Đây là thực trạng được Đại biểu Quốc hội Nguyễn Lân Dũng chỉ ra trong phiên thảo luận sáng 3/11 tại Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIV.
Cho biết vừa trở về từ miền Trung, Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu (An Giang) cho rằng, thiên tai thảm họa có thể xảy ra ở bất kỳ nơi nào trên đất nước, nếu chúng ta không thay đổi.
“Chúng ta hô hào trồng rừng nhưng vẫn cho phép các đại dự án khởi công ngay trong những lõi rừng, hay những thủy điện “cóc” vẫn được duy trì hoạt động, thậm chí cấp giấy phép mới”, Đại biểu Hiếu nhấn mạnh.
Theo Đại biểu, chúng ta phải thay đổi cách làm, phải nhận thấy những sai lầm trong quá khứ, điều này thật khó vì thay đổi trong văn bản, nghị quyết thì chúng ta đã làm nhưng thay đổi trong tư duy thì không dễ.
Đơn cử trong đầu mỗi người vẫn nghĩ gỗ tự nhiên tốt hơn gỗ công nghiệp, vẫn khoe với khách đến nhà cái cầu thang, cái tủ, cái bàn làm từ giáng hương, lim, sến, rồi huyễn hoặc rằng gỗ này được nhập từ Lào, từ Miến, không phải phá rừng đặc dụng Việt Nam.
Philippines là quốc gia chịu nhiều bão nhất Đông Nam Á, họ giữ rừng già, giữ những ngọn núi cao còn hơn cả con ngươi của mắt mình, vì họ biết đây chính là thành trì quan trọng nhất để bảo vệ đất nước, con người trước sự giận dữ của thiên nhiên. Cơn bão số 10 đập vào dãy núi và rừng già của Philippines đã được giảm cấp là một ví dụ rất rõ ràng.
Để tạo ra bức tường phải bắt đầu tư duy, mà tư duy phải nhờ giáo dục mà có. Với cách giáo dục như hiện nay, việc hình thành tư duy mạch lạc, năng động và hướng thiện là vô cùng khó khăn.
Chúng ta hình dung một cháu bé vào lớp 1 với quyển sách giáo khoa chưa qua kiểm định rõ ràng, đang học lại thay đổi, bổ sung, sửa chữa, đính chính, một nền giáo dục loay hoay tìm triết lý sẽ tạo ra những sản phẩm định hướng không rõ ràng, chỉ biết cóp nhặt, a dua...
“Làm sao chúng ta dạy được con cháu mình những điều tưởng đơn giản nhưng sẽ là nền móng sự phát triển của đất nước vững chắc trong tương lai”, Đại biểu lo lắng nhưng vẫn tin rằng Việt Nam sẽ có rất nhiều những người trẻ tuổi thông minh, tài giỏi, đầy khát vọng nhưng cũng ngập tràn lòng trắc ẩn như cặp vợ chồng Công Vinh – Thủy Tiên, hình ảnh mà ông gặp thường xuyên ở những nơi khó khăn, gian khổ trên khắp đất nước.
Tinh thần bác ái, tương thân là bản chất, là truyền thống của dân tộc ta, nhưng phải nghĩ đến việc tổ chức tốt hơn để lòng tốt không bị lãng phí, người thật sự khó khăn sẽ nhận được sự giúp đỡ chí công và lòng yêu thương của con người sẽ ngày càng được nhân rộng.
Bão lụt chắc chắn sẽ còn xảy ra hàng năm như một quy luật của thiên nhiên, như vậy không thể dùng lòng tốt để khắc phục được hậu quả bão lụt từ năm này sang năm khác, chúng ta cần có chiến lược lâu dài để giảm hậu quả nặng nề của bão lụt.
Chiến lược đó cần phải được bàn bạc cẩn thận cấp quốc gia, với sự đóng góp của nhiều chuyên gia trên nhiều lĩnh vực, từ vấn đề vĩ mô như thảo luận của các nước nước ở thượng nguồn của nhiều dòng sông đổ vào Việt Nam, hạn chế các nước Lào, Trung Quốc, Campuchia hay Thái Lan xây và vận hành các thủy điện mới cũ, đến việc cấp thiết hiện nay như cập nhật bản đồ sạt lở ở các tỉnh, thành; xây nhà chống lũ, trang thiết bị cứu hộ, hệ thống cảnh báo lũ sớm hiệu quả hơn, hay có sẵn những khu tập trung người dân bị nạn khi lũ lụt.
