Nhiều năm trôi qua, các hộ dân mua nhà ở Dự án Khu nhà ở Mạ Kim vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), mà nguyên nhân đến từ những vướng mắc trong thủ tục pháp lý.
Vào năm 1994, các hộ dân mua nhà ở của Công ty CP Kinh doanh Phát triển nhà và đô thị Hà Nội (HANHUD) - trước đây là Công ty Kinh doanh phát triển Nhà Thanh Trì trực thuộc UBND huyện Thanh Trì bắt đầu nộp tiền và được ký hợp đồng mua nhà tại Dự án Khu nhà ở Mạ Kim, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, TP Hà Nội.
Được biết, Dự án được thực hiện theo Quyết định số 2537/QĐ-UB ngày 8/8/1996 của UBND TP Hà Nội.
Đến năm 2004, HANHUD đã bàn giao nhà ở cho các hộ dân mua nhà (có phiếu thu, hợp đồng, biên bản bàn giao nhà…các hồ sơ tài liệu có liên quan kèm theo).
Nhưng điều đáng buồn đó là hàng chục năm đã trôi qua, đến nay, các hộ dân mua nhà ở Dự án Khu nhà ở Mạ Kim (có 17 hộ dân) vẫn chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), mà nguyên nhân đến từ những vướng mắc trong thủ tục pháp lý.
Gia đình của bà Nguyễn Thị Cương (số 238 Phan Trọng Tuệ, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội) là một trong những hộ dân đã nộp tiền, ký hợp đồng mua nhà với HANHUD và sau đó đã phải “mòn mỏi” chờ đợi được cấp sổ đỏ từ nhiều năm nay.
Bà Nguyễn Thị Cương kể lại: “Gần 30 năm trước, sau khi gia đình chúng tôi đóng tiền mua nhà thì lại phát sinh việc đường điện cao thế đi ngang qua dự án nên phải di chuyển đường điện.
Sau đó, các hộ dân, trong đó có gia đình tôi đã cùng đóng góp đầy đủ kinh phí để di chuyển đường điện nói trên. Công tác di dời sau đó được hoàn thành nhưng phía HANHUD có trả lời chúng tôi là cả Công ty và các hộ dân vẫn chưa được cấp Giấy phép xây dựng cho các công trình trong dự án và cho rằng đây là nguyên nhân dẫn đến việc chưa thể làm được sổ đỏ cho người dân. Đây cũng là câu trả lời của đại diện HANHUD lặp đi lặp lại trong rất nhiều cuộc làm việc với bà con chúng tôi”, bà Cương nhấn mạnh.
Bà Lưu Thị Thiệp (số 236 Phan Trọng Tuệ, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội) – người dân mua nhà tại Dự án Khu nhà ở Mạ Kim trao đổi với phóng viên và cho biết: “Chúng tôi đã nộp đủ tiền, thậm chí khi Công ty yêu cầu chúng tôi phải đóng thêm kinh phí để di dời đường điện, chúng tôi cũng nghiêm túc thực hiện. Chúng tôi luôn tuân thủ pháp luật, hoàn thành đủ nghĩa vụ tài chính, thế nhưng hàng chục năm trôi qua, quyền lợi chính đáng của các hộ dân đang không được phía HANHUD đảm bảo.
Hiện tại, khu đất mà gia đình đang sử dụng ngày càng đông nhân khẩu. Trong khi sau nhiều năm thì nhà cửa của chúng tôi đã xuống cấp, phải tìm cách vá víu tạm bợ để tránh mưa gió những để có thể sửa chữa, xây dựng lại ở thời điểm bây giờ là rất khó khăn, nhất là khi các vướng mắc về thủ tục sổ đỏ còn chưa được tháo gỡ”, bà Thiệp chia sẻ.
Nói về tình cảnh khó khăn của những gia đình đã mua nhà tại Dự án, ông Nguyễn Tất Thông (Tổ 3, Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì, Hà Nội) - là người mua căn nhà số 2, dãy A khu Nhà ở Mạ Kim chia sẻ: “Chúng tôi vốn chỉ có mong muốn an cư, lạc nghiệp nhưng những khúc mắc trong việc làm sổ đỏ kéo dài hàng chục năm đã gây ra những vết thương lớn cả về vật chất và tinh thần cho người dân. Không có sổ đỏ, làm gì cũng vất vả, khó khăn, từ xây dựng, cải tạo nhà cửa, tách thửa, mua bán, thế chấp, sang nhượng… cho đến làm các thủ tục hành chính, nhập hộ khẩu, các điều kiện an sinh xã hội.
Gia đình chị Tưởng Hoàng Anh sống chen chúc với khoảng chục nhân khẩu.
