Mặc dù chỉ có 16 công ty tài chính (CTTC) được cấp phép hoạt động nhưng hàng ngày người tiêu dùng vẫn bị bủa vây bởi điện thoại, các App cho vay núp bóng CTTC. Sự lập lờ này khiến cho các CTTC đang phải đổi mặt với rất nhiều khó khăn trong khi người có nhu cầu vay tiêu dùng rơi vào” bẫy” tín dụng “đen”…
Công ty tài chính: Dư nợ giảm, nợ xấu tăng
Phát biểu tại Hội thảo "Gỡ khó cho vay tiêu dùng (CVTD) - đẩy lùi tín dụng đen (TDĐ)" do Hệ sinh thái Thông tin kinh tế VTVMoney, Trung tâm Sản xuất và Phát triển nội dung số - Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức ngày 31/10/2023, ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội ngân hàng (VNBA) cho biết, đến 31/8/2023, dư nợ cho vay phục vụ đời sống toàn hệ thống đạt hơn 2,6 triệu tỷ đồng, chiếm 21% tổng dư nợ nền kinh tế, tăng 0,35% so với 31/12/2022, nợ xấu chiếm tỷ lệ trên 4%.
Hoạt động cho vay tiêu dùng đang có tình trạng chững lại
Theo số liệu mới nhất của NHNN,mtính đến ngày 31/7/2023, dư nợ cho vay phục vụ đời sống đạt 2,6 triệu tỷ đồng, tăng 2,93% so với cuối năm 2022.
Nếu so sánh mức tăng trưởng bình quân 20%/năm trong 5 năm gần nhất, thì con số 2,93% của 7 tháng đầu năm nay là quá khiêm tốn. Thậm chí, đây cũng là mức khá nhỏ so với mức tăng trưởng 22% của cả năm 2022.
Trong đó, dư nợ cho vay phục vụ nhu cầu đời sống của 16 CTTC được Ngân hàng nhà nước (NHNN) cấp phép là gần 136 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng hơn 5% dư nợ cho cho vay phục vụ đời sống. Tuy nhiên, nợ xấu của các CTTC đến nay đã lên đến 8-10% cá biệt có công ty nợ xấu lên đến 20%, nhiều CTTC lâm vào tình trạng khó khăn, thậm chí thua lỗ do phải trích dự phòng rủi ro nợ xấu tăng cao.
Theo ông Lê Quốc Ninh, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Tài chính tiêu dùng (thuộc VNBA), tín dụng tiêu dùng đang trong giai đoạn khó khăn nhất trong vòng hơn 15 năm qua. Thống kê của Fiingroup cho biết, trong khi dư nợ CVTD của nhóm CTTC tính tới cuối tháng 6/2023 giảm 10,2% so với thời điểm cuối năm 2022, thì nợ xấu tăng từ mức 10,7% cuối 2022 lên 12,5% cuối tháng 6/2023. "Đây là con số rất đáng báo động. Đặc biệt, giá trị tích cực mà các CTTC hướng đến đang bị “pha loãng” bởi hàng trăm công ty TDĐ…".
Tín dụng “đen” có “đất diễn”…
Theo Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký VNBA Nguyễn Quốc Hùng, trong bối cảnh kinh tế khó khăn, các CTTC đã chấp hành nghiêm túc chỉ đạo của NHNN, tổ chức triển khai CVTD đối với những đối tượng dưới chuẩn để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tối thiểu của người lao động có thu nhập thấp nhằm hạn chế và từng bước đẩy lùi TDĐ, song đến nay hầu như các CTTC đều gặp rất nhiều khó khăn do nợ xấu ngày càng tăng cao.
