Văn kiện của Đại hội Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ XI đã xác định phát triển du lịch là một trong những nhiệm vụ đột phá, để khai thác tiềm năng du lịch hiệu quả sớm đưa du lịch tỉnh trở thành ngành kinh tế quan trọng cũng là một thách thức với tỉnh này.
Sự phát triển của du lịch Đồng Nai trong những năm qua đã góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh, tuy nhiên hiệu quả mang lại dường như chưa tương xứng với tiềm năng
Lợi thế đặc trưng
Đến nay, tỉnh Đồng Nai có 24 khu, điểm du lịch gồm nhiều loại hình du lịch như: Sinh thái, tham quan, thể thao, văn hóa, cộng đồng; 129 cơ sở lưu trú du lịch với tổng số gần 4000 phòng, 16 doanh nghiệp lữ hành nội địa, 05 doanh nghiệp lữ hành quốc tế và 05 chi nhánh, văn phòng đại diện của các doanh nghiệp lữ hành quốc tế tại TPHCM…Tốc độ tăng trưởng bình quân lượt khách giai đoạn 2015-2019 đạt 10,5%/năm và doanh thu du lịch đạt 14,6%/năm. Đến năm 2019, du lịch Đồng Nai đón được khoảng 4,4 triệu lượt khách, doanh thu dịch vụ du lịch khoảng 1607 tỷ đồng.
Đồng Nai là một trong những tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế đứng đầu cả nước. Bên cạnh đó, quá trình phát triển lịch sử - văn hóa đã tạo cho vùng đất này những tiềm năng phát triển du lịch.
Tài nguyên du lịch tự nhiên của Đồng Nai khá phong phú, đa dạng. Tuy không có biển, nhưng tỉnh có rừng, sông, hồ, núi, đặc biệt là Vườn quốc gia Cát Tiên - Khu dự trữ sinh quyển thế giới. Sông Đồng Nai là một dòng sông đẹp và dài nhất vùng Đông Nam bộ, hồ Trị An rộng lớn...
Trong hơn 320 năm hình thành và phát triển vùng đất Biên Hòa - Đồng Nai với nhiều dấu ấn đậm nét của phương Nam… đã tạo nên những di tích lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng, kiến trúc, địa danh lịch sử nổi tiếng. Đến nay tỉnh đã có 57 di tích cấp tỉnh và cấp quốc gia (trong đó 02 di tích quốc gia đặc biệt) và khoảng 1500 di tích phổ thông khác.
Chưa kể, Đồng Nai nằm ở vị trí cửa ngõ Đông Nam bộ, với nhiều tuyến giao thông huyết mạch chạy qua. Hiện tại, nhiều dự án hạ tầng với quy mô lớn của quốc gia đang hiện trên địa bàn tỉnh Đồng Nai sẽ góp phần thúc đẩy các hoạt động du lịch trong tương lai.
Để khai thác những tiềm năng, lợi thế trên, trong những năm qua tỉnh Đồng Nai chú trọng đầu tư hạ tầng, đặc biệt là các tuyến giao thông kết nối các khu du lịch. Công tác cải cách hành chính, quy hoạch, mời gọi đầu tư, chính sách đồng hành cùng doanh nghiệp... cũng được quan tâm. Đồng thời, hoạt động quảng bá xúc tiến du lịch, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch, liên kết, hợp tác phát triển du lịch với các địa phương trong vùng Đông Nam bộ cũng được tăng cường.
Du lịch đã góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhất định trong thời gian qua, tạo cho trên 3700 lao động trực tiếp, Đồng thời, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân địa phương và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Các hoạt động gắn với du lịch cộng đồng và sản phẩm nông nghiệp đặc trưng tạo thu nhập trực tiếp và bước đầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương theo hướng dịch vụ và phát triển bền vững.
Tsunami Bay - Công viên nước tại Khu du lịch sinh thái Sơn Tiên
Đánh thức tiềm năng
Điểm qua một số dự án lớn đang triển khai dự kiến đầu năm 2021 để thấy sự nỗ lực của Đồng Nai trong chiến lược phát triển du lịch.