Một số hộ dân mua nhà tại Khu nhà ở Mạ Kim có hoàn cảnh khó khăn. Cá biệt, có trường hợp gia đình mua nhà tại dự án, người mua nhà sau nhiều năm chờ đợi đến nay đã không còn, thế rồi thế hệ nối tiếp cũng đã qua đời trong lúc còn đang chờ đợi làm sổ đỏ. Đến nay, thế hệ con, cháu của họ lại tiếp tục chờ sổ đỏ và đang sinh sống trong điều kiện sinh hoạt tạm bợ, xuống cấp.
Vậy mà qua nhiều năm, qua các lần làm việc, đối thoại với HANHUD thì đến nay phía Công ty vẫn chưa hoàn thiện được hồ sơ pháp lý của Dự án, khiên người dân rất bức xúc”, ông Nguyễn Tất Thông chia sẻ.
Vướng mắc vì dự án không có Giấy phép xây dựng?
Công ty CP Kinh doanh Phát triển nhà và đô thị Hà Nội (HANHUD) - trước đây là Công ty Kinh doanh phát triển Nhà Thanh Trì trực thuộc UBND huyện Thanh Trì được UBND TP Hà Nội giao cho 1.422 m2 đất tại xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì để xây dựng nhà ở để bán theo Quyết định số 2537/QĐ-UB ngày 8/8/1996.
HANHUD sau đó đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính, hoàn thành dự án và bàn giao cho các hộ dân quản lý sử dụng từ năm 2004 theo quy hoạch được duyệt tại bản vẽ CGĐ do Viện Quy hoạch Xây dựng lập tháng 9/1995 và Văn phòng kiến trúc sư trưởng phê duyệt ngày 13/12/1996.
Phía HANHUD sau đó đã gửi hồ sơ hoàn công và các hồ sơ pháp lý liên quan cho Văn phòng Đăng ký đất đai để hoàn thiện các thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ dân.
Tuy nhiên, ngày 16/6/2019, Văn phòng Đăng ký đất đai TP đã có văn bản yêu cầu Công ty tiếp tục hoàn thiện hồ sơ do thiếu Giấy phép xây dựng nên không đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Tờ trình số tờ trình số 284/TTr-HANHUD gửi đến UBND TP Hà Nội, Sở TN&MT Hà Nội, Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội của phía HANHUD.
Vào ngày 26/9/2022, phía HANHUD đã có tờ trình số 284/TTr-HANHUD gửi đến UBND TP Hà Nội, Sở TN&MT Hà Nội, Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất tại Khu nhà ở Mạ Kim.
Tại văn bản này, HANHUD đã nhấn mạnh về nguyên nhân đến nay Dự án “vướng” ở vấn đề sổ đỏ. Theo đó, tồn tại duy nhất để có thể cấp Giấy chứng nhận cho các khách hàng mua nhà tại Khu nhà ở Mạ Kim là thiếu Giấy phép xây dựng của Dự án.
Cụ thể hơn, tại thời điểm xây dựng dự án (từ 1996 – 2004), có đường điện cao thế đi ngang qua dự án nên Văn phòng Kiến trúc sư trưởng có yêu cầu di chuyển đường điện trước khi cấp Giấy phép xây dựng.
Đến ngày 29/8/2011, Công ty Điện lực Thanh Trì mới hoàn thành công tác này. Do đó đến thời điểm hiện tại, HANHUD cũng như các hộ dân vẫn chưa được cấp Giấy phép xây dựng cho các công trình trong dự án.
Tại tờ trình nêu trên, HANHUD đã đề nghị UBND TP Hà Nội cho cơ chế tháo gỡ tồn tại trên của Dự án, đồng thời cho phép Sở TN&MT Hà Nội, Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội chỉ cần thẩm định các hồ sơ khác theo quy định (trừ Giấy phép xây dựng) để có thể cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất cho Dự án.
Được biết, vào ngày 30/5/2023, Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội đã ban hành văn bản số 6379/VPĐKĐĐ-KHTC gửi đến HANHUD, cho biết đã nhận được đơn kiến nghị của cư dân mua nhà tại Dự án Khu nhà ở Mạ Kim.
Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội nhấn mạnh, để có cơ sở cấp Giấy chứng nhận cho người mua nhà theo quy định, đề nghị HANHUD nộp 1 bộ hồ sơ pháp lý về Sở TN&MT Hà Nội để được hướng dẫn, thẩm định hồ sơ pháp lý cấp Giấy chứng nhận cho người mua nhà tại Dự án theo Quy định. Căn cứ vào kết quả thẩm định hồ sơ pháp lý của Dự án của Sở TN&MT, Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội sẽ tiếp nhận và giải quyết hồ sơ của người mua nhà theo quy định.
Vào ngày 14/7/2023, tại buổi làm việc giữa HANHUD (bên bán nhà ở) và đại diện khách hàng (bên mua nhà ở), lúc này phía HANHUD có bày tỏ mong muốn các hộ dân cùng với Công ty kiến nghị lên các cơ quan có thẩm quyền sớm tạo điều kiện cho Công ty hoàn thiện hồ sơ pháp lý của Dự án.
