Hà Nội 26 °C
TP Hồ Chí Minh 33 °C
Hải Phòng 28 °C
Đà Nẵng 28 °C
Yên Bái 23 °C
  • Hà Nội Hà Nội 26°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 33°C
  • Hải Phòng Hà Nội 28°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 28°C
  • Yên Bái Hà Nội 23°C

Hành trình đào tẩu hơn 4.000 km của những người Triều Tiên

Pháp luật 4 phương
21/09/2017 10:30
An Hồng
aa
Những người Triều Tiên đào tẩu khỏi quê hương vượt quãng đường bộ hơn 4.300 km với mơ ước về một cuộc sống mới ở Hàn Quốc.


Một người đàn ông kéo lưới đánh cá lội qua vùng nước trũng ở phía bắc thành phố Đan Đông, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc, gần sông Yalu, giữa biên giới với Triều Tiên. Ảnh: Reuters.
Một người đàn ông kéo lưới đánh cá lội qua vùng nước trũng ở phía bắc thành phố Đan Đông, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc, gần sông Yalu, giữa biên giới với Triều Tiên. Ảnh: Reuters.

Từ thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh, đông bắc Trung Quốc, gần biên giới với Triều Tiên, chỉ mất đúng một giờ 45 phút để bay tới thủ đô Seoul, Hàn Quốc. Chuyến bay này ngắn tới nỗi hành khách thậm chí còn chưa kịp ăn xong suất cơm miễn phí trên máy bay trước khi hạ cánh. Tuy nhiên, đối với những người đào thoát khỏi Triều Tiên qua ngả đường Trung Quốc thì hành trình tới Hàn Quốc không dễ dàng như vậy, Washington Post đưa tin.

Trong trường hợp lý tưởng nhất, những người đào tẩu Triều Tiên sẽ trải qua quãng đường dài 4.300 km với đủ loại phương tiện giao thông như xe bus, xe máy, thuyền và thậm chí đi bộ băng rừng. Đa số người đào tẩu khỏi Triều Tiên đều bắt đầu hành trình chạy trốn qua Trung Quốc, rồi tới Lào, sau đó vượt biên vào Thái Lan. Tại đây, sau khi bị chính quyền sở tại phạt hành chính vì tội nhập cư bất hợp pháp, họ sẽ được gửi tới đại sứ quán Hàn Quốc ở Bangkok. Tiếp theo đó, quy trình chuyển họ tới Seoul được kích hoạt. Khi đặt chân tới Hàn Quốc, những người tị nạn Triều Tiên sẽ bắt đầu cuộc sống mới.

Theo thống kê, kể từ những năm 1990, hơn 30.000 người Triều Tiên đã trốn chạy sang Hàn Quốc. Và một khi đã đặt chân đến thủ đô Seoul, tất cả những người tị nạn Triều Tiên nghiễm nhiên được công nhận là công dân Hàn Quốc.

"Cháu muốn học tất cả mọi thứ về máy tính", một cậu bé Triều Tiên 15 tuổi vừa tới Thái Lan cho biết. Mới chỉ 12 ngày trước thôi, cậu vẫn còn ở Triều Tiên.

"Cháu cũng muốn giỏi máy tính", cô em gái 8 tuổi xen vào. Cô bé cầm trên tay một con búp bê Barbie mà những cán bộ của một tổ chức nhân đạo ở Thái Lan tặng. Đây là con búp bê đầu tiên trong đời cô bé.

Hai đứa trẻ thuộc nhóm 11 người Triều Tiên đang ở trong đồn cảnh sát biên giới Thái Lan sau khi vượt sông Mekong từ Lào. Những người này vẫn còn chưa hồi sức sau hành trình dài ngày, sẵn sàng chia sẻ câu chuyện đào tẩu của họ với điều kiện giữ kín tên thật.

Quyết định rời bỏ quê hương

Khi còn ở Triều Tiên, người đàn ông làm nghề đánh cá hàng ngày chèo thuyền qua lại Trung Quốc. Thu nhập từ nghề tay phải là đánh cá cộng với nghề tay trái chuyển tiền qua biên giới hai nước giúp ông kiếm sống tốt. Nhưng nhìn thấy cuộc sống của người dân Trung Quốc ở vùng biên giới và nghe đài phát thanh Hàn Quốc hàng ngày, người đàn ông này quyết định trở thành một trong những người rời bỏ Triều Tiên để tìm cuộc sống mới.

