Thảo luận tại phiên họp Quốc hội công tác phòng, chống dịch COVID-19, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Lân Hiếu nhấn mạnh: “Chúng ta quay trở lại sống bình thường tuân thủ theo quy tắc sống an toàn với dịch bệnh. Chúng ta không sợ COVID-19 nhưng cũng không chủ quan để dịch bùng phát diện rộng. Bộ Y tế đã chuẩn bị những nguyên tắc, nguyên lý rất cụ thể, chỉ cần các tỉnh lắng nghe và tin tưởng thực hiện”.
Còn nhiều tiềm năng, cơ hội để phát triển và tăng tốc
Phát biểu tại phiên họp, Đại biểu (ĐB) Quốc hội Trần Hoàng Ngân (đoàn TP HCM) nhận định, đại dịch COVID-19 đã gây ảnh hưởng nặng nề đến phát triển kinh tế - xã hội nước ta. Tuy nhiên, chúng ta còn nhiều tiềm năng và cơ hội để tăng tốc.
Đồng tình với các chỉ tiêu, giải pháp Chính phủ đã nêu trong báo cáo trước Quốc hội, ĐB Ngân nhấn mạnh tầm quan trọng của các giải pháp như: Tiếp tục tập trung phòng chống dịch bệnh; đầu tư cho y tế cơ sở; đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu, sản xuất vaccine trong nước, tiến tới tự chủ vaccine phòng COVID-19… Đồng thời, cần đẩy nhanh tiến độ giải ngân các dự án đầu tư công tạo đà phát triển cho giai đoạn tới.
ĐB Hà Đức Minh (đoàn Lào Cai) cho rằng, thời gian qua, chúng ta đã có nhiều cơ chế, chính sách về miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí và các gói hỗ trợ trực tiếp người dân, doanh nghiệp vượt qua khó khăn, góp phần phục hồi sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, so với yêu cầu và mặt bằng chung, các gói hỗ trợ, kích thích này chưa bảo đảm được tính toàn diện và bền vững. Do vậy, cần đánh giá căn cơ tổng nhu cầu cần hỗ trợ của người dân, doanh nghiệp và các thành phần kinh tế để vượt ngưỡng khó khăn và khả năng đáp ứng của ngân sách nhà nước để từ đó đưa ra các gói kích thích kinh tế đủ lớn, đủ rộng trong khoảng thời gian đủ dài để đạt được các mục tiêu.
Cần đánh giá hiệu quả của học tập trực tuyến
Tại phiên họp, nhiều ĐB cũng bày tỏ băn khoăn trước việc học và thi trong thời gian chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.
ĐB Nguyễn Thị Hà (đoàn Bắc Ninh) đánh giá, thời gian qua, cả hệ thống chính trị, toàn ngành Giáo dục và bản thân các thầy, cô giáo đã có nhiều cố gắng, chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong triển khai dạy và học trực tuyến giữa muôn vàn khó khăn, qua đó thể hiện sự thích nghi nhanh chóng của ngành Giáo dục với tiến bộ khoa học công nghệ, biến nguy thành cơ, bảo đảm mục tiêu kép.
Tuy nhiên, việc học trực tuyến không thể thay thế được học trực tiếp nhưng là giải pháp tất yếu, tối ưu để đảm bảo cung cấp kiến thức, sự an toàn cho người học trong diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19.
Theo ĐB Hà, bên cạnh những đột phá, việc dạy và học trực tuyến vẫn tồn tại những khó khăn, bất cập. Trước hết là chất lượng việc dạy và học chưa được đảm bảo do rất nhiều yếu tố khách quan như chất lượng của đường truyền không ổn định; một bộ phận thầy, cô giáo, đặc biệt là những giáo viên lớn tuổi gặp khó khăn trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Việc quản lý học sinh trong quá trình học tập chưa thật hiệu quả.
Bên cạnh đó, việc dạy và học trực tuyến kéo dài đã gây ra các vấn đề liên quan đến sức khỏe của người dạy và người học khi phải ngồi tiếp xúc với thiết bị điện tử lâu và không vận động trong thời gian dài; học sinh nảy sinh tâm lý lo lắng khi bị giảm tương tác với thầy cô và bạn bè; trong khi nhiều phụ huynh chưa tương tác hợp lý với con, còn giáo viên nảy sinh áp lực tâm lý.
