Theo nguồn tin của PV, phiên toà "Yêu cầu bồi thường thiệt hại do cơ quan tiến hành tố tụng gây ra trong hoạt động tố tụng hình sự" với Nguyên đơn trong vụ án dân sự này là ông Trần Ngọc Chinh (SN 1941, Đồng Thịnh, Sông Lô, Vĩnh Phúc), bà Trần Thị Thắm (SN 1943, Đồng Thịnh, Sông Lô). Người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn là luật sư Nguyễn Văn Hưng (Đoàn luật sư tỉnh Vĩnh Phúc) đã được TAND tỉnh Vĩnh Phúc hoãn vì lí do Kiểm sát viên bị nhiễm Covid -19.
Bị đơn trong vụ án là Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc. Người đại diện theo pháp luật là ông Lê Tất Hiếu – Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc.
Hoãn phiên toà cụ ông mang án oan giết người gần 40 năm đòi bồi thường.
Trước đó, ông Đinh Ngọc Huân, Chánh án TAND tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, dự kiến ngày 10/3 và 11/3, tòa sẽ mở phiên xử vụ án dân sự nói trên.
Tôi rất sợ, sợ chết đi mà vẫn chưa nhận được tiền bồi thường!
Trao đổi với PV, Ông Trần Ngọc Chinh (81 tuổi; ở xã Đồng Thịnh, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc) - người mang án oan giết người vào năm 1980 cho biết: “Mấy hôm trước khi nghe tin phiên toà được diễn ra vào ngày 10/3, tôi mừng lắm, vì sau hơn 1 năm thụ lý vụ việc thì nay TAND tỉnh Vĩnh Phúc mới mở phiên toà. Hy vọng, sự việc sẽ nhanh chóng kết thúc để gia đình, bản thân tôi cũng yên tâm. Nhưng hôm nay đang trên đường đi đến toà án thì nghe thông báo hoãn phiên toà, tôi buồn lắm”.
Ông Trần Ngọc Chinh
“Sự việc lại chẳng biết kéo dài đến bao giờ”, ông Chinh nói.
Ông Chinh cũng chia sẻ thêm: “Nay tôi đã già rồi, sức khoẻ mỗi ngày một yếu, thế mà TAND tỉnh Vĩnh Phúc cứ chậm trễ giải quyết việc bồi thường oan sai khiến gia đình tôi cảm thấy rất ấm ức. Tôi luôn thấy bứt rứt trong lòng, không hiểu vì sao Nhà nước đã giải oan, xin lỗi công khai rồi, giờ chỉ còn mỗi việc bồi thường oan sai theo luật mà việc này lại cứ dai dẳng, kéo dài như thế?”.
“Rồi tôi lại sợ, sợ không còn trên cõi đời này thì sự việc nó sẽ như thế nào, vì nếu tôi còn sống và được Nhà nước bồi thường, tôi chia cho các con rồi mới yên lòng. Chứ khi nằm xuống thì các con tôi chưa biết quyền lợi như thế nào", ông Chinh chia sẻ.
Anh Trần Văn Mạnh (SN 1975, xã Đồng Thịnh, Sông Lô, Vĩnh Phúc) là con của ông Trần Trung Thám (77 tuổi (đã mất năm 1982), cũng cảm thấy sốt ruột vì đợi chờ mãi mới thấy TAND tỉnh Vĩnh Phúc đưa vụ việc tranh chấp bồi thường oan sai cho bố anh ra xét xử, nhưng hôm nay lại hoãn.
Anh Trần Văn Mạnh con của ông Trần Trung Thám.
Anh Mạnh cũng cho biết thêm: "Mẹ tôi cũng già yếu rồi. Tôi chỉ mong vụ việc được giải quyết nhanh chóng để lấy tiền bồi thường bù đắp phần nào cho những năm tháng cơ cực, tủi nhục mà mẹ tôi phải gánh chịu. Bố tôi bị hàm oan thật sự rồi, được công khai xin lỗi rồi”.
Số tiền bao nhiêu để đổi lại gần 40 năm bị hàm oan?
