Góp ý vào dự thảo các văn kiện trình Đại hội Đảng lần thứ 13, Tuần Việt Nam ghi lại quan điểm của TS Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương
Dự thảo Báo cáo tổng kết thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011-2020, xây dựng Chiến lược 2021-2030 nhận định, những hạn chế, yếu kém trong nền kinh tế trong thập kỷ qua có nguyên nhân chủ quan là chủ yếu.
Trong đó đáng kể là nhận thức về kinh tế thị trường định hướng XHCN ở một số nội dung còn chưa thực sự sâu sắc, thống nhất, nhất là vấn đề quan hệ giữa Nhà nước và thị trường, sở hữu đất đai, phân bổ nguồn lực, mối quan hệ giữa tăng trưởng nhanh và bền vững, vai trò của doanh nghiệp nhà nước, kinh tế tập thể, hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân... Thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN chưa đầy đủ, hiện đại, hội nhập, chưa theo kịp yêu cầu phát triển. Công tác chỉ đạo, điều hành trên một số lĩnh vực còn hạn chế, phản ứng chính sách còn chậm, chưa tạo được động lực mạnh mẽ để thúc đẩy phát triển.
Tiêu chuẩn của nền kinh tế thị trường hiện đại và đầy đủ
Để đánh giá về vấn đề này, trước hết cần thống nhất quan điểm về các tiêu chuẩn của kinh tế thị trường hiện đại và đầy đủ, đồng thời phải xác định được nền kinh tế của Việt Nam chưa hiện đại ở lĩnh vực nào, đâu là những ách tắc để làm nền kinh tế trở nên hiện đại.
Kinh tế thị trường hiện đại là nền kinh tế trong đó Nhà nước và thị trường thực hiện hợp lý, nhuần nhuyễn vai trò, chức năng và nhiệm vụ của mình, kết hợp và bổ sung cho nhau. Một số đặc trưng chủ yếu của nền kinh tế thị trường hiện đại có thể kể đến như có chế độ sở hữu tài sản và quyền sở hữu tài sản rõ ràng, minh định; chủ sở hữu là thể nhân, pháp nhân; mỗi tài sản đều có chủ và chủ sở hữu cụ thể dù thuộc công hữu hay tư hữu; các chủ sở hữu có đầy đủ các quyền sở hữu.
Trong nền kinh tế này, các chủ thể thị trường độc lập về pháp lý, được tự do quyết định sản xuất cái gì, bao nhiêu, như thế nào, cho ai; họ tự do thỏa thuận hợp đồng, tự quyết định giá và trao đổi theo cung cầu thị trường.
Hy vọng tới đây, chúng ta sẽ kết thúc quá trình chuyển đổi, để Việt Nam có một nền kinh tế thị trường hiện đại chứ không phải là một nền kinh tế thị trường chuyển đổi kéo dài
Tự do kinh doanh và cạnh tranh thị trường là các yếu tố cơ bản chi phối phân bổ các nguồn lực, chi phối sự lựa chọn của các chủ thể thị trường; quyết định người thắng cuộc và đào thải những doanh nghiệp, cá nhân không đủ năng lực cạnh tranh. Nói cách khác, Nhà nước can thiệp vào nền kinh tế không trái với nguyên tắc thị trường, mà phải thuận theo thị trường.
Trên thế giới không bao giờ có thị trường hoàn hảo, nhưng can thiệp của Nhà nước phải hướng đến sự hoàn hảo của thị trường, khắc phục, sửa chữa các khiếm khuyết của thị trường. Cần thẳng thắn nhìn nhận, sau gần 35 năm Đổi mới, con đường chuyển sang kinh tế thị trường của Việt Nam vẫn còn dang dở.
Hy vọng tới đây, chúng ta sẽ kết thúc quá trình chuyển đổi, để Việt Nam có một nền kinh tế thị trường hiện đại chứ không phải là một nền kinh tế thị trường chuyển đổi kéo dài.
Nhà nước vì dân phục vụ nhiều hơn
Liên quan đến kinh tế thị trường định hướng XHCN, đó là nền kinh tế thị trường hiện đại, trong đó định hướng XHCN là việc Nhà nước XHCN làm nhiều hơn và thực hiện tốt hơn các chức năng xã hội của mình. Trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, vế Nhà nước nên nhiều hơn một chút, nhưng không nhiều quá.
Chẳng hạn, Nhà nước tạo nhiều hơn cơ hội phát triển cho người dân; đảm bảo công bằng hơn cho tiếp cận cơ hội phát triển, nhất là đối với nhóm người yếu thế trong xã hội. Nhà nước thực hiện chiến lược tăng trưởng toàn diện, chia sẻ công bằng lợi ích phát triển cho các nhóm dân cư, các vùng kinh tế.