Ngoài những yếu tố khách quan với khó khăn chung, theo ông Hùng còn có những yếu tố chủ quan và rất nguy hiểm mà chưa có chế tài xử lý. Đó là khách hàng cố tình không trả nợ, người trước khuyên người sau không trả nợ, thậm chí cán bộ CTTC đến đòi nợ hoặc nhắc nợ thì chống đối, tố cáo, vu khống cán bộ là dùng biện pháp manh động để đòi nợ... Một số đối tượng lợi dụng việc cơ quan quản lý trấn áp tội phạm TDĐ và cố tình quy kết các CTTC tiêu dùng được cấp phép là TDĐ nên không trả nợ và thành lập hội “bùng nợ” trên zalo, facebook … nhưng không bị xử lý.
"Thời gian qua, NHNN đã triển khai rất nhiều giải pháp tín dụng, cải cách thủ tục hành chính giúp người dân, doanh nghiệp tiếp cận vốn dễ dàng hơn. Để tạo thuận lợi hơn nữa trong việc tiếp cận vốn cho người dân, thời gian tới, NHNN sẽ tiếp tục triển khai các giải pháp mở rộng tín dụng, khuyến khích các tổ chức tín dụng tăng cường các biện pháp xác thực khách hàng vay vốn để tránh rủi ro và thu hồi nợ tốt hơn..."
Bà Phạm Thị Thanh Tùng, Phó vụ trưởng Vụ tín dụng các ngành kinh tế, NHNN
Thực trạng đó dẫn đến nợ xấu của các CTTC tăng cao, chất lượng tài sản tại các CTTC sụt giảm, cán bộ thu hồi nợ nghỉ việc, các CTTC phải siết chặt điều kiện cho vay hơn, đẩy mức lãi suất cho vay tăng cao, các CTTC không thể tiếp tục mở rộng cho vay. Người dân có thu nhập thấp, có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp cận được vốn vay từ CTTC… Hệ quả là TDĐ bắt đầu trỗi dậy, mặc dù các cơ quan quản lý tích cực triệt phá nhiều ổ nhóm TDĐ song diễn biến còn rất phức tạp dưới nhiều hình thức tinh vi, nhất là trên môi trường mạng…
Đáng ngại là tình trạng TDĐ "núp bóng" CVTD, thậm chí mạo danh ngân hàng, CTTC... khiến người vay không phân biệt được đâu là CTTC được cấp phép chính thống, đâu là TDĐ. Cũng có hiện tượng một số khách hàng nhân lúc CTTC bị kiểm tra để tẩy chay, chây ỳ trả nợ, thậm chí lan truyền xúi giục nhiều người khác cùng "bùng" nợ trên mạng xã hội, khiến thị trường CVTD bị méo mó.
Cần hành lang pháp lý hoàn chỉnh
Theo đại diện VNBA, để các CTTC tiêu dùng vững tâm hoạt động, tiếp tục cho vay, mở rộng mạng lưới và qui mô hoạt động đến khu vực nông thôn vùng sâu vùng xa, nhằm góp phần hạn chế TDĐ và thực hiện chiến lược tài chính toàn diện quốc gia, việc nghiên cứu để tìm ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các CTTC là hết sức cần thiết…
Về hành lang pháp lý đối với Cho vay tiêu dùng, Luật sư Nguyễn Thế Truyền, Giám đốc Công ty Luật Hợp danh Thiên Thanh cho rằng, pháp luật Việt Nam đã có nhưng chưa đủ, chưa áp dụng được vào thực tế. Gần như 16 CTTC chưa sử dụng toà án để giải quyết vấn đề thu hồi nợ. Bởi lẽ, nợ CVTD rất nhỏ, trong khi chi phí và thời gian cho một phiên toà giải quyết tranh chấp nợ lại vô cùng lớn.
Với thực tế thu hồi nợ thời gian qua, Luật sư Nguyễn Thế Truyền đề nghị cần xem xét lại dịch vụ đòi nợ chuyên nghiệp dù đã bị cấm trong Luật Đầu tư.