Trong khi đó, đối với người phụ nữ tầm 50 tuổi, vốn sinh sống ở thành phố cảng Nampo, phía nam Triều Tiên, đào thoát khỏi quê hương là lựa chọn duy nhất. Bà vừa trải qua hai năm rưỡi cải tạo tập trung và không muốn bị bắt trở lại đó.

Còn với một nhóm phụ nữ trẻ khoảng hơn 20 tuổi, họ không biết hoặc giả vờ không biết rằng gia đình ở thành phố biên giới Hyesan bán họ cho đàn ông Trung Quốc. "Tôi biết tôi sắp bị bán đi nhưng tôi đã chuẩn bị cho ngày đó rồi", một cô nói. Bạn của cô gái này sang Trung Quốc trước đó vài tháng với niềm tin rằng sẽ kiếm được một chân chạy bàn trong một nhà hàng nhưng trên thực tế cô bị gả bán cho một người đàn ông Trung Quốc với giá 12.000 USD.

Một người phụ nữ Triều Tiên đào tẩu ngồi kể lại hành trình gian khó kéo dài 12 ngày trước khi đến Thái Lan. Ảnh: Washington Post. 
Một người phụ nữ Triều Tiên đào tẩu ngồi kể lại hành trình gian khó kéo dài 12 ngày trước khi đến Thái Lan. Ảnh: Washington Post.

Tất cả họ, mỗi người mỗi số phận, mỗi hoàn cảnh, đều chọn con đường rời bỏ quê hương.

Không có con số thống kê chính thức nhưng theo ước tính mỗi năm có hàng nghìn người Triều Tiên mạo hiểm vượt biên. Nhiều người sống chui sống lủi ở Trung Quốc trước khi bị bắt và trục xuất về nước. Năm ngoái, có 1.418 người trốn thoát tới Hàn Quốc.

Dù lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un ra lệnh siết chặt quản lý cửa khẩu biên giới, với sự giúp đỡ của mạng lưới những người môi giới, trong số đó nhiều người vốn xuất thân là người tị nạn đào tẩu thành công, quy trình đưa người Triều Tiên tới Hàn Quốc hoạt động tương đối trơn tru. Thông thường, không mất quá 10 ngày tại trại giam ở Thái Lan và chỉ trong vòng chưa đầy một tháng, những người đào tẩu có thể đặt chân tới Seoul.

Hành trình hiểm nguy

Sau khi tìm được người môi giới, việc tiếp theo một người tị nạn Triều Tiên cần làm là kiếm đủ tiền để đặt cọc. Số tiền còn lại sẽ được thanh toán khi đến Hàn Quốc. Số ít người tị nạn may mắn được các tổ chức tôn giáo hoặc thiện nguyện ở Hàn Quốc trang trải nốt khoản nợ.

Ở chặng đầu tiên của hành trình, nhóm gồm 11 người Triều Tiên đào tẩu vượt sông vào Trung Quốc giữa đêm tối. Họ được thông báo rằng, có hai chiếc xe ôtô đã đợi sẵn họ ở bờ bên kia. Sau đó, họ sẽ được chở đến một ngôi nhà an toàn.

"Lúc đến được ngôi nhà đó, trời đã tang tảng sáng", một người phụ nữ Triều Tiên 42 tuổi nhớ lại. "Chúng tôi ở đó ba ngày, chỉ có ăn, ngủ và xem TV suốt cho đến khi họ nói đã đến lúc tiếp tục lên đường".

Dù lo lắng sẽ bị bắt giữ trên đường đi, ai cũng nghĩ như người đàn ông đánh cá rằng: "Nếu phải chết thì chết thôi".

Sau đó, cả nhóm được đẩy lên chuyến xe bus đầu tiên chạy suốt 17 tiếng. "Chuyến xe đó chẳng là gì cả. Chúng tôi mất tổng cộng 80 tiếng ngồi trên ôtô, đổi hết xe này tới xe khác ở Trung Quốc", một người phụ nữ bật cười kể lại.

Ngồi yên vị trên xe bus chưa hẳn đã an toàn. Nếu cảnh sát Trung Quốc bất ngờ kiểm tra giấy tờ tùy thân, họ sẽ ngay lập tức bị phát hiện.

"Chúng tôi không dám ngồi cạnh nhau. Chúng tôi không hé răng nói với nhau câu nào trên xe. Và cũng không có ai đoái hoài đến chúng tôi vì chúng tôi giả vờ ngủ suốt".