Dù vậy, cho đến nay việc hoàn thiện các thủ tục để cấp Giấy chứng nhận cho người mua nhà tại Dự án vẫn chưa có thêm tiến triển.
Hiện trạng một số căn nhà tại Dự án Khu nhà ở Mạ Kim theo ghi nhận của phóng viên vào thời điểm cuối tháng 10/2023.
Các hộ dân viết đơn khởi kiện HANHUD để đòi quyền lợi
Trong một diễn biến mới nhất, về phía những người dân mua nhà tại Dự án Khu nhà ở Mạ Kim, ông Nguyễn Tất Thông cho biết, sau rất nhiều chờ đợi và sự hứa hẹn từ phía Công ty, đến nay HANHUD vẫn chưa thể hoàn thiện hồ sơ pháp lý tại Dự án để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp sổ đỏ cho nhà đất đã mua của công ty. Do đó, ông và đại diện của một số hộ dân mua nhà tại Dự án đã có đơn khởi kiện gửi đến Tòa án Nhân dân huyện Thanh Trì, TP Hà Nội.
Nội dụng khởi kiện nói trên có yêu cầu tòa án giải quyết một số vấn đề với HANHUD, đó là buộc HANHUD phải hoàn thiện hồ sơ pháp lý tại Dự án để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp sổ đỏ theo quy định; bên cạnh đó, yêu cầu Công ty phải bồi thường thiệt hại về việc chậm làm hồ sơ pháp lý của dự án…
Pháp luật Plus sẽ tiếp tục thông tin khi sự việc có diễn biến mới nhất.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1057/QĐ-TTg ngày 30/9/2024 công nhận huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023.
Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ 1/8 nêu 7 trường hợp đất không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (sổ đỏ).
Luật Đất đai số 31/2024/QH15 quy định cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất mà không vi phạm pháp luật về đất đai, không thuộc trường hợp đất được giao không đúng thẩm quyền (Điều 138).
Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) đang dự thảo Thông tư quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và hồ sơ địa chính.
Theo kế hoạch, dự kiến dự án thành phần 3 cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu qua tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và đường 991B sẽ hoàn thành đưa vào khai thác dịp 30/4/2025.
Ngày 11/11, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Thuận đã công bố Quyết định chỉ định Phó Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Bình Thuận tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Bí thư Huyện ủy Phú Quý nhiệm kỳ 2020-2025.
Với số phiếu tín nhiệm tuyệt đối của 100% đại biểu có mặt, ông Nguyễn Đức Trung - Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An được Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Ban An toàn Giao thông (ATGT) tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (BR-VT) vừa kết thúc chiến dịch của kế hoạch số 248/KH-BATGT về triển khai cao điểm 45 ngày đêm kiểm tra và xử lý các vi phạm giao thông. Theo báo cáo, chiến dịch kéo dài từ ngày 12/9 đến hết ngày 27/10
Ngày 8/11, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Phạm Minh Thông cho biết đã có văn bản đề nghị Sở Nội vụ, các sở ngành, địa phương liên quan tập trung phương án sắp xếp bộ máy, bố trí cán bộ, công chức theo Đề án sắp xếp, thành lập đơn vị hành chính
Tối 9/11, Phòng phòng chống ma túy và tội phạm Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Bạc Liêu cho biết, đơn vị vừa phối hợp với Đồn Biên phòng Nhà Mát và Công an phường Nhà Mát (TP Bạc Liêu) bắt giữ đối tượng Lý Minh Tân phạm tội với hành vi tàng trữ trái phép.
Đại biểu Trần Văn Lâm (đoàn Bắc Giang) chỉ ra rằng, nhiều chính sách thu biểu hiện sự lạc hậu, bất cập nhưng chậm được xem xét, điều chỉnh, như thuế thu nhập cá nhân, thuế VAT.
Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM vừa ban hành Quy định 1269 về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Trong đó có nội dung mua tin phản ánh về hành vi này với mức phí tối đa 10 triệu đồng.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái ký Quyết định 1263/QĐ-TTg phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đến năm 2025.
Tối ngày 1/11, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - 11 Lê Hồng Phong, Hà Nội, Báo Pháp luật Việt Nam long trọng tổ chức Lễ tôn vinh 50 Gương sáng Pháp luật năm 2023.
Nhân dịp kết thúc Chương trình “Gương sáng pháp luật” lần thứ 2, TS.Vũ Hoài Nam - Trưởng Ban Tổ chức Chương trình bình chọn “Gương sáng pháp luật” Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam có Thư ngỏ gửi tới Quý bạn đọc.
Mặc dù chỉ có 16 công ty tài chính (CTTC) được cấp phép hoạt động nhưng hàng ngày người tiêu dùng vẫn bị bủa vây bởi điện thoại, các App cho vay núp bóng CTTC. Sự lập lờ này khiến cho các CTTC đang phải đổi mặt với rất nhiều khó khăn trong khi người có nhu cầu vay tiêu dùng rơi vào” bẫy” tín dụng “đen”…
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.