Không phải 700 tỷ USD như dự báo trước đó, số liệu công bố của Tổng cục Thống kê cho thấy, ước tính năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu (XNK) của Việt Nam đã đạt 732,5 tỷ USD. Thời gian cán đích những dấu mốc XNK đang được rút ngắn dần…
Chỉ mất 1 năm để… lên đỉnh cao mới
Theo Tổng cục Thống kê, ước tính, năm 2022, tổng kim ngạch XNK của Việt Nam đạt 732,5 tỷ USD, tăng khoảng 9,5% so với năm 2021. Đây là con số kỷ lục trong nhiều năm trở lại đây. Trong đó xuất khẩu (XK) đạt 371,85 tỷ USD, tăng 10,6%, hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch được Quốc hội và Chính phủ giao (kế hoạch tăng 8%). Có 39 mặt hàng đạt kim ngạch XK trên 1 tỷ USD (tăng 4 mặt hàng so với năm 2021), trong đó có 9 mặt hàng đạt kim ngạch XK trên 10 tỷ USD (tăng hơn 1 mặt hàng so với năm 2021). Cán cân thương mại hàng hóa năm 2022 ước tính xuất siêu 11,2 tỷ USD (năm 2021 xuất siêu 3,32 tỷ USD), đồng thời là năm thứ 7 liên tiếp xuất siêu.
Đáng chú ý, theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh, cơ cấu hàng hóa XK tiếp tục cải thiện theo chiều hướng tích cực, giảm hàm lượng XK thô, tăng XK sản phẩm chế biến, sản phẩm công nghiệp, tạo điều kiện cho hàng hóa Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu. Nhóm hàng công nghiệp chế biến tiếp tục chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu XK, chiếm hơn 86% tổng kim ngạch XK.
Cũng theo Tổng cục Thống kê, kim ngạch nhập khẩu (NK) hàng hóa cả năm 2022 ước đạt 360,65 tỷ USD, tăng 8,4% so với năm trước, trong đó, nhóm hàng tư liệu sản xuất chiếm 93,5%, tỷ trọng bằng năm trước; NK của nhóm hàng không khuyến khích NK chỉ chiếm 6%.
Tại Hội nghị Tổng kết ngành Công Thương mới đây, Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ đánh giá, trong năm 2022 có 3 kết quả quan trọng trong duy trì thành tích về XK, gồm kim ngạch XK tăng hơn 10%, đạt kỷ lục về tổng kim ngạch XNK và xuất siêu cũng rất cao. Nếu so sánh tổng kim ngạch XNK từ 2015 thì thấy, trước đây, mất 4 năm kim ngạch XNK của Việt Nam mới tăng thêm 100 tỷ USD. Đến năm 2017 thì thời gian rút ngắn còn 2 năm kim ngạch tăng thêm 100 tỷ nhưng chỉ trong 1 năm 2022, tổng kim ngạch đã tăng 100 tỷ. Kỳ tích này càng được đánh giá cao trong bối cảnh kinh tế thế giới khó khăn, cả thế giới đang dần thắt chặt chi tiêu, càng cho thấy nỗ lực chung của hệ thống chính trị và vai trò của các bộ, ngành.
Thách thức lớn ngay trước mặt…
Mặc dù kim ngạch XK của năm 2022 tăng cao nhưng nhiều chuyên gia, hiệp hội ngành hàng đều nhận định kết quả này đạt được là do kim ngạch XK 2 quý đầu năm cao, quý III kim ngạch bắt đầu chậm dần và đến quý IV đã tụt dốc. Cụ thể, trong quý III/2022, kim ngạch XK đạt 96,5 tỷ USD giảm 0,5% so với quý II/2022. Trong quý IV/2022, kim ngạch XK ước đạt 89,5 tỷ USD, giảm đến 7,1% so với quý III/2022.
Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cho rằng, XK quý IV sụt giảm mạnh do thị trường bị thu hẹp, đơn hàng giảm, cạnh tranh trên thị trường quốc tế gia tăng. Một số mặt hàng chi phí nguyên liệu vật tư đầu vào tăng cao trong khi mức giá XK không tăng làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm… đã ảnh hưởng lớn đến tốc độ tăng XK chung của cả nước.
Bên cạnh đó, dù XK tăng cao nhưng mức độ phụ thuộc vào khu vực đầu tư nước ngoài (FDI) vẫn còn lớn khi kim ngạch XK của khối DN FDI kể cả dầu thô chiếm khoảng 74% tổng kim ngạch XK, giá trị gia tăng trong XK chưa được như mong muốn.