Dù những người tổ chức các chuyến đào tẩu này ngồi ở Seoul, Hàn Quốc, họ biết chính xác từng đường đi nước bước.

"Chúng tôi biết chính xác vị trí các điểm kiểm soát. Có thế, chúng tôi mới có thể báo cho họ biết nên chờ đợi ở đâu và khi nào thì nên đi tiếp", Kim Sang-hun, một người hoạt động vì người tị nạn Triều Tiên cho biết.

"Họ có thể bị bắt giữ ở bất cứ đâu, vào bất cứ lúc nào. Và kết cục sẽ rất xấu. Vì vậy, để đảm bảo họ được an toàn, chúng tôi phải hiểu biết về địa phương nơi mà họ đi qua nhằm tìm cách đi vòng".

Nhiều người Triều Tiên sống gần biên giới Trung Quốc, biết một chút tiếng Trung và ngoại hình cũng tương đối giống người bản địa nên có thể dễ dàng vượt qua chặng đường này.

Ji Seong-ho, một người Triều Tiên đào tẩu, hiện sống ở Seoul, Hàn Quốc, đứng ở bờ sông Mekong gần biên giới Thái Lan và Lào. Đằng sau lưng ông Ji là những người tị nạn Triều Tiên. Ảnh: Washington Post.
Ji Seong-ho, một người Triều Tiên đào tẩu, hiện sống ở Seoul, Hàn Quốc, đứng ở bờ sông Mekong gần biên giới Thái Lan và Lào. Đằng sau lưng ông Ji là những người tị nạn Triều Tiên. Ảnh: Washington Post.

Phần khó khăn nhất là chặng đường ở Lào, họ phải đi bộ nhiều ngày đường rừng giữa những trận mưa nhiệt đới xối xả. Vừa lẩn trốn vừa chạy trong đêm tối để tránh các lực lượng tuần tra biên phòng.

"Mỗi bước đi đều nguy hiểm và khó khăn, băng rừng, đổi phương tiên giao thông, vượt qua biên giới giữa các nước. Một vài người đã ngã bệnh trên đường đi vì quá gian nan", ông Ji Seong-ho, lãnh đạo một tổ chức thiện nguyện vì người tị nạn Triều Tiên, cho biết.

Hành trình đặc biệt gian truân với trẻ em và người cao tuổi. Có những bà mẹ buộc phải cho con uống thuốc ngủ để chúng không khóc rồi bỏ lại chúng giữa đường.

Khi đang lang thang trong rừng ở Lào, ba người đàn ông xuất hiện và lia đèn pin về phía họ. Lúc đó, trời tối và mưa như trút nước. Ai cũng ướt sũng. Đường rừng trơn trượt.

"Họ nói chúng tôi phải leo qua hai quả núi nhưng tôi nghĩ phải là ba quả", một người phụ nữ trẻ đã để con gái nhỏ 4 tuổi ở Trung Quốc để trốn thoát. "Thực sự, rất khó khăn. Tôi đã sợ đến mức tưởng rằng mình sẽ chết".

Còn người phụ nữ 50 tuổi đến từ thành phố cảng Nampo thì cho biết những lần vượt biên giới là đáng sợ nhất. "Tôi cứ tự nhủ rằng: Chuyện gì sẽ xảy ra nếu bị bắt? Nếu tôi bị trục xuất về nước một lần nữa, tôi biết cuộc đời tôi sẽ chấm dứt".

Sau đó, họ được hướng dẫn lên một chiếc xe. Người tài xế tỏ rõ sự lo lắng và sợ hãi vì biết mình đang liều lĩnh chở 11 người Triều Tiên. Trong khi đó, hành khách cũng căng thẳng không kém. Họ đã đi được xa như vậy rồi. Nếu bị bắt ở Lào, tất cả sẽ quay trở về con số không.

Khoảng 4 tiếng sau, cả nhóm đứng trước sông Mekong, chuẩn bị vượt biên giới từ Lào sang Thái Lan.

4 tiếng đồng hồ ngồi trên xe, quần áo trên người chưa kịp khô. Họ đứng run lập cập trong đêm tối ở trên bờ và đợi đến giờ phút xuất phát. Đúng 3h30 sáng, tất cả lên hai chiếc thuyền. Mưa to khiến nước sông chảy cuồn cuộn. Đi xuôi theo dòng tầm hơn 30 km, họ được thả vào bờ.