Đầu tiên phải kể đến Dự án khu du lịch Sơn Tiên giai đoạn 1 (quy mô gần 180 ha), công suất phục vụ khoảng 2 triệu lượt khách/năm. Sơn Tiên được đánh giá một khu du lịch đẳng cấp và mang tầm cỡ quốc tế với các tổ hợp công viên nước, công viên chuyên đề và quần thể văn hóa, tâm linh, khu nghỉ dưỡng. Tiếp theo, dự án tuyến du lịch đường sông, vốn đầu tư dự kiến trên 1000 tỷ đồng; dự án du lịch sinh thái tại hồ Trị An, vốn đầu tư dự kiến khoảng 1300 tỷ đồng; dự án du lịch sinh thái Thác Mai – Bàu nước sôi, vốn đầu tư dự kiến 1500 tỷ đồng; dự án Safari (Vườn Xoài), vốn đầu tư trên 1000 tỷ đồng.. đang được nhiều nhà đầu tư quan tâm để triển khai dự án.
Khu du lịch Suối Cao.
Đây là những dự án quan trọng để góp phần phát triển sản phẩm đặc trưng của du lịch Đồng Nai trong những năm tiếp theo, tạo điều kiện cho du lịch phát triển đột phá, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Bên cạnh những kết quả đạt được, ngành du lịch Đồng Nai nhìn chung phát triển chưa xứng tiềm năng. Các dịch vụ vui chơi giải trí hiện có tại các khu, điểm du lịch chưa phong phú và tính hấp dẫn chưa cao. Đồng thời, một số dự án (Thác Mai - Bàu nước sôi, tuyến du lịch sông Đồng Nai, tuyến đường ven hồ Trị An, Đảo Ó - Đảo Đồng Trường, danh thắng quốc gia núi Chứa Chan…) là những dự án du lịch quan trọng để tạo sự đột phá cho du lịch Đồng Nai, mặc dù được UBND tỉnh quan tâm vẫn gặp những vướng mắc về quy hoạch. Điều này khiến các nhà đầu tư gặp khó khăn khi thực hiện các thủ tục đầu tư.
Mặt khác, sản phẩm du lịch hiện có của Đồng Nai chủ yếu là phục vụ khách nội địa, chưa hình thành nhiều các sản phẩm đặc trưng và chất lượng cao hướng tới thị trường khách quốc tế. Các doanh nghiệp lữ hành chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, năng lực cạnh tranh thấp. Việc phát huy giá trị của các di tích lịch sử, văn hóa với du lịch chưa nhiều, chủ yếu là các di tích danh lam thắng cảnh được các thành phần kinh tế đầu tư phát triển, điều này khiến các di tích lịch sử văn hóa thu hút khách hạn chế.
Nâng chất ngành du lịch
Một kế hoạch quy mô (Kế hoạch số 118-KH/TU) năm 2017 của Tỉnh ủy nhằm phát triển du lịch và đưa du lịch Đồng Nai thành ngành kinh tế quan trọng đã được khởi động hơn 3 năm qua. Đây cũng là thực hiện theo Nghị quyết số 08-NQ/TW năm 2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Một trong nhiều giải pháp trọng tâm mà tỉnh Đồng Nai sẽ thực hiện theo Kế hoạch 118-KH/TU được sự quan tâm của dư luận nhất, đó là phát triển sản phẩm đặc trưng và đa dạng hóa sản phẩm du lịch. Đây chính là thế mạnh về du lịch của Đồng Nai: du lịch sinh thái. Vì vậy, sẽ tập trung xây dựng loại hình du lịch này là thương hiệu của du lịch Đồng Nai, trong đó tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch hiện có và phát triển sản phẩm du lịch mới tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai, Vườn quốc gia Cát Tiên, Thác Mai - Bàu Nước sôi, núi Chứa Chan, du lịch sông Đồng Nai và các địa bàn có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái trở thành các khu (điểm) du lịch trọng điểm có sức hấp dẫn và có sức cạnh tranh cao để tạo thương hiệu cho du lịch Đồng Nai. Bên cạnh đó, tỉnh cũng phát triển nhiều loại hình du lịch khác mà Đồng Nai có điều kiện và tiềm năng (du lịch tâm linh; du lịch thể thao; du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo; du lịch cộng đồng; tham quan...) nhằm đa dạng các loại hình dịch vụ vui chơi giải trí đáp ứng nhu cầu của du khách.
Khu sinh thái Giang Điền.