Ngoài việc trông chờ sự tiếp sức bằng hành lang pháp lý hoàn chỉnh, luật sư Nguyễn Thế Truyền cũng cho rằng,các CTTC cũng cần phải tự tìm cách gỡ khó trong tình hình hiện nay, đặc biệt vấn đề về lãi suất.
Làm rõ hơn về vấn đề lãi suất, TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng BIDV, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - tiền tệ Quốc gia cho rằng, đang có sự không đồng bộ trong các quy định về lãi suất giữa các luật.
Cụ thể, Bộ Luật dân sự quy định lãi suất không vượt quá 20%/năm, còn luật chuyên ngành đang được quy định bằng cụm từ “theo thoả thuận”. Do có độ chênh nên gần như cơ quan Công an đang tạm hiểu rằng lãi suất cứ trên 20% là vi phạm pháp luật dân sự.
“Điều này cũng khiến người dân đánh đồng 16 CTTC được Ngân hàng Nhà nước cấp phép với các đơn vị khác đang tồn tại…” - Chuyên gia này nhận định.
Ông cũng khẳng định, trần lãi suất đang hạn chế việc tiếp cận tín dụng. “Giải quyết vấn đề, cần có luật cho các tổ chức tín dụng phi ngân hàng theo thông lệ quốc tế, trong đó áp dụng ngưỡng nợ xấu và trần lãi suất riêng cho nhóm này” - TS. Cấn Văn Lực đề nghị.
Với vai trò là chủ tịch UBND thị trấn Cốc Pài, Nguyễn Anh Tuấn đã chỉ đạo thực hiện sử dụng nguồn vốn sai mục đích gây thiệt hại đến ngân sách Nhà nước.
Rừng giá tỵ ở Đồng Nai trải dài trên địa bàn hai huyện Tân Phú và Định Quán. Rừng có hàng ngàn cây với tuổi đời hàng chục năm. Đây là khu rừng cổ thụ lớn ở Việt Nam với diện tích hàng trăm hecta.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) Thành phố Hà Nội tháng 11/2024 giảm 0,05% so với tháng trước. Bình quân 11 tháng năm 2024, CPI tăng 4,37% so với bình quân cùng kỳ.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 5/12, Bắc Bộ có mưa vài nơi, sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác. Nhiệt độ cao nhất từ 24 - 27 độ C.
Cuối năm là thời điểm nhu cầu tiêu dùng, vay vốn làm ăn của người dân tăng cao. Đây cũng là thời điểm mà các đối tượng “tín dụng đen” lợi dụng, tung các chiêu trò dụ dỗ người dân với phương thức mới, đó là chuyển sang cho vay thông qua các phần mềm, ứng d
Đại biểu Trần Văn Lâm (đoàn Bắc Giang) chỉ ra rằng, nhiều chính sách thu biểu hiện sự lạc hậu, bất cập nhưng chậm được xem xét, điều chỉnh, như thuế thu nhập cá nhân, thuế VAT.
Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM vừa ban hành Quy định 1269 về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Trong đó có nội dung mua tin phản ánh về hành vi này với mức phí tối đa 10 triệu đồng.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái ký Quyết định 1263/QĐ-TTg phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đến năm 2025.
Tối ngày 1/11, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - 11 Lê Hồng Phong, Hà Nội, Báo Pháp luật Việt Nam long trọng tổ chức Lễ tôn vinh 50 Gương sáng Pháp luật năm 2023.
Nhân dịp kết thúc Chương trình “Gương sáng pháp luật” lần thứ 2, TS.Vũ Hoài Nam - Trưởng Ban Tổ chức Chương trình bình chọn “Gương sáng pháp luật” Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam có Thư ngỏ gửi tới Quý bạn đọc.
Nhiều năm trôi qua, các hộ dân mua nhà ở Dự án Khu nhà ở Mạ Kim vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), mà nguyên nhân đến từ những vướng mắc trong thủ tục pháp lý.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.