Chúng ta đã chọn đột phá thể chế rất mạnh mẽ, với trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh
Nhà nước đầu tư phát triển vào các vùng, lĩnh vực mà kinh tế tư nhân không làm, hoặc không làm được; Nhà nước không đầu tư kinh doanh, đơn thuần tìm kiếm lợi nhuận. Nhà nước chi tiêu nhiều hơn cho phát triển giáo dục, y tế, chăm sóc sức khoẻ của người dân và an sinh xã hội; Nhà nước vì dân phục vụ nhiều hơn; Nhà nước vì dân nhiều hơn so với các nền kinh tế thị trường khác.
Việt Nam vẫn thuộc nhóm dưới
Để đánh giá về mức độ thị trường trong nền kinh tế, thế giới đang áp dụng Bộ chỉ số về tự do kinh tế (IEF) của Quỹ Di sản, theo đó có 12 chỉ số như quyền sở hữu, hiệu lực tư pháp, tính liêm chính của Chính phủ, gánh nặng thuế, chi tiêu chính phủ, sức khỏe tài chính, tự do kinh doanh, tự do lao động, tự do tiền tệ, tự do thương mại, tự do đầu tư, tự do tài chính.
Bên cạnh đó còn có Chỉ số quản trị nhà nước của Ngân hàng Thế giới đo lường hiệu lực quản lý nhà nước. Trong nền kinh tế thị trường, vai trò của Nhà nước và thị trường không thể tách rời nhau, đối nghịch nhau, mà bổ sung cho nhau. Một nền kinh tế có điểm số tốt ở cả 2 bộ chỉ số này là một nền kinh tế thị trường hiệu quả.
Nền kinh tế Việt Nam đều chưa đạt được thứ hạng tốt ở cả hai bộ chỉ số. Chỉ số tự do kinh tế chỉ đạt mức trung bình 51-53/100 nhiều năm và không vượt lên được. Chỉ số quản trị nhà nước, Việt Nam cũng chỉ khoảng 200 điểm trên tổng số 600 điểm.
Trong các bảng xếp hạng này, nền kinh tế Việt Nam vẫn thuộc nhóm dưới so với các nền kinh tế khác, thể hiện cả Nhà nước và thị trường đều chưa thể hiện đúng vai trò trong nền kinh tế thị trường.
Trước mắt cũng như lâu dài, cải cách phải từ Nhà nước vì những khó khăn trong chuyển đổi sang kinh tế thị trường của Việt Nam hiện tại không nằm ở vế thị trường, mà nằm ở phía Nhà nước.
Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, vai trò của Nhà nước là ổn định kinh tế vĩ mô; thiết lập khung pháp luật và bộ máy thực thi để thị trường hoạt động tốt; khắc phục khiếm khuyết, thất bại của thị trường và đảm bảo bình đẳng về cơ hội phát triển cho mọi người.
Trong kinh tế thị trường định hướng XHCN, Nhà nước XHCN phải làm nhiều hơn và thực hiện tốt hơn các chức năng xã hội của mình. Có thể nói, khác biệt của kinh tế thị trường hiện đại và kinh tế thị trường định hướng XHCN ở chính vai trò nhà nước nhiều hơn, tốt hơn trong phát triển và giải quyết các vấn đề xã hội.
Thay đổi tư duy để tiến đến kinh tế thị trường
Cần làm rõ là khi chuyển sang kinh tế thị trường thì cần phát triển những thị trường, các nhân tố sản xuất, khu vực tư nhân và những thiết chế bảo vệ tài sản, sở hữu của doanh nghiệp, người dân. Đây nên là một điểm đột phá trong cải cách, tái cơ cấu kinh tế của giai đoạn tới. Đây cũng là những điểm quan trọng để quyết định Việt Nam có thực sự chuyển sang kinh tế thị trường hay vẫn dang dở ở trạng thái của một nền kinh tế đang chuyển đổi.
Chúng ta đã chọn đột phá thể chế rất mạnh mẽ, với trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh. Thực tế là Việt Nam đã có những bước thăng hạng đáng kể trên các bảng xếp hạng về môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh toàn cầu. Tuy nhiên, cải cách thủ tục hành chính chỉ là phần ngọn của vấn đề. Bản chất để đột phá cải cách thể chế là nội dung của các quy định, của hệ thống văn bản pháp luật. Chúng ta luôn nói đến đột phá nhưng chưa đột phá được nhiều. Có lẽ, có các nguyên nhân như chưa chọn đúng điểm, đúng chỗ; chưa có công cụ phù hợp; nhân lực chưa đủ năng lực thực hiện.