Ngoài ra, theo Thứ trưởng Khánh, tốc độ đa dạng hoá thị trường ở một số sản phẩm (như rau quả) còn chậm nên chưa có khả năng đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn, chất lượng của các thị trường, tận dụng tốt các ưu đãi thuế quan từ các hiệp định thương mại tự do đã ký kết. Việc chuyển từ hoạt động XK tiểu ngạch sang chính ngạch còn chậm. Đáng lo là vẫn còn việc phụ thuộc vào một số thị trường truyền thống như Mỹ, châu Âu và năng lực XK của các DN 100% vốn Việt Nam, đặc biệt là DN nhỏ và vừa chưa cao.
Trước những thách thức này, Bộ Công Thương khuyến nghị các DN nghiên cứu, tăng sản lượng thu mua từ nguồn cung trong nước với những mặt hàng có giá NL tăng cao và có phương án thay thế thị trường thích hợp. Đồng thời tăng cường tận dụng cơ hội từ các FTA thế hệ mới để đa dạng hoá thị trường xuất, nhập khẩu; Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại (XTTM) mở rộng thị trường theo hướng ưu tiên triển khai các đề án, hoạt động xúc tiến XK vào với các thị trường sớm khôi phục giai đoạn hậu COVID-19;
Đặc biệt, tập trung đẩy mạnh hoạt động XTTM đối với các thị trường trọng điểm, đặc biệt khai thác các thị trường/khu vực hiện đang có hiệp định thương mại với Việt Nam; Lựa chọn nhóm hàng, mặt hàng có thế mạnh, có tiềm năng XK, ưu tiên tập trung nguồn lực đẩy mạnh hoạt động XTTM.
Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 511/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá tại cuộc họp Ban Chỉ đạo về kết quả công tác quản lý, điều hành giá 10 tháng đầu năm 2024, định hướng công tác điều hành giá những tháng còn lại năm 2024.
Trên cơ sở những kết quả ghi nhận được từ quý 3, Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) dự báo, nếu các yếu tố như chính sách pháp lý, tài chính và đầu tư công tiếp tục được cải thiện.
Theo thông báo từ gia đình, Trung tướng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Khuất Duy Tiến, nguyên hiệu trưởng Trường Sĩ quan Lục quân 1 đã từ trần chiều 23/11, hưởng thọ 94 tuổi.
Chuyển đổi số đã làm thay đổi rất nhiều điều trong cuộc sống của chúng ta, mang lại nhiều lợi ích ở thời đại 4.0. Khái niệm “Người thầy đứng trên bục giảng” không còn gò bó trên lớp, trong trường học nữa; nhiều giáo viên đã chọn cách giảng dạy trực tuyến
Lực lượng chức năng đã giải cứu thành công 7 người mắc kẹt trong vụ cháy xảy ra tại ngôi nhà 8 tầng ở Trúc Bạch, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình (Hà Nội).
Hội đồng xét xã đạt Tiêu chí quốc gia y tế xã cấp thành phố đã thống nhất với kết quả 85/85 xã, phường, thị trấn đủ điều kiện công nhận đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
Với tinh thần tấn công quyết liệt với tội phạm, chỉ sau 24 giờ điều tra, Công an huyện Như Xuân (Thanh Hoá) đã phát hiện, bắt giữ đối tượng Nguyễn Đức Phúc để điều tra về hành vi "Trộm cắp tài sản".
Ngay đầu năm đã có nhiều dấu hiệu cho thấy cánh cửa mở rộng hơn cho xuất khẩu (XK) nông sản Việt trong năm 2024. Chưa kể, ngay bên lề Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đang diễn ra, đã có một sự kiện hội nghị dành riêng cho các nước XK nông sản, nhằm tìm kiếm những cách thức cạnh tranh XK công bằng nhất.
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 818/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho Sở Xây dựng Hà Nội giải quyết, tiếp nhận một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố.
UBND tỉnh yêu cầu tiếp tục thực hiện quyết liệt cải cách TTHC, tạo điều kiện “tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất” cho doanh nghiệp khi đầu tư vào Nghệ An.
Các hãng tàu nước ngoài được tự tăng phụ phí xếp dỡ tại cảng mà không cần giải trình lý do. Đây là hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu (XNK) Việt Nam. Trong tình thế xung đột Biển Đỏ vẫn đang tác động mạnh đến hàng hóa Việt thì việc tăng phụ phí của các hãng tàu đã làm cho DN Việt “khó chồng khó”.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.