằng, đến thời điểm này, doanh nghiệp Việt Nam rất cần sự hỗ trợ của nhà nước để có thể chuyển đổi được những mô hình kinh doanh một cách hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng cần có những chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng được thế mạnh của chuỗi cung ứng nội địa của Việt Nam từ khách hàng đến các nhà cung ứng…
Ngày 17 và 18/4, tại thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Đảng bộ Lữ đoàn 171 (Vùng 2 Hải quân) đã tổ chức thành công Đại hội Đại biểu Đảng bộ Lữ đoàn lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2025 – 2030. Đại tá Nguyễn Văn Quán, UVTV, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Vùng dự, chỉ đạo Đại hội.
Tỉnh Đồng Nai vừa phê duyệt hồ sơ mời quan tâm đến dự án nhà ở xã hội tại khu đất rộng 2,85 ha thuộc phường Tân Hòa, TP Biên Hòa. Dự án có tổng vốn đầu tư sơ bộ hơn 2.067 tỷ đồng.
Đó là một trong những nội dung quan trọng được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ tại cuộc họp thứ 4 của Thường trực Chính phủ để thực hiện các kết luận của Bộ Chính trị, chỉ đạo của lãnh đạo chủ chốt và Tổng Bí thư Tô Lâm .
Phiên giao dịch có khoảng 20 đơn vị tuyển dụng lao động, đào tạo nghề và xuất khẩu lao động tham gia. Trong đó, doanh nghiệp tuyển dụng lao động trong nước hơn 2.000 người, ở nhiều trình độ từ chưa qua đào tạo đến sau đại học.
Lô dầu gội dược liệu sạch chấy Aladin hộp 1 tuýp 30g do chi nhánh Công ty cổ phần Sao Thái Dương tại Hà Nam sản xuất vừa bị Cục Quản lý dược đề nghị thu hồi trên toàn quốc.
Hơn 3000 sản phẩm đồ chơi không có hóa đơn chứng từ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa, không có tem chứng nhận hợp quy theo quy định đã bị lực lượng chức năng thu giữ tại Nam Định.
Theo lãnh đạo TP Hà Nội, dù đơn vị hành chính có thay đổi, song Hà Nội vẫn giữ ổn định phương án và thời gian tổ chức tuyển sinh mầm non, lớp 1 và lớp 6.
Trong hàng ngũ chỉnh tề, hình ảnh các nam, nữ học viên Học viện Cảnh sát nhân dân đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người dân vào đêm sơ duyệt diễu binh...
Ngày 26/4, Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an cho biết, Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh đã ban hành quyết định về áp dụng biện pháp kiểm soát an ninh hàng không tăng cường cấp độ 1 tại các cảng hàng không, sân bay, cơ sở cung cấp dịch vụ không l
Ngay đầu năm đã có nhiều dấu hiệu cho thấy cánh cửa mở rộng hơn cho xuất khẩu (XK) nông sản Việt trong năm 2024. Chưa kể, ngay bên lề Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đang diễn ra, đã có một sự kiện hội nghị dành riêng cho các nước XK nông sản, nhằm tìm kiếm những cách thức cạnh tranh XK công bằng nhất.
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 818/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho Sở Xây dựng Hà Nội giải quyết, tiếp nhận một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố.
UBND tỉnh yêu cầu tiếp tục thực hiện quyết liệt cải cách TTHC, tạo điều kiện “tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất” cho doanh nghiệp khi đầu tư vào Nghệ An.
Các hãng tàu nước ngoài được tự tăng phụ phí xếp dỡ tại cảng mà không cần giải trình lý do. Đây là hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu (XNK) Việt Nam. Trong tình thế xung đột Biển Đỏ vẫn đang tác động mạnh đến hàng hóa Việt thì việc tăng phụ phí của các hãng tàu đã làm cho DN Việt “khó chồng khó”.
Gần 1 tháng nay trên tuyến tỉnh lộ 337 và Quốc lộ 279 đoạn từ xã Thống Nhất đến cảng Làng Khánh (TP Hạ Long), thường xuyên xuất hiện hàng chục xe tải lớn chở đất chạy rầm rập suốt ngày đêm, cuốn theo bụi mù mịt.
Chiều 17/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.