Khi đặt chân lên bờ, tất cả đều thở phào nhẹ nhõm. Họ đã tới Thái Lan.

"Tôi ngồi trên bờ và châm lửa hút thuốc", người đàn ông Triều Tiên làm nghề đánh cá nói.

Trong khi đó, ông Ji lùng sục tìm kiếm nhóm 11 người này. Con thuyền đã thả họ xa điểm hẹn. Cuối cùng sau nhiều giờ, ông Ji đã gặp được cả nhóm rồi đưa họ tới một khách sạn gần đó tắm rửa và ăn uống.

Tối hôm đó, trước khi ra trình diện cảnh sát vào sáng hôm sau, những người Triều Tiên đào tẩu ngồi lại với nhau. Họ đẩy hết giường vào một góc, quây quần trên sàn nhà cùng ăn một bữa cơm với cá nướng, gà rán và bia.

Giờ đây, Hàn Quốc đã không còn xa.

bài liên quan
Sao Thái Lan sẵn sàng hợp tác đóng phim Việt

Sao Thái Lan sẵn sàng hợp tác đóng phim Việt

Nam thần Thái Lan - Nadech Kugimiya hào hứng khi đến Việt Nam, đồng thời mong muốn có thể đóng phim tại dải đất hình chữ S.
Bắt giữ và bàn giao 02 đối tượng bị truy nã quốc tế

Bắt giữ và bàn giao 02 đối tượng bị truy nã quốc tế

Công an tỉnh Bình Thuận đã tiến hành bàn giao 02 đối tượng truy nã người Trung Quốc cho Công an Trung Quốc tại cửa khẩu Hữu Nghị - tỉnh Lạng Sơn.
Thủ tướng tiếp Chủ tịch Tập đoàn Hyosung, Hàn Quốc

Thủ tướng tiếp Chủ tịch Tập đoàn Hyosung, Hàn Quốc

Chiều 14/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp ông Cho Hyun-joon, Chủ tịch Tập đoàn Hyosung (Hàn Quốc) đang thăm và làm việc tại Việt Nam. Đây là lần thứ 2 trong khoảng 3 tháng qua, Thủ tướng có cuộc gặp Chủ tịch của tập đoàn Hyosung để thúc đẩy hơn nữa các dự án đầu tư lớn tại Việt Nam.
Bộ Công an Việt Nam và Bộ Công an Lào tăng cường hợp tác phòng, chống các loại tội phạm

Bộ Công an Việt Nam và Bộ Công an Lào tăng cường hợp tác phòng, chống các loại tội phạm

Ngày 14/10, tại Hà Nội, Bộ Công an Việt Nam chủ trì tổ chức Hội nghị song phương cấp Bộ trưởng giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ Công an Lào về hợp tác phòng, chống tội phạm, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và phòng, chống ma túy.
Bắt hai đối tượng truy nã sau 9 năm lẩn trốn tại Lào

Bắt hai đối tượng truy nã sau 9 năm lẩn trốn tại Lào

Sau 9 năm lẩn trốn sang Lào, hai đối tượng truy nã về tội “Vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng và quản lý lâm sản” vừa bị Công an huyện Tương Dương (tỉnh Nghệ An) phối hợp với các đơn vị chức năng bắt giữ thành công.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tư lệnh Cảnh sát Quốc gia Hàn Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tư lệnh Cảnh sát Quốc gia Hàn Quốc

Trưa 28/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tư lệnh Cảnh sát Quốc gia Hàn Quốc Cho Ji Ho dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Cơ quan Cảnh sát Quốc gia Hàn Quốc thăm Việt Nam, dự Chương trình giao lưu văn hóa, thể thao Cảnh sát Việt Nam – Hàn Quốc lần thứ 2.
Mới nhất
Đọc nhiều
Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của năm 2025 và giai đoạn 2026-2030

Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của năm 2025 và giai đoạn 2026-2030

Sáng 20/10, tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 10, khóa XIII, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Cán sự Đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã truyền đạt chuyên đề "Những nội dung cốt lõi,
Quốc hội sẽ tiến hành quy trình bầu Chủ tịch nước vào ngày mai 21/10

Quốc hội sẽ tiến hành quy trình bầu Chủ tịch nước vào ngày mai 21/10

Chiều 20/10, Văn phòng Quốc hội tổ chức họp báo thông tin trước kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Cà Mau: Sẵn sàng cho Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc

Cà Mau: Sẵn sàng cho Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc

Còn hơn 30 ngày nữa sẽ diễn ra Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc (1954 - 2024) tại thị trấn Sông Ðốc (huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau). Đây là 1 trong 3 điểm tập kết lớn của các tỉnh Nam Bộ, ghi dấu sự kiện trọng đại mang tầm vóc, ý nghĩa lớn lao trong lịch sử dân tộc.
Tin bài khác
Cảnh sát giao thông được dừng phương tiện trong trường hợp nào?