Cùng đề cập đến việc học trực tuyến, ĐB Trần Thị Thu Phước (đoàn Kon Tum) cho biết: “Thực tiễn ở địa phương có rất nhiều gia đình người đồng bào dân tộc thiểu số gặp khó khăn và không có tiền để mua điện thoại thông minh (hơn 3 triệu đồng) hoặc máy tính (khoảng 10 triệu đồng). Đề nghị Chính phủ và Bộ Giáo dục và Đào tạo nên xem xét bổ sung làm rõ nội dung này trong báo cáo và có những định hướng và giải pháp cụ thể hơn trong thời gian tới”.
ĐB Phước cũng đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo khẩn trương đánh giá hiệu quả học tập trực tuyến của học sinh, sinh viên thời gian qua, xác định những vướng mắc, bất cập và có những giải pháp để giải quyết, phát huy tốt ưu điểm của hình thức giáo dục đào tạo trực tuyến trong thời gian tới.
ĐB Nguyễn Hữu Chính (Hà Nội) cho rằng, cần tìm ra các giải pháp phù hợp hơn đối với công tác giáo dục trong thời điểm hiện nay. Việc dạy học trực tuyến đã được triển khai trên toàn quốc, tuy nhiên vẫn còn một số em học sinh rất khó khăn trong tiếp cận tiểu học việc học trực tuyến do nhiều nguyên nhân khác nhau, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục.
Vì vậy, phải có giải pháp, chính sách đảm bảo sự đồng đều việc tiếp cận và đảm bảo chất lượng học tập của học sinh trong điều kiện hiện nay. Đồng thời, tăng cường công tác tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên về các kỹ năng cần thiết để tiến hành dạy học trực tuyến, đào tạo từ xa để nâng cao chất lượng bài giảng, phát huy khả năng tự học của học sinh và sinh viên.
Phần mềm theo dõi và điều trị COVID-19 cần tránh hiện tượng “đầu voi, đuôi chuột”
Về công tác kiểm soát dịch bệnh COVID-19, ĐB Trần Đình Văn (đoàn Lâm Đồng) và một số ĐB khác đề nghị cần đổi mới tư duy trong công tác phòng, chống dịch, đặt trọng tâm và công tác phòng, chống dịch thích ứng an toàn, kiểm soát dịch hiệu quả với chiến lược bao phủ vaccine, + 5K, + ứng dụng công nghệ thông tin và nâng cao ý thức của người dân. Trong đó, nhấn mạnh quan tâm đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine để chủ động cung ứng cho người dân trong nước.
Đề cập cụ thể hơn, ĐB Nguyễn Lân Hiếu (Bình Định) cho rằng, cần chú ý triển khai ứng dụng tin học trong việc phát hiện, theo dõi và điều trị dịch COVID-19 trên phạm vi toàn quốc, không để riêng một bộ nào chủ trì lĩnh vực vô cùng quan trọng này.
Hội đồng nghiệm thu phần mềm các ứng dụng cũng cần có các chuyên gia kinh nghiệm, tâm huyết của ngành Y tế, Công an, Quân đội, những người đã và đang trực tiếp tham gia chống dịch. Sau khi thử nghiệm hoàn chỉnh cần triển khai đồng bộ trên diện rộng, tránh hiện tượng “đầu voi, đuôi chuột” của những phần mềm mang tiếng là app quốc gia trước đây.
ĐB Hiếu cho rằng, rào cản lớn nhất là cơ quan quản lý nhà nước chưa thống nhất các quy định, quy trình chưa tường minh, dẫn đến hiệu quả còn quá kém, khiêm tốn so với tiềm năng to lớn của công nghệ thông tin. Nên lấy tiêu chí đơn giản và rộng mở để triển khai ứng dụng thông tin. Đơn giản là để bất cứ người dân nào cũng có thể sử dụng được, thời gian nạp dữ liệu ngắn nhất. Rộng mở để có thể thích ứng với tích hợp tất cả các phần mềm đã, đang và sẽ triển khai trong tương lai.
Nhiều bài học kinh nghiệm từ công tác phòng, chống dịch và phát triển kinh tế - xã hội
Giải trình tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, sau 1 tháng triển khai Nghị quyết 128 của Chính phủ đã có nhiều chuyển biến tích cực, củng cố được niềm tin của người dân, doanh nghiệp, nhà đầu tư.
Theo Bộ trưởng, có 3 bài học qua đợt dịch vừa qua để đảm bảo phát triển an toàn, bền vững hơn.
Thứ nhất, năng lực của hệ thống y tế, nhất là y tế dự phòng và y tế cơ sở còn thiếu và yếu dẫn đến lúng túng trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh, ảnh hưởng đến tính mạng của người dân, ảnh hưởng việc làm, đời sống nhân dân.