Các thị trường nhân tố sản xuất không thể hình thành và hoạt động tốt nếu Nhà nước không thay đổi vai trò và chức năng. Nếu Nhà nước sở hữu và kiểm soát, xin - cho còn kéo dài thì thị trường sẽ méo mó, không thể vận hành đúng quy luật được.
Thực tiễn cho thấy, việc chọn khâu đột phá, công cụ và con người đủ năng lực đã khó nhưng tìm ra động lực, tạo ra áp lực để thực hiện các thị trường nhân tố sản xuất còn khó hơn. Tuy nhiên, cách tốt nhất để tự soi mình, cũng là cách để tạo động lực, áp lực cho sự thay đổi của chính mình là tham gia các bảng xếp hạng với các nền kinh tế trên toàn cầu.
Khi chúng ta tuyên bố với thế giới là đang chuyển sang kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập, đầy đủ, thì chúng ta phải thể hiện nỗ lực của mình, phải vươn lên các thứ bậc cao hơn, chứ không thể cứ ở mức trung bình, trung bình thấp như hiện tại.
Bộ Nội vụ vừa hoàn tất dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cùng tờ trình kèm theo để chuyển Bộ Tư pháp thẩm định.
Tỉnh Hải Dương vừa quyết định tạm dừng một số dự án sử dụng vốn ngân sách, trong đó có dự án xây dựng khu hành chính tập trung vốn đầu tư 1.550 tỷ đồng.
Chiều 11/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Ban Thường vụ Đảng Chính phủ đã họp về Đề án sắp xếp tổ chức lại hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Thủ tướng yêu cầu Thành lập ngay tổ phản ứng nhanh sau khi Hoa Kỳ công bố áp thuế đối ứng với hàng hóa Việt Nam lên 46%, Tổ phản ứng do Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đứng đầu.
Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng (Cục C10 - Bộ Công an) đã tổ chức sinh hoạt chính trị và hoạt động xã hội tình nghĩa năm 2025 tại Kiên Giang với nhiều hoạt động như: Thăm và tặng quà cho 02 Mẹ Việt Nam Anh hùng,
Trong khuôn khổ Chương trình sự kiện “Cà Mau - Điểm đến năm 2025", ngày 3/4, tại Đền thờ Lạc Long Quân tại Khu du lịch Mũi Cà Mau (xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh phối hợp với UBND huyện Ngọc Hiển long trọng
Giải leo núi "Bước chân trên mây" lần thứ II chính thức khởi tranh từ ngày 11-13/4/2025 với sự góp mặt của hơn 100 vận động viên là các nhà báo, phóng viên thuộc các cơ quan thông tấn báo chí trong cả nước.
Lãnh đạo Công an tỉnh Quảng Bình cho biết, cơ quan chức năng đã ban hành quyết định khởi tố 22 bị can trong vụ án liên quan đến Công ty Cây xanh Công Minh.
Lãnh đạo Công an tỉnh Quảng Bình cho biết, cơ quan chức năng đã ban hành quyết định khởi tố 22 bị can trong vụ án liên quan đến Công ty Cây xanh Công Minh.
Ngày 2/4, Công an tỉnh Bắc Kạn cho biết, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao vừa làm rõ đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên Facebook.
Sau vài lần đầu tư có lãi, người phụ nữ tiếp tục dồn tiền đầu tư với số tiền lớn, tuy nhiên khi số tiền lên đến gần 20 tỷ thì không thể rút, người phụ nữ mới biết mình bị lừa.
Ngày 2/4, Công an tỉnh Bình Phước tổ chức khám nghiệm, điều tra, làm rõ vụ án mạng xảy ra tại xã Lộc Thuận, huyện Lộc Ninh, khiến một người chết, một người bị thương.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội đang truy nã Nguyễn Ngọc Cảnh về tội Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy và Xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt.
Công an tỉnh Lào Cai vừa đấu tranh triệt phá thành công một đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất độc xyanua và tàng trữ trái phép vật liệu nổ với số lượng lớn, tạm giữ 47 đối tượng liên quan.
Do mâu thuẫn cá nhân, nhóm thanh thiếu niên tại xã Bình Minh (Vĩnh Thuận – Kiên Giang) gồm 10 người đã sử dụng 3 dao tự chế (loại dao phóng lợn) để giải quyết.
Ngày 2/4, thông tin từ lãnh đạo UBND xã Quý Hòa (huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình) xác nhận, lực lượng chức năng đã bắt giữ anh chồng dùng gậy sắt đánh em dâu tử vong.
Gần 1 tháng nay trên tuyến tỉnh lộ 337 và Quốc lộ 279 đoạn từ xã Thống Nhất đến cảng Làng Khánh (TP Hạ Long), thường xuyên xuất hiện hàng chục xe tải lớn chở đất chạy rầm rập suốt ngày đêm, cuốn theo bụi mù mịt.
Chiều 17/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.