Cảnh sát giao thông được dừng phương tiện trong trường hợp nào?

Cảnh sát giao thông (CSGT) được quyền yêu cầu dừng phương tiện để kiểm tra trong trường hợp nào?
Đại biểu Quốc hội: Chính sách thuế thu nhập cá nhân có nội dung đã lạc hậu cả chục năm

Đại biểu Quốc hội: Chính sách thuế thu nhập cá nhân có nội dung đã lạc hậu cả chục năm

Đại biểu Trần Văn Lâm (đoàn Bắc Giang) chỉ ra rằng, nhiều chính sách thu biểu hiện sự lạc hậu, bất cập nhưng chậm được xem xét, điều chỉnh, như thuế thu nhập cá nhân, thuế VAT.
Người tố cáo cần gì?

Người tố cáo cần gì?

Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM vừa ban hành Quy định 1269 về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Trong đó có nội dung mua tin phản ánh về hành vi này với mức phí tối đa 10 triệu đồng.
Vấn đề Sách giáo khoa lại làm "nóng" Nghị trường

Vấn đề Sách giáo khoa lại làm "nóng" Nghị trường

Chiều 01/11, tại Nhà Quốc hội, các ĐBQH tiếp tục bàn luận nhiều nội dung quan trọng về kinh tế xã hội, trong đó có vấn đề Sách giáo khoa.
Phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

Phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái ký Quyết định 1263/QĐ-TTg phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đến năm 2025.
Vì sao Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Nguyễn Văn Hồng xin thôi việc?

Vì sao Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Nguyễn Văn Hồng xin thôi việc?

Ông Nguyễn Văn Hồng - Phó Chủ tịch UBND TP.Cần Thơ xin nghỉ công tác từ ngày 1/11 theo nguyện vọng cá nhân.
FED giữ nguyên lãi suất ở mức 5,25% - 5,5%

FED giữ nguyên lãi suất ở mức 5,25% - 5,5%

Uỷ ban Thị trường Mở Liên bang Mỹ (FOMC) – cơ quan ra quyết định của Fed – giữ nguyên lãi suất ở phạm vi 5.25%-5.5%.
Lễ Tôn vinh 50 Gương sáng Pháp luật năm 2023

Lễ Tôn vinh 50 Gương sáng Pháp luật năm 2023

Tối ngày 1/11, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - 11 Lê Hồng Phong, Hà Nội, Báo Pháp luật Việt Nam long trọng tổ chức Lễ tôn vinh 50 Gương sáng Pháp luật năm 2023.
Thư ngỏ của Tổng Biên tập Báo PLVN nhân dịp kết thúc Chương trình “Gương sáng pháp luật” lần thứ 2

Thư ngỏ của Tổng Biên tập Báo PLVN nhân dịp kết thúc Chương trình “Gương sáng pháp luật” lần thứ 2

Nhân dịp kết thúc Chương trình “Gương sáng pháp luật” lần thứ 2, TS.Vũ Hoài Nam - Trưởng Ban Tổ chức Chương trình bình chọn “Gương sáng pháp luật” Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam có Thư ngỏ gửi tới Quý bạn đọc.
“Khốn khổ” gần 30 năm chờ đợi “sổ đỏ” tại dự án nhà ở của HANHUD

“Khốn khổ” gần 30 năm chờ đợi “sổ đỏ” tại dự án nhà ở của HANHUD

Nhiều năm trôi qua, các hộ dân mua nhà ở Dự án Khu nhà ở Mạ Kim vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), mà nguyên nhân đến từ những vướng mắc trong thủ tục pháp lý.
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
tong bi thu nguyen phu trong nha lanh dao ly luan xuat sac

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà lãnh đạo, lý luận xuất sắc

(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
tinh cam dac biet cua nhan dan voi tong bi thu nguyen phu trong

Tình cảm đặc biệt của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
bo tu phap dung dau cac bo nganh ve chi so cai cach hanh chinh nam 2023

Bộ Tư pháp đứng đầu các bộ, ngành về Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023

(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.