Thứ hai, năng lực quản trị xã hội, quản lý nhà nước, xử lý tình huống còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu, dẫn đến thiếu thống nhất, thiếu đồng bộ, cục bộ địa phương, làm đứt gãy chuỗi cung ứng, sản xuất và tiêu thụ.
Thứ ba, vai trò của cả hệ thống chính trị và của người dân là rất lớn nhưng cũng cần có sự kết hợp giữa hỗ trợ của Trung ương, cộng đồng doanh nghiệp và bạn bè quốc tế.
Qua 2 năm thực hiện, nhiều mục tiêu, chỉ tiêu đặt ra trong Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội (Nghị quyết số 43) cơ bản hoàn thành. Ổn định kinh tế vĩ mô được giữ vững, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm.
Sáng ngày 24/6, Đoàn công tác của Bộ Y tế do Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn làm trưởng đoàn đã có buổi kiểm tra và làm việc tại tỉnh Đồng Nai về công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Ứng phó với tình hình dịch Covid-19 đang có diễn biến phức tạp, nhiều tỉnh, thành trong cả nước đã chủ động đưa các phương án, biện pháp đảm bảo y tế phục vụ bầu cử, gắn với tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch... với mục tiêu bảo đảm tổ chức thành công cuộc bầu cử vào ngày 23/5 tới đây.
Những bãi biển đông nghẹt, những con phố vui chơi chật như nêm trong kỳ nghỉ lễ. Dường như, một bộ phận không nhỏ người dân vẫn cho rằng việc chống, dập dịch là của Chính phủ!
Việc “để lọt” 3 ca mắc Covid-19 ở 1 đám ma tại quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng khiến dư luận lo lắng công cuộc phòng dịch gặp khó khăn hơn ở phía trước, thậm chí đối mặt với việc, mỗi ngày lại bắt đầu từ vạch xuất phát mới.
Quyết định số 1468/QĐ-TTg chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Gia Lách mở rộng, tỉnh Hà Tĩnh.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, tiếng Anh ngày càng trở nên quan trọng. Đây không chỉ là một môn học phổ thông, mà còn là công cụ để giao tiếp, kết nối. Đồng thời, tiếng Anh sẽ là công cụ giúp nâng cao trí thức Việt Nam, giúp học sinh, công dân Việt Nam hoà nhập thế giới, trở thành công dân toàn cầu, giúp văn hoá Việt Nam vươn ra quốc tế…
Hội đồng xét xã đạt Tiêu chí quốc gia y tế xã cấp thành phố đã thống nhất với kết quả 85/85 xã, phường, thị trấn đủ điều kiện công nhận đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
Theo đó, bà Hà Thị Mai Phương, Chuyên viên chính Vụ Tổng hợp giữ chức vụ Phó Hiệu trưởng Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương Nha Trang; thời hạn bổ nhiệm là 5 năm.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) vừa điều tra, làm rõ và bắt giữ 3 đối tượng trong ổ nhóm chuyên trộm cắp chó trên địa bàn huyện.
Công an thành phố Thanh Hóa (tỉnh Thanh Hoá) vừa triệt phá đường dây mua bán trái phép chất ma túy liên tỉnh bắt giữ 15 đối tượng mua bán tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy.
Tối 23/11, Công an thành phố Bến Cát, tỉnh Bình Dương cho biết trong đợt thực hiện cao điểm đấu tranh, phòng chống tội phạm ma túy, liên tiếp những ngày qua, lực lượng Cảnh sát giao thông bất ngờ phát hiện nhiều lái xe dương tính với ma túy.
Theo Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường, trước khi bị bắt giữ để điều tra về hành vi "Giết người", "Cướp tài sản" tại Sóc Sơn, Ma Văn Duy còn thực hiện hành vi trộm cắp xe ô tô tại Thái Nguyên và lái chiếc xe này di chuyển xuống Hà Nội; nên đối tượng còn có thể bị xem xét xử lý thêm về các tội danh Trộm cắp tài sản, Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ nếu có đủ yếu tố cấu thành các tội danh này...
Sau nhiều ngày tổ chức lực lượng theo dõi, bám sát di biến động của đối tượng cùng nhiều biện pháp nghiệp vụ sắc bén Công an đã triệt phá một ổ nhóm buôn bán ma túy lớn nhất từ trước đến nay trên địa bàn tỉnh
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.