Một giải pháp quan trọng không kém nữa là phải huy động các nguồn lực đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. Đó là tạo môi trường đầu tư ổn định, thông thoáng, bình đẳng; tích cực giải quyết những khó khăn, vướng mắc cho nhà đầu tư, tạo động lực cho các doanh nghiệp triển khai dự án và thu hút đầu tư. Một điểm không thể không nhắc đến cần triển khai đầu tư các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm qua địa bàn tỉnh như các tuyến cao tốc, cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Đến nay, tỉnh Đồng Nai đã thu hút được nhiều doanh nghiệp đầu tư du lịch. Nổi bật các dự án như: Khu du lịch Suối Mơ - Tân Phú (vốn đầu tư khoảng 300 tỷ đồng), hệ thống cáp treo tại danh thắng quốc gia núi Chứa Chan –Xuân Lộc (vốn đầu tư gần 300 tỷ đồng), Resort Cát Tiên Jungle Logde - Tân Phú (vốn đầu tư khoảng 50 tỷ đồng), Khách sạn Central Park, đạt tiêu chuẩn 5 sao (vốn đầu tư khoảng 550 tỷ đồng), Resort Cát Tiên Orchard Home (Tân Phú) đạt tiêu chuẩn 3 sao.
Đồng thời, các khu, điểm du lịch hiện hữu cũng đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng để đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, sản phẩm và dịch vụ du lịch như: Khu du lịch Bửu Long, Khu du lịch Vườn Xoài, khu du lịch Đảo Ó - Đảo Đồng trường, đã góp phần đáng kể vào nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ du lịch để thu hút khách.
Chỉ trong 3 ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương (ngày 5-7/4/2025), tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã đón hơn 231.000 lượt khách, mang về doanh thu du lịch hơn 224 tỷ đồng.
Trong ba ngày nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 2025 (từ 5–7/4), ngành du lịch tỉnh Bình Thuận ghi nhận không khí sôi động với khoảng 85.000 lượt khách đến tham quan, lưu trú, trong đó có khoảng 3.500 lượt khách quốc tế. Tổng doanh thu toàn ngành ước đạt khoảng 237 tỷ đồng.
Khách quốc tế đến Hà Nội trong tháng 3/2025 ước đạt 515 nghìn lượt người, tăng 24,7%. Tính chung quý I/2025, khách quốc tế đạt 1.321 nghìn lượt người, tăng 17,3% so với cùng kỳ.
Ngày nay, những giá trị lịch sử, văn hóa, phẩm chất nổi bật của con người vùng đất thiêng Hoa Lư (Ninh Bình) vẫn luôn được gìn giữ, lan toả, rộng mở và tiếp biến không ngừng, trở thành giá trị đặc trưng, là động lực, lợi thế cạnh tranh để tỉnh Ninh Bình vươn lên mạnh mẽ, hướng tới một thành phố toàn cầu trên nền tảng Đô thị di sản thiên niên kỷ mang đậm bản sắc Việt.
Đại diện UBND phường Đông Ngạc đã cung cấp cho gia đình bà Khanh các giấy tờ: Phiếu điều tra nguồn gốc đất, 3 trích lục sao sổ mục kê kèm theo 3 bản đồ địa chính các năm: 1960, 1987 và 1994.
Đến nay đã có khoảng 50 quốc gia đề nghị được đàm phán với Mỹ, song Việt Nam là một trong những nước có phản ứng sớm nhất và là nước đầu tiên có trao đổi trực tiếp của lãnh đạo cấp cao nhất.
Trong quá trình đào giếng, 3 người ở phía dưới bị đất đá đổ sập, vùi lấp, lực lượng chức năng ở Nghệ An nỗ lực đào bớt, tìm kiếm nhưng cả 3 đã tử vong.
Liên quan đến nữ giáo viên tại Tuyên Quang bị một nhóm học sinh có hành vi thiếu chuẩn mực, Bộ GD&ĐT yêu cầu xử lý nghiêm khắc theo đúng mức độ vi phạm đối với các cá nhân và tập thể có liên quan.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 1300/CĐ-TTg ngày 5/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024.
Bảo đảm an sinh xã hội (ASXH), chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh của công dân là một trong những điểm nhấn được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu ra tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết 42-NQ/TW của TW8, khóa XIII. Đó là một trong những thành tựu sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của TW15, khóa XI.
Bộ Giao thông vận tải, vừa ban hành Thông tư số 34/2023/TT-BGTVT điều chỉnh khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2024.
Sáng nay, ngày 5/12, Kỳ họp thường lệ cuối năm (Kỳ họp thứ 14) HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc. Theo dự kiến, kỳ họp diễn ra từ ngày 5 đến 8/12 để xem xét, thông qua 67 nội dung gồm 25 báo cáo và 42 nội dung ban hành nghị quyết.
Gần 1 tháng nay trên tuyến tỉnh lộ 337 và Quốc lộ 279 đoạn từ xã Thống Nhất đến cảng Làng Khánh (TP Hạ Long), thường xuyên xuất hiện hàng chục xe tải lớn chở đất chạy rầm rập suốt ngày đêm, cuốn theo bụi mù mịt.
Chiều 17/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.