Thảo luận tại phiên họp Quốc hội công tác phòng, chống dịch COVID-19, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Lân Hiếu nhấn mạnh: “Chúng ta quay trở lại sống bình thường tuân thủ theo quy tắc sống an toàn với dịch bệnh. Chúng ta không sợ COVID-19 nhưng cũng không chủ quan để dịch bùng phát diện rộng. Bộ Y tế đã chuẩn bị những nguyên tắc, nguyên lý rất cụ thể, chỉ cần các tỉnh lắng nghe và tin tưởng thực hiện”.
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam nhấn mạnh, dù có một bộ sách hay nhiều bộ sách thì chất lượng vẫn phải tốt, ít nhất là bằng hoặc tốt hơn ngày xưa. Các bản thảo sách giáo khoa cần để mọi người dân góp ý, đó là vì tương lai của đất nước, vì con cháu chúng ta.
Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cho biết, Bộ đang phối hợp với Bộ Tài chính tham mưu cho Chính phủ trình Quốc hội đưa mặt hàng sách giáo khoa vào danh sách mặt hàng Nhà nước bình ổn giá.
Để bảo đảm tính khả thi của biện pháp cưỡng chế ngừng cung cấp điện, nước, đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum Tô Văn Tám đề nghị phải gắn với trách nhiệm của chủ thể cung cấp dịch vụ điện, nước.
Dự thảo Luật Cư trú (sửa đổi) hiện đang quy định một phương án đối với Sổ hộ khẩu giấy là kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành (dự kiến từ ngày 01/7/2021), Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú đã được cấp vẫn được sử dụng và có giá trị như giấy tờ xác nhận về cư trú theo quy định của Luật này cho đến hết ngày 31/12/2022.
Quyết định số 1468/QĐ-TTg chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Gia Lách mở rộng, tỉnh Hà Tĩnh.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, tiếng Anh ngày càng trở nên quan trọng. Đây không chỉ là một môn học phổ thông, mà còn là công cụ để giao tiếp, kết nối. Đồng thời, tiếng Anh sẽ là công cụ giúp nâng cao trí thức Việt Nam, giúp học sinh, công dân Việt Nam hoà nhập thế giới, trở thành công dân toàn cầu, giúp văn hoá Việt Nam vươn ra quốc tế…
Hội đồng xét xã đạt Tiêu chí quốc gia y tế xã cấp thành phố đã thống nhất với kết quả 85/85 xã, phường, thị trấn đủ điều kiện công nhận đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
Theo đó, bà Hà Thị Mai Phương, Chuyên viên chính Vụ Tổng hợp giữ chức vụ Phó Hiệu trưởng Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương Nha Trang; thời hạn bổ nhiệm là 5 năm.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) vừa điều tra, làm rõ và bắt giữ 3 đối tượng trong ổ nhóm chuyên trộm cắp chó trên địa bàn huyện.
Công an thành phố Thanh Hóa (tỉnh Thanh Hoá) vừa triệt phá đường dây mua bán trái phép chất ma túy liên tỉnh bắt giữ 15 đối tượng mua bán tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy.
Tối 23/11, Công an thành phố Bến Cát, tỉnh Bình Dương cho biết trong đợt thực hiện cao điểm đấu tranh, phòng chống tội phạm ma túy, liên tiếp những ngày qua, lực lượng Cảnh sát giao thông bất ngờ phát hiện nhiều lái xe dương tính với ma túy.
Theo Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường, trước khi bị bắt giữ để điều tra về hành vi "Giết người", "Cướp tài sản" tại Sóc Sơn, Ma Văn Duy còn thực hiện hành vi trộm cắp xe ô tô tại Thái Nguyên và lái chiếc xe này di chuyển xuống Hà Nội; nên đối tượng còn có thể bị xem xét xử lý thêm về các tội danh Trộm cắp tài sản, Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ nếu có đủ yếu tố cấu thành các tội danh này...
Sau nhiều ngày tổ chức lực lượng theo dõi, bám sát di biến động của đối tượng cùng nhiều biện pháp nghiệp vụ sắc bén Công an đã triệt phá một ổ nhóm buôn bán ma túy lớn nhất từ trước đến nay trên địa bàn tỉnh
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.