Trước đó, Phapluatplus.vn (báo Pháp luật Việt Nam) có loạt bài về hành trình giải oan cho 3 cụ ông mang án oan giết người ở Vĩnh Phúc, các ban ngành tỉnh Vĩnh Phúc vào cuộc mạnh mẽ mà ngày 9/10/2019, tại trụ sở UBND xã Đồng Thịnh đã diễn ra buổi xin lỗi, cải chính công khai giữa các cơ quan tiến hành tố tụng tỉnh Vĩnh Phúc đối với ông Trần Ngọc Chinh (81 tuổi) ông Trần Trung Thám (77 tuổi, em ruột ông Chinh, đã mất năm 1982) và ông Khổng Văn Đệ (89 tuổi), cùng trú tại xã Đồng Thịnh, đều bị truy tố oan tội "Giết người" vào năm 1980.
Sau khoảng 1 năm được xin lỗi công khai, gia đình ông Khổng Văn Đệ chấp nhận hơn 1,1 tỷ đồng tiền bồi thường oan sai từ Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc, dù trước đó ông Đệ đề nghị được bồi thường hơn 5,2 tỷ đồng.
Ông Trần Ngọc Chinh cùng người đại diện và gia đình đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc buộc Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh này bồi thường gần 13 tỷ đồng vì những tổn thất về thể xác, tinh thần sau khi bị mang án oan tội "Giết người" hàng chục năm qua.
Còn với gia đình em trai ông Chinh, ông Thám đã không may mắn để chờ đến ngày được giải oan, xin lỗi công khai như ông Chinh và ông Đệ. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, hành trình đi đòi tiền bồi thường của họ vẫn còn cả quá trình dài.
Gia đình ông Thám đề nghị được bồi thường 25 tỷ đồng, sau nhiều buổi thương lượng giữa Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc, các bên vẫn chưa đi đến được sự thỏa thuận như mong muốn. Nên sau đó, sự việc được TAND tỉnh Vĩnh Phúc thụ lý giải quyết.
Theo hồ sơ vụ án, ngày 28/1/1980, tại thôn Vạn Thắng xảy ra vụ án ông Chu Văn Quản - Bí thư chi bộ thôn - bị sát hại. Lúc này, ông Chinh cùng nhiều người dân địa phương đã đứng ngoài theo dõi.
Đến ngày 3/3/1980, khi ông Chinh đang trồng lạc ngoài đồng thì lực lượng Công an tỉnh Vĩnh Phú cùng chủ tịch UBND xã, công an địa phương đến đọc lệnh khởi tố, bắt tạm giam ông về tội giết người. Chiều cùng ngày, ông bị đưa lên trại giam Phủ Đức và được xác định là kẻ chủ mưu của vụ án.
Tại trại giam, ông Chinh phát hiện ngoài ông, công an còn bắt thêm em trai Trần Trung Thám và ông Khổng Văn Đệ (trú cùng thôn) và ông Nguyễn Đình Ký. Trong quá trình bị tạm giam, ông Trần Trung Thám đã bị chết.
Sau đó, quá trình điều tra xác định chỉ một mình ông Nguyễn Đình Ký phạm tội giết ông Chu Văn Quản. Ngày 15/6/1983, ông Ký bị TAND tỉnh Vĩnh Phú tuyên án tù chung thân.
Ngày 10/10/1982, ông Chinh được VKSND tỉnh Vĩnh Phú ra quyết định đình cứu vì không phạm tội giết người. Sau đó, ông Chinh và ông Đệ lần lượt được trả tự do vì không liên quan đến vụ án ông Quản bị sát hại.
Tuy nhiên, khi được trả tự do, các cơ quan tiến hành tố tụng Vĩnh Phú không hề xin lỗi hoặc cải chính công khai về việc đã hàm oan, khiến cả 3 người cùng gia đình chịu sự tủi nhục, sống trong sự kỳ thị của hàng xóm, láng giềng đến tận bây giờ.
Sau gần 40 năm, ngày 9/10/2019, VKSND tỉnh Vĩnh Phúc cùng các cơ quan có liên quan đã tổ chức buổi cải chính, xin lỗi công khai đối với những cụ ông này.
Thực hiện Chỉ thị 30 là một trong những nội dung đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ hằng năm của cá nhân và tổ chức, người đứng đầu các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan quản lý nhà nước thuộc Bộ Công thương.
Đó là chia sẻ của Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP Hà Nội, luật sư, T.S Đào Ngọc Chuyền. Theo ông Chuyền, Bộ pháp điển đem lại những lợi ích vô cùng ý nghĩa với cá nhân ông nói riêng và các cá nhân, tổ chức trong xã hội nói chung, đặc biệt là giới luật sư.
Chiều ngày 21/11, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Quang Hưng chủ trì buổi làm việc với Tổng Công ty Điện lực miền Bắc nhằm triển khai các Dự án đầu tư xây dựng lưới điện 110kV trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KT – XH trên địa bàn tỉnh.
Ngày 21/11, thông tin từ UBND TP Hải Phòng, TP Hải Phòng đã giao Sở Giao thông vận tải (GTVT) hướng dẫn doanh nghiệp (DN) các trình tự, thủ tục để sớm mở tuyến vận tải hành khách giữa đảo Bạch Long Vĩ với đất liền nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, du lịch cho huyện đảo tiền tiêu của Tổ quốc.
Chiều ngày 21/11, tỉnh Thái Bình đã tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024).
Chiều 21/11, UBND TP Hải Phòng tổ chức khai trương Dự án chính quyền số TP. Đây là một trong những sự kiện chào mừng Ngày chuyển đổi số Quốc gia năm 2024.
Chiều 21/12, Bộ Giao thông Vận tải khởi công xây dựng cầu Phong Châu mới dài 652 m trên quốc lộ 32C, thay thế cầu Phong Châu cũ bị hư hỏng trong bão Yagi.
Để phục vụ điều tra vụ án Mr. Pips Phó Đức Nam... lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Công an Hà Nội đề nghị "ai là bị hại, liên hệ Phòng cảnh sát hình sự để phối hợp giải quyết".
Dưới vỏ bọc là Công ty TNHH Thương mại và Tư vấn đầu tư Master Group do Hồ Bích Ngọc đứng đại diện pháp luật...đã cùng đồng phạm dụ dỗ khách hàng tham gia 3 sàn ngoại hối RichSmart, Topmax và GFS lừa đảo nhiều người đầu tư.
Theo cơ quan công an, các đối tượng được tách biệt thành 2 bộ phận, gồm: đưa thông tin gian dối để lừa đảo gọi mời tham gia đầu tư vào sàn giao dịch chứng khoán và tạo các tài khoản, công ty để che giấu dòng tiền, tránh rủi ro khi bị cơ quan chức năng phát hiện, 2 bộ phận này hoạt động đồng thời, song song và có sự phối hợp nhịp nhàng trong cả quá trình lừa đảo.
Bực tức vì Thuêm không trả lời mình, trong lúc nhậu Ten đã dùng dao chém nhiều nhát vào người của Thuêm, thấy vậy Toc không những không can ngăn anh mà còn dùng gậy gỗ đánh tiếp khiến Thuêm tử vong, rồi đưa thi thể nạn nhân xuống suối và dùng đá đè lên che giấu.
Công an thành phố Hà Nội đã phối hợp với tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol) ra quyết định truy nã quốc tế bị can Lê Khắc Ngọ (34 tuổi, trú Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm).
Ngày 19/12, Hội đồng xét xử (HĐXX) đã quyết định hoãn phiên tòa xét xử vụ án tham ô tài sản và lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại Trường Đại học Đồng Nai, do một số người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan vắng mặt.
Khi nghe tin về vụ phóng hỏa quán cà phê ở Hà Nội khiến 11 người chết, nhiều người không khỏi bàng hoàng, phẫn nộ. Càng đáng căm phẫn hơn khi nguyên nhân chỉ xuất phát từ mâu thuẫn nhỏ